Kiến nghị Nhà nước và Chính phủ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển tổng công ty công nghiệp xi măng việt nam đến năm 2020 (Trang 132 - 134)

- “Trữ lượng đủ” Giám Đốc xi măng Tam Điệp

3.5.1Kiến nghị Nhà nước và Chính phủ

B. Yếu tố bên ngoài:

3.5.1Kiến nghị Nhà nước và Chính phủ

Một là : Quốc hội cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật để tạo một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt là hoàn thiện luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền nhằm tạo một “sân chơi bình đẳng” cho các doanh nghiệp

Hai là : Chính phủ cần tiến hành mạnh mẽ công tác cổ phần hóa với quy mô lớn hơn. Trong giai đoạn 2011 – 2015, cần tiến hành cổ phần hóa hết các nhà máy sản

xuất xi măng của VICEM, ngoài việc giải quyết một phần nhu cầu vốn thì còn là biện pháp để đổi mới quan hệ sản xuất – kinh doanh trong tình hình mới

Ba là : Chính phủ tiếp tục hỗ trợ Bộ Xây dựng hoàn thiện Quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế. Xây dựng chương trình ưu tiên đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập AFTA và hội nhập thế giới. Đồng thời Chính phủ phải kiên quyết hơn nữa trong việc cấp phép đầu tư, đảm bảo đầu tư theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, tránh phê duyệt bổ sung, “nhảy dù” dự án. Loại bỏ những dự án đầu tư công nghệ thấp, lạc hậu.

Bốn là : Kiến nghị Chính phủ bỏ cơ chế quản lý giá trần, khống chế giá sàn để tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà nước, nhất là giai đoạn có sự thâm nhập của xi măng các nước trong khu vực. Từng bước cho phép các công ty được tự quyết định giá bán phù hợp với đòi hỏi của thị trường.

Năm là :Chính phủ cũng phải có những chế tài yêu cầu các liên doanh nước ngoài thực hiện đúng cam kết trong dự án liên doanh (ví dụ phải xuất khẩu 30% sản lượng) để giúp cho các doanh nghiệp trong nước không bị động, không bị bắt chẹt khi các liên doanh cứ “cam kết một đằng, làm một nẻo”

Sáu laø : Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp có suất đầu tư cao, tổng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Nhà nước cần có một hệ thống chính sách ưu đãi về lãi suất vốn vay đầu tư xi măng; về việc Ngân hàng bán ngoại tệ theo nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ đối với các nhà máy sản xuất xi măng.

Bảy là : Nhà nước cần phải quan tâm thỏa đáng đến công tác xúc tiến thương mại, có chính sách hỗ trợ xuất khẩu mạnh, trong đó cần ưu tiên giảm thuế xuất khẩu và

có các ưu đãi khác cho các doanh nghiệp để thâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực và thế giới.

Tám là : Chính phủ ưu tiên đảm bảo nguồn năng lượng điện và tạo điều kiện thuận lợi (về cơ chế hỗ trợ, thuế suất…) để các doanh nghiệp sản xuất xi măng có thể nhập khẩu than trong thời gian tới. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng đa dạng nguồn năng lượng

Chín là : Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp xi măng, đặc biệt là đào tạo nghề. Hỗ trợ vốn và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xi măng đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển tổng công ty công nghiệp xi măng việt nam đến năm 2020 (Trang 132 - 134)