Khảo nghiệm đo xung trên động cơ phun xăng T-5A

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thiết bị chẩn đoán ô tô carman scan VG+ (Trang 70)

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Bùi Công Hạnh.

Sinh viên thực hiện: Trần Quốc Định – Trần Thanh Quang. Địa điểm: Xưởng thực hành ô tô, trường Trung cấp nghề Củ Chi.

Việc đo xung của các tín hiệu nhằm giúp ta có thể xác định được tình trạng làm việc của các loại cảm biến, vòi phun… thông qua việc so sánh với đồ thị chuẩn của từng loại.

Dao động ký làm việc theo nguyên lý là bất kỳ một biến đổi nào của các bộ phận hệ thống điện đều làm biến đổi theo các thông số dòng điện, điện áp của dòng điện tác dụng tương hỗ. Vì vậy, bất kỳ một hư hỏng nào của các mạch cao áp hay thấp áp, đều có những thông số đặc trưng cho các hư hỏng đó được thể hiện trên màn hình dưới dạng sóng. Thông qua đó, chúng ta sẽ xác định được những hư hỏng của động cơ một cách chính xác và kịp thời, nhằm sửa chữa một cách nhanh chóng và chính xác

 Tiến hành đo tín hiệu xung NE (tín hiệu cảm biến trục khuỷu).

− Tín hiệu NE được ECU kết hợp với tín hiệu G (tín hiệu cảm biến trục cam) để xác định chính xác góc của trục khuỷu và tốc độ của động cơ, để tính toán thời gian phun nhiên liệu cơ bản và thời gian đánh lửa sớm cơ bản.

Tiến hành đo xung tín hiệu NE theo các bước sau: Bước 1: Bật công tắt đánh lửa sang vị trí ON.

Bước 3: Từ màn hình chính ta chọn “OSCILLOSCOPE” sau đó tiếp tục chọn “OSCILLOSCOPE” một lần nữa.

Bước 4: Kết nối cáp oscilloscope vào kênh CH1của máy. − Một đầu kết nối vào chân NE tại ECU.

− Đầu còn lại kẹp vào chân mass E01 của ECU.

Bước 5: Khởi động động cơ và tiến hành điều chỉnh các thông số về thời gian, điện áp.

− Điều chỉnh điện áp ở giá trị 2V và thời gian ở độ chia 50 ms đo được dạng xung của tín hiệu NE như hình dưới

Hình 4.46: Xung của tín hiệu NE

− So sánh dạng xung đo được ở hình và dạng xung mẫu ở hình ta kết luận được 2 dạng xung là giống nhau. Từ đó cho thấy rằng dạng tín hiệu NE truyền về ECU của động cơ là bình thường.

Tiến hành đo tín hiệu đánh lửa (IGT) và tín hiệu hồi tiếp (IGF). Bước 1: Bật công tắt đánh lửa sang vị trí ON.

Bước 2: Khởi động máy chẩn đoán carman Scan VG+.

Bước 3: Từ màn hình chính ta chọn “OSCILLOSCOPE” sau đó tiếp tục chọn “OSCILLOSCOPE” một lần nữa.

Bước 4: Kết nối cáp oscilloscope vào kênh CH1 và CH3 của máy Carman Scan VG+.

− Ở dây cáp nối vào kênh CH1, một đầu cáp kết nối với chân IGT tại ECU, đầu còn lại kẹp vào chân mass E01 của ECU.

− Ở dây cáp nối vào kênh CH3, một đầu cáp kết nối với chân IGF tại ECU, đầu còn lại kẹp vào chân mass E01 của ECU.

Bước 5: Khởi động động cơ tiến hành điều chỉnh về các thông số thời gian, giá trị điện áp.

Hình 4.48: Xung của tín hiệu IGT và IGF

− Điều chỉnh thời gian ở độ chia 5ms và điện áp ở giá trị 2V ta có dạng xung của tín hiệu IGT và IGF như hình trên. Tín hiệu IGT có dạng sóng vuông, còn tín hiệu hồi tiếp IGF có dạng sóng vuông nhưng bo tròn ở một đỉnh bên trái.

Hình 4.49: Xung chuẩn của tín hiệu IGT và IGF

So sánh xung chuẩn và xung đo được cho thấy 2 xung là hoàn toàn giống nhau. Từ đó có thể nhận xét được tín hiệu hồi tiếp về ECU và tín hiệu đánh lửa từ ECU gửi đi vẫn còn hoạt động tốt. Xung đo được có độ rộng xung lớn hơn xung chuẩn là do giá trị thời gian được chia nhỏ hơn.

 Tiến hành đo xung của cảm biến vị trí trục khuỷu trên mô hình hệ thống đánh lửa Toyota 97.

Bước 1: Bật công tắt đánh lửa sang vị trí ON.

Bước 2: Khởi động máy chẩn đoán carman Scan VG+.

Bước 3: Từ màn hình chính ta chọn “OSCILLOSCOPE” sau đó tiếp tục chọn “OSCILLOSCOPE” một lần nữa.

Bước 4: Kết nối cáp oscilloscope vào kênh CH1của máy : − Một đầu kết nối vào chân NE tại ECU.

− Đầu còn lại kẹp vào chân mass E của ECU.

Bước 5: Khởi động động cơ và tiến hành điều chỉnh các thông số về thời gian, điện áp.

Hình 4.50: Xung của cảm biến vị trí trục khuỷu

− Điều chỉnh điện áp 2V giá trị thời gian chia ở 2ms ta có được dạng xung của cảm biến vị trí trục khuỷu như như hình trên.

Xung đo được ở trên là xung của cảm biến vị trí trục khuỷu loại từ tính. Cảm biến này gồm một roto có 24 răng trong đó có một răng bị khuyết, một cuộn dây và một nam châm vĩnh cửu được lắp trên một khung từ khi trục khuỷu quay roto quay theo cùng tốc độ trục khuỷu, khi roto quay sẽ tạo ra một suất điện động trong cuộn dây dạng xung xoay chiều và gửi về ECU. Tín hiệu NE gửi về ECU dưới dạng sóng hình sin, khi răng bị khuyết đối diện với khung từ sẽ tạo ra một xung có biên dạng khác so với xung của những răng còn lại. Xung này được ECU sử dụng làm tín hiệu điều khiển thời điểm phun nhiên liệu, góc đánh lửa…

Hình trên cho ta thấy được biên dạng khác nhau giữa răng bị khuyết và những răng còn lại trên roto.

Tiến hành đo xung của vòi phun.

Bước 1: Bật công tắt đánh lửa sang vị trí ON.

Bước 2: Khởi động máy chẩn đoán carman Scan VG+.

Bước 3: Từ màn hình chính ta chọn “OSCILLOSCOPE” sau đó tiếp tục chọn “OSCILLOSCOPE” một lần nữa.

Bước 4: Kết nối cáp oscilloscope vào kênh CH1của máy. − Một đầu kết nối vào chân #10 tại ECU.

− Đầu còn lại kẹp vào chân mass E01 của ECU.

Hình 4.51: xung của vòi phun

− Chân # 10 là chân mass của kim phun 1 và 2, ECU điều khiển vòi phun thông qua các chân này.

− Tiến hành hiệu chỉnh thông số điện áp ở 50V và giá trị thời gian ở 10ms ta thu được xung của vòi phun 1 và 2 như hình trên.

Trong quá trình đo xung của tín hiệu ta có thể kết hợp đo nhiều xung lại với nhau từ 1 đến 4 xung. Những kênh nào không đo ta có thể ẩn nó đi để xung của những kênh cần đo có thể hiển thị rõ trên màn hình hơn bằng cách sử dụng bút nhấp đúp vào biểu tượng kênh đó. Khi đo một kênh ta có thể cho xung của kênh đó hiển thị ở giữa màn hình hay vị trí nào ta muốn bằng cách nhấp vào vị trí ban đầu của kênh hiển thị trên màn hình sau đó nhấp vào vị trí mà ta muốn đặt.

Chương 5

Carman Scan VG+ là một thiết bị chẩn đoán đa năng, ngoài các việc chẩn đoán và xóa lỗi trên ôtô nó còn có thể lưu trữ thông tin, đồng hồ, lịch, máy tính, …

Carman Scan VG+ có thể dùng để chẩn đoán cho nhiều loại ôtô hiện đại với phần mềm chẩn đoán cập nhật dễ dàng.

Thông qua việc sử dụng máy Carman Scan để chẩn đoán ô tô sẽ làm tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với các phương pháp chẩn đoán thông thường.

Ngoài việc chẩn đoán ô tô, máy Carman Scan còn là một kho chứa dữ liệu lí tưởng với bộ nhớ dung lượng lớn.

Kết nối internet trực tiếp nên sẽ dễ dàng cập nhật các dữ liệu về phần mềm cũng như các dữ liệu về các dòng xe mới.

Hạn chế của đề tài:

Chỉ kết nối chẩn đoán với các mô hình động cơ có tại xưởng thực hành, chưa thực hiện kết nối chẩn đoán với ô tô thực tế.

Do thiếu một số loại phụ kiện đi kèm nên gây trở ngại cho việc đo đạc.

5.2 Đề nghị.

Tuy đã được tạo mọi điều kiện để thực hiện đề tài này tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng tôi vẫn còn gặp phải những trở ngại nhất định vì vậy chúng tôi xin có một số đề nghị sau:

Thiết bị chẩn đoán Carman Scan VG+ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài nên người dùng cần phải có trình độ ngoại ngữ chuyên ngành nhất định.

Người vận hành phải có những kiến thức cơ bản về cấu tạo của ôtô, đặc biệt là những dòng xe mới.

Cần cập nhật thường xuyên các phần mềm chẩn đoán, sửa chữa để khi tiến hành vận hành trên thiết bị được chủ động hơn.

Nhà trường cần trang bị thêm nhiều loại thiết bị phục vụ cho việc học tập, trang bị thêm nhiều loại xe, mô hình hiện đại để sinh viên các khóa sau được tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị chẩn đoán và các loại ô tô hiện đại, để việc đào tạo luôn theo sát với sự phát triển của xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt.

1. Th.S. Bùi Công Hạnh, 2009. Giáo trình “ Công nghệ kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô”, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

3. PGS – TS Đỗ Văn Dũng, 2007. Tài liệu hướng dẫn sử dụng mô hình giảng dạy thực tập động cơ phun xăng.

4. Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Trí, 2008. Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ô tô. NXB Trẻ.

5. TS. Hoàng Đình Long, 2007. Giáo trình kỹ thuật sữa chữa ô tô. NXB Giáo Dục. 6. Lê Hoài Vọng – Trần Thị Thu Thủy, 2010. Phân tích cơ sở lý thuyết của hệ thống chẩn đoán OBDII. Phương pháp kết nối và chẩn đoán với các thiết bị Auto Scan. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Ô tô, ĐH Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.

7. PGS – TS Đỗ Văn Dũng, 2004. Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại – Hệ thống điện động cơ. NXB ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

8. Lý Di Hằng, 2001. Cẩm nang động cơ chạy xăng. NXB Hải Phòng.

9. GS.TS. Nguyễn Tất Tiến – GVC. Đỗ Xuân Kính, 2004. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ. NXB Giáo Dục

Tài liệu tiếng nước ngoài:

Launch, 2000. User’s manual X-431.

Nextech, 2008. CarmanScan VG Plus Manual.

Tài liệu từ internet:

DTDAUTO technology team, Hanoi, Vietnam, www.dtdauto.com. LAUNCH tech co.ltd, www.cnlaunch.com.

OBDII, www.oto-hui.com.

ATZ autotechnology, www.ATZonline.com

PHỤ LỤC

1. Các tiện ích (UTILITIES).

Cung cấp các tiện ích như: máy tính, hiệu chỉnh màn hình cảm ứng và xem các file.

− Từ menu chính nhấp vào biểu tượng “UTILITIES” màn hình tiện ích xuất hiện.

Chức năng này bao gồm một máy tính, một bộ chuyển đổi đơn vị chiều dài, khối lượng, thể tích và diện tích. Nhấn vào biểu tượng màn hình xuất hiện.

1. Bảng số để nhập dữ liệu đầu vào. 2. Bảng lựa chọn đơn vị.

3. Bảng chuyển đổi đơn vị về chiều dài.

4. Bảng chuyển đổi đơn vị về khối lượng, thể tích, diện tích... Thực hiện hiệu chỉnh màn hình cảm ứng.

Sau khi hiệu chỉnh xong nhấn “Enter” để lưu lại kết quả, và quay trở lại màn hình tiện ích.

Nếu hiệu chỉnh được thực hiện không chính xác nhấn “Esc” để thực hiện lại hiệu chỉnh một lần nữa.

Chúng ta có thể sử dụng chức năng này kết hợp với chuột và bàn phím, môi trường làm việc này như hệ điều hành windows và hoạt động như một máy tính cá nhân.

2. Internet.

Thông qua internet bạn có thể tải một chương trình chuẩn đoán, xem thông tin bảo dưỡng hoặc lướt web.

− Kết nối cáp LAN đến cổng LAN ở phía bên trái trên thân máy VG+.

− Cài đặt mạng cho Carman Scan VG+.

− Sau khi thiết lập các bước trên hoàn thành, màn hình internet xuất hiện, chúng ta có thể thao tác trực tiếp trên máy các chức năng như tải chương trình chẩn đoán, thông tin sửa chữa.

3. Cấu hình máy (Configuration).

Cung cấp chức năng để hiệu chỉnh hay thay đổi các cài đặt cơ bản của máy.

− Để vào chức năng này từ màn hình menu nhấn vào biểu tượng “CONFIGURATION” .

Chúng ta có thể bố trí lại các phím dẫn hướng và các phím chức năng thông qua chức năng này. Và có thể kiểm tra xem chúng có bình thường không.

Cung cấp một chức năng giống như một bảng điều khiển của máy tính. Khi vào chức năng này chúng ta có thể cài đặt lại hệ thống, âm thanh, cài đặt lại màn hình hiển thị, cài đặt bảo mật cho máy, cài đặt bàn phím, chuột…

Chức năng này cho phép thiết lập độ sáng của màn hình và thông báo lượng pin còn lại.

Chúng ta có thể xem số lô của sản phẩm, số serial và phiên bản của chương trình.

Chúng ta có thể thiết lập tùy chọn cho phép hoặc không cho phép kết nối với chuột, thiết lập thời gian…

Thiết lập đồ thị thông qua chức năng này.

Thiết lập phân tích khí xả thông qua việc kết nối thiết bị phân tích khí xả.

4. Lưu trữ dữ liệu.

Chúng ta có thể xem dữ liệu chẩn đoán, dữ liệu oscilloscope, file chụp màn hình…được lưu trong bộ nhớ.

Khi đang thao tác chẩn đoán trên xe, nếu muốn lưu lại thông tin nào thì toàn bộ thông tin về dữ liệu đó sẽ được lưu lại, khi muốn phân tích hay xem lại chúng ta có thể nhấn vào chức năng này. Sau khi nhấn toàn bộ các thông tin được lưu sẽ hiển thị, ta có thể chọn một thông tin cần thiết để phân tích hay xem một cách chi tiết.

− Nhấn vào biểu tượng màn hình lưu dữ liệu chuẩn đoán xuất hiện.

Nhấn vào “GRAPH” để lựa chọn file dữ liệu được lưu. Hiển thị dữ liệu được lưu.

Dùng để xóa file dữ liệu được lưu. Đổi tên file đã được lưu.

Chúng ta có thể xem lại các dạng xung đã được lưu lại khi đang thao tác bên Oscillo Scope bằng cách nhấn vào biểu tượng bên.

Nhấn vào “VIEW” để xem các xung được lưu. Thay đổi tên file đã được lưu.

Xóa file đã chọn.

Nhấn vào biểu tượng này toàn bộ hình ảnh được chụp trong quá trình thao tác sẽ được hiển thị.

− Nhấn vào biểu tượng trên màn hình sẽ hiển thị các ảnh đã được chụp trước đó, cùng nhiều hiệu chỉnh, chúng ta có thể hiệu chỉnh những tùy chọn phía dưới.

Cài đặt cách xem.

Hiển thị ảnh được chọn trên toàn bộ màn hình.

Xóa file được lựa chọn.

Nhấn nút này khi một file được thêm vào hoặc bỏ đi nó sẽ chiếu lại sự thay đổi của màn hình.

Cung cấp chức năng in khi có kết nối với máy in.

5. Download chương trình.

Cung cấp chức năng download chương trình chuẩn đoán hay các chương trình ứng dụng khác, update dữ liệu vào ổ cứng hay bộ nhớ trong của máy.

Có thể kiểm tra dữ liệu lưu trên ổ cứng hay bộ nhớ. − Nhấn vào biểu tượng trên màn hình Download chương trình xuất hiện.

Xóa một tập tin được chọn.

Chọn một tập tin để xóa và bấm vào biểu tượng “DELETE”. Một dòng xác nhận trược khi xóa được hiển thị như hình dưới.

. Nếu muốn xóa nhấn vào “OK”.

Nếu không muốn xóa nhấn vào “Cancel”.

Tải một tập tin được chọn từ đĩa cứng vào bộ nhớ của máy.

Một thông báo xác nhận tải được hiển thị như hình dưới.

Nếu muốn tải nhấn vào “ OK”. Không muốn tải nhấn vào “Cancel”.

Sau khi nhấn “OK” việc thiết lập bộ nhớ được bắt đầu.

Xem thông tin chi tiết của một tập tin được lưu trên ổ cứng.

Chúng ta có thể kiểm tra thông tin trên các tập tin hiện có trong bộ nhớ của máy.

Lựa chọn và kiểm tra các tập tin tải về hoặc xóa.

Bấm vào biểu tượng này một lần, một danh sách tập tin được chọn cho ổ cứng được hiển thị.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thiết bị chẩn đoán ô tô carman scan VG+ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)