II. Yếu tố bên trong 1/
nghiệp Xi măng Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam
2.2.1.1 Sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô
Theo Arrold ( 1989, trang 368) thì “Các yếu tố kinh tế vĩ mô là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tác động lớn đến sự phát triển lâu dài của bất kỳ tổ chức nào”. Vì vậy, việc phân tích và đánh giá ảnh hưởng của nó là một công việc cần thiết và quan trọng khi xây dựng chiến lược phát triển VICEM.
Sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, theo tác giả, trên các khía cạnh sau:
- Trên thực tế, mức tăng trưởng GDP luôn làm tăng tổng mức đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy ngành xây dựng phát triển và qua đó làm tăng trưởng nhu cầu xi măng. Cụ thể: trong giai đoạn 1990 – 1995, mức tăng trưởng trung bình của GDP cả nước là 8,2%/năm thì mức tăng trưởng tiêu thụ xi măng trong giai đoạn này tương ứng là 22,1%; trong giai đoạn 1996 – 2000, mức tăng trưởng GDP trung bình là 6,4%/năm thì mức tăng trưởng tiêu thụ xi măng trong giai đoạn này tương ứng là 13,5%/năm. Trong giai đoạn 2000 – 2004, mức tăng trưởng GDP trung bình là 7%/năm thì mức tăng trưởng tiêu thụ xi măng trung bình là 20%. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đòi hỏi phải xem xét dự báo tăng GDP của quốc gia.
- Mức độ thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng tiêu thụ và đầu tư công nghiệp xi măng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng giao thông, thủy điện, thủy lợi. Đầu tư cho xây dựng giao thông, thủy điện, thủy lợi tăng thì nhu cầu xi măng tăng và là một yếu tố kích thích tăng trưởng đầu tư công nghiệp xi măng.
- Sự biến động liên tục về kinh tế và các yếu tố như: lạm phát, lãi suất, tỷ giá các ngoại tệ,… tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về nhu cầu xây dựng dân dụng và đầu tư, làm thay đổi nhu cầu xi măng và làm cho chi phí sản xuất xi măng thay đổi
- Thực tế cho thấy, tốc độ tiêu thụ xi măng tăng trưởng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng dân số. Theo số liệu của tổng cục thống kê, dân số Việt Nam giai đoạn năm 2009 đến 2020 được trình bày trong bảng 11. Khi dân số tăng thì nhu cầu xi măng sẽ tăng.
Bảng 11: Dân số Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020
Năm Dân số (người) Tỷ lệ tăng(giảm)
2009 86.024.980 2010 86.927.697 1,05% 2011 87.835.505 1,04% 2012 88.604.000 0,87% 2013 89.609.000 1,13% 2014 90.654.000 1,17% 2015 91.600.000 1,04% 2016 92.564.000 1,05% 2017 93.548.000 1,06% 2018 94.555.000 1,08% 2019 95.586.000 1,09% 2020 96.618.329 1,08%
Nguồn: Tổng cục Thống Kê Việt Nam - 2010 b, Những tác động của các yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị, chính phủ, luật pháp cho thấy các vận hội và mối đe dọa chủ yếu đối với ngành Xi măng Việt Nam nói chung và VICEM nói riêng. Cụ thể: - Từ năm 1985 đến nay, nhờ chính sách đổi mới kinh tế, chủ trương mở cửa và hỗ
mạnh dạn đầu tư vào ngành xi măng Việt Nam. Điều này đã làm cho ngành xi măng phát triển mạnh với năng lực sản xuất tăng nhanh, từ 1,5 triệu tấn/năm (năm 1985) lên trên 62 triệu tấn/năm vào năm 2010.
- Sự thay đổi trong luật đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến ít nhất gần 1/3 sản lượng xi măng do các tổ chức có yếu tố đầu tư nước ngoài sản xuất và cung cấp và có thể làmthay đổi cấu trúc ngành.
- Những chính sách pháp luật và các quy định về xuất nhập khẩu, thuế, lao động,… sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành xi măng.
- Việc nhà nước tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái sẽ làm cho chi phí sản xuất của ngành xi măng tăng lên do sức ép bảo vệ môi trường
- Hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới sẽ đặt ra cho ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức mới. Việc các nước trong WTO áp dụng các rào cản thương mại để hạn chế việc bán phá giá hoặc nhằm bảo hộ doanh nghiệp chính quốc, sẽ làm việc xuất khẩu xi măng của Việt Nam khó hơn trong tương lai.
Những ảnh hưởng trên đòi hỏi, khi xây dựng chiến lược, các nhà quản lý ngành phải tính đến nhằm đưa ra được một chiến lược phù hợp.