II. Yếu tố bên trong 1/
1.5. Một số bài học cần lưu ý khi xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Để chiến lược phát triển doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, trong quá trình xây dựng chiến lược, theo tác giả, cần lưu ý thêm một số bài học đã được đúc kết từ một số doanh nghiệp như sau:
1/ Chiến lược phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là Tổng công ty (doanh nghiệp có quy mô lớn) phải bám rất sát các quy hoạch của ngành và đường lối, chủ trương lớn của Nhà nước. Chẳng hạn, quy hoạch năng lực sản xuất của ngành phải phù hợp với tình hình cung- cầu xã hội và mức độ cạnh tranh trong xã hội. Từ đó nên tính toán số lượng doanh nghiệp tồn tại trong ngành và từng doanh nghiệp cho phù hợp. Bởi vì, nếu có quá ít doanh nghiệp sẽ dễ dẫn đến độc quyền và cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nhưng ngược lại, nếu có quá nhiều doanh nghiệp sẽ gây ra cạnh tranh quá khốc liệt và dẫn đến cung vượt cầu, gây lãng phí cho xã hội và cho doanh nghiệp. Tình trạng nhiều nhà máy xi măng hiện nay hoạt động cầm chừng, không hết công suất là bài học cho quy hoạch ngành công nghiệp xi măng Việt Nam và cảnh báo với các nhà hoạch định chiến lược phát triển của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020.
2/ Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam cần phải nhận dạng đúng các cơ hội và nguy cơ từ các yếu tố môi trường và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Đây là những căn cứ rất quan trọng để xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với biến động của môi trường. Điều này đòi hỏi việc thu thập thông tin về môi trường, về doanh nghiệp phải được cập nhật thường xuyên và xử lý thông tin phải kịp thời. Chất lượng của chiến lược phát triển doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố trên.
3/ Nội dung của chiến lược phát triển doanh nghiệp phải đề cập đến sự tác động của môi trường và việc phát triển bền vững của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi bảo vệ tốt môi trường. Vì vậy, đối với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, cần tham khảo mô hình xây dựng hệ sinh thái vững mạnh (xem hình 1)
Hình 1: Xây dựng một hệ sinh thái cho một nền công nghiệp vững mạnh
4/ Các tổ chức dẫn đầu trên thị trường xi măng quốc tế luôn có chiến lược đầu tư đa dạng hóa sản phẩm sau xi măng trên cơ sở phát huy thế mạnh từ sản xuất xi măng (xin xem hình 2) Nền công nghiệp hàng đầu, có thể cạnh tranh tầm quốc tế Sản phẩm xi măng chất lượng cao, với
mức giá hợp lý Phát triển kinh tế (tạo việc làm, GDP, cơ sở hạ tầng…) Đóng góp cho cộng đồng Độ hấp dẫn của ngành Xi măng đối với nhà đầu tư
Có thể học được gì từ những nhà dẫn đầu trên thị trường quốc tế
Chiến lược danh mục hoạt động kinh doanh
Trộn sẵn
Đúc sẵn Cốt
liệu
Loại hình khác
VICEM Cao su, thương mại, tài
chính Thép
LAFARGE Thạch cao
CEMEX Rất ít ở một vài nước,
nhựa đường, tấm lợp,thạch cao ACC Không SCG Hóa chất, giấy, phụ tùng ô tô…là phần không thuộc về tập đoàn, không phải xi măng
Không KD; Coù KD
Hình 2: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của những hãng xi măng hàng đầu