x 100% Tổng tài sản
2.2.1. Thu số liệu thập
Khi phân tích tình hình tài chính, tài liệu được sử dụng là các báo cáo tài chính, mà chủ yếu là bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tình hình cụ thể tại doanh nghiệp.
* Ý nghĩa:
Báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát nhất về tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.
Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự toán trong tương lai.
Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chính về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính. Do vậy, việc tuân thủ chế độ của báo cáo tài chính là yêu cầu cơ bản trong công tác chỉ đạo, tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp.
2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán ( Balance Sheet):
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn được trình bày dưới dạng một phía hoặc hai phía.
Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh
nghiệp. Về mặt kinh tế, các số liệu ở phần tài sản phản ánh được quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh tức là nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, qua việc xem xét nguồn vốn, người sử dụng thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính hoặc khả năng thanh toán và cơ cấu của doanh nghiệp.
2.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement):
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm 3 phần: Phần 1: Báo cáo lỗ lãi.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
Phần 3: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Ngoài bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cũng cần tham khảo một số tài liệu khác như: thuyết minh báo cáo tài chính, hay những thông tin khai thác được từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.