Những điểm yếu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển tổng công ty công nghiệp xi măng việt nam đến năm 2020 (Trang 28 - 33)

W1 W2...

Các chiến lược WO

Cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách

tận dụng những cơ hội bên ngoài

Các chiến lược WT

Hạn chế các mặt yếu và tránh những mối nguy cơ

Nguồn : Nguyễn Thị Liên Diệp, 1998. Chiến lược và chính sách kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê, tr 185)â

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp.

Bước 6: Kết hợp giữa những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT.

- Sau khi xây dựng xong ma trận SWOT, tiến hành tóm tắt những phương án kết hợp để hình thành chiến lược theo bảng tóm tắt (xem bảng 7)

- Sau khi xây dựng ma trận SWOT, tiến hành xây dựng các phương án chiến lược với các tên gọi và nội dung cụ thể (xem bảng 8).

Bảng 8 : Các phương án chiến lược

Nhóm kết hợp Tên chiến lược Nội dung chiến lược

SO WO WO

ST WT WT

Nguồn : Nghiên cứu của tác giả

1.4.5 Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix)

Ngoài việc phân loại các chiến lược để lập bảng danh sách ưu tiên, có một kỹ thuật phân tích được thiết lập để quyết định tính hấp dẫn tương đối của các chiến lược khả thi có thể thay thế. Kỹ thuật này chính là Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (Quantitative Strategic Planning Matrix – QSPM). Nó là giai đoạn 3 của khung phân tích hình thành chiến lược. Kỹ thuật này sẽ cho thấy một cách khách quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất. Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích ở giai đoạn 1 và kết quả kết hợp của các phân tích ở giai đoạn 2 để “quyết định” khách quan trong số các chiến lược có thể thay thế. Tức là, Ma trận EFE, Ma trận hình ảnh cạnh tranh và Ma trận IFE của giai đoạn 1, cùng với Ma trận SWOT và các Ma trận khác của giai đoạn 2, cung cấp những thông tin cần thiết để thiết lập

cụ cho phép các chiến lược gia đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế, trước tiên dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài đã được xác định. Cũng như các công cụ phân tích việc hình thành chiến lược khác, Ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng trực giác”.

Bảng 9 là mô hình cơ bản của Ma trận QSPM. Lưu ý rằng cột bên trái của Ma trận QSPM bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài (giai đoạn 1), hàng trên cùng bao gồm các chiến lược khả thi có khả năng thay thế (từ giai đoạn 2). Đặc biệt, cột bên trái của Ma trận QSPM gồm có những thông tin được lấy trực tiếp từ Ma trận EFE và Ma trận IFE. Bên cạnh cột “các yếu tố thành công chủ yếu” là cột “phân loại” tương ứng của mỗi yếu tố bên trong Ma trận EFE và Ma trận IFE.

Hàng trên cùng của Ma trận QSPM bao gồm các chiến lược có khả năng thay thế được rút ra từ Ma trận SWOT, hoặc từ các Ma trận khác như Ma trận SPACE, Ma trận BCG, Ma trận IE và Ma trận chiến lược lớn. Những công cụ kết hợp này thường đưa ra các chiến lược khả thi có thể thay thế tương tự nhau. Tuy nhiên không phải mỗi chiến lược của kỹ thuật kết hợp đều được đánh giá trong Ma trận QSPM. Các chiến lược gia nên sử dụng các phán đoán tốt bằng trực giác để lựa chọn các chiến lược của Ma trận QSPM.

Dựa trên các khái niệm, Ma trận QSPM xác định tính hấp dẫn của các chiến lược khác nhau bằng cách tận dụng hay cải thiện các yếu tố thành công then chốt bên ngoài và bên trong. Tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế được tính toán bằng cách xác định ảnh hưởng tích lũy của mỗi yếu tố thành công chủ yếu bên ngoài và bên trong.

Bảng 9 là một ví dụ về Ma trận QSPM. Các yếu tố quan trọng, các chiến lược có

thể thay thế, phân loại, số điểm về tính hấp dẫn, Tổng số điểm hấp dẫn, Cộng tổng số điểm hấp dẫn. Ba thành phần vừa được giới thiệu: (1) Số điểm hấp dẫn, (2) Tổng số

điểm hấp dẫn, (3) Cộng tổng số điểm hấp dẫn sẽ được định nghĩa và giải thích dưới đây trong 6 bước cần thiết để phát triển Ma trận QSPM.

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm yếu, điểm mạnh quan

trọng bên trong ở cột bên trái của Ma trận QSPM. Các thông tin này nên được lấy trực

tiếp từ Ma trận EFE và Ma trận IFE. Ma trận QSPM nên bao gồm 10-15 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10-15 yếu tố thành công quan trọng bên trong.

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Sự

phân loại này cũng giống như trong Ma trận EFE và Ma trận IFE. Sự phân loại này được thể hiện trong cột dọc bên phải của cột các yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài.

Bước 3: Nghiên cứu các Ma trận ở giai đoạn 2 (kết hợp) và xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét và thực hiện. Ghi lại các chiến lược này trên hàng

đầu tiên của Ma trận QSPM. Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng biệt nhau nếu có thể.

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn, đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương đối

của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế nào đó. Số điểm hấp dẫn được xác định bằng cách xem xét mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài, từng cái một, và đặt câu hỏi “Có phải yếu tố này ảnh hưởng đến sự lựa chọn các chiến lược đã được đánh giá?”. Nếu câu trả lời là “phải” thì các chiến lược nên được so sánh có liên quan đến yếu tố quan trọng này.

Xét về một yếu tố riêng biệt, số điểm hấp dẫn được phân cho mỗi chiến lược để biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác. Số điểm hấp dẫn được phân từ 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn và 4 = rất hấp dẫn. Nếu câu trả lời cho câu hỏi trên là KHÔNG PHẢI, nghĩa là yếu tố thành công quan trọng này không có ảnh hưởng đối với sự chọn lựa, thì không chấm

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn. Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc nhân số

điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng, chỉ xét về ảnh hưởng của yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài ở cột bên cạnh thì tổng số điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược có thể thay thế. Tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược được biểu thị ở bảng 9, dòng tổng số. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn (chỉ xét về yếu tố thành công quan trọng bên cạnh).

Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn

trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Cộng tổng các số điểm hấp dẫn biểu thị chiến lược nào là hấp dẫn nhất trong mỗi nhóm chiến lược có khả năng thay thế. Xét về tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài thích hợp có thể ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược thì số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn. Mức độ chênh lệch giữa cộng tổng số điểm hấp dẫn trong một nhóm chiến lược nào đó cho thấy tính hấp dẫn tương đối của chiến lược này so với chiến lược khác

Tuy vậy, khi sử dụng ma trận QSPM, theo tác giả, cần lưu ý các mặt sau: * Mặt tích cực:

1-Khi sử dụng ma trận QSPM, các nhóm chiến lược có thể được nghiên cứu liên tục hay đồng thời. Chẳng hạn, các chiến lược ở cấp ngành có thể được đánh giá đầu tiên, sau đó là các nhóm chiến lược cấp chức năng. Không có sự hạn chế đối với số lượng các nhóm chiến lược có thể được đánh giá hay số lượng các nhóm chiến lược có thể được nghiên cứu trong cùng một lúc.

2-Ma trận QSPM đòi hỏi các chiến lược gia phải kết hợp các yếu tố thích hợp bên trong và bên ngoài vào quá trình quyết định. Phát triển một ma trận QSPM sẽ làm giảm khả năng bỏ qua hay không đánh giá phù hợp các yếu tố then chốt. Ma trận QSPM thu hút sự chú ý vào các mối quan hệ quan trọng gây ảnh hưởng đến việc quyết

định chiến lược. Ma trận QSPM có thể được sử dụng cho các tổ chức nhỏ hoặc lớn, lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận, có thể thích hợp với gần như bất cứ loại tổ chức nào.

Bảng 9 : Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM)

Các yếu tố chính

Các chiến lược có thể lựa chọn Cơ sở của số điểm hấp dẫn Phân

loại

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển tổng công ty công nghiệp xi măng việt nam đến năm 2020 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)