Ta tiến hành theo trình tự sau:
− Chọn loại giắc chẩn đoán phù hợp với loại ô tô, động cơ cần kiểm tra.
− Kết nối giắc chẩn đoán của thiết bị Carman Scan VG+ vào giắc chẩn đoán của ô tô.
Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Giới thiệu về thiết bị Carman Scan VG+.
4.1.1 Thông số kĩ thuật.
− Hệ thống 512MB SD-RAM. − Dung lượng ổ cứng HDD 80GB.
− Màn hình LCD Màu 7inch, cảm ứng VGA Out. − Đồ thị 4 kênh đo xung.
− Cổng kết nối DLC, LAN, USB 2.0, RS-232. − Âm thanh-hình ảnh Loa ngoài, truy xuất màn hình ngoài. − Bàn phím 4 phím hướng, 6 phím chức năng.
− Pin Pin PCM Smart Li-ion, hoạt động khoảng 1 giờ. − Nguồn cấp Dòng điện 1 chiều 12V/5mA.
4.1.2 Các bộ phận chính.
Mặt phía trước.
2. Phím điều khiển: Sử dụng các phím này để dịch chuyển lên, xuống, qua trái, sang phải.
3. Phím Enter/Esc: Với các phím này chúng ta có thể bắt đầu, hủy bỏ, thoát hoặc lùi một chương trình.
4. HELP: Khi đang ở bất kì chức năng nào nhấn vào “ Help” thì sẽ xuất hiện một bảng hiển thị mô tả các chi tiết có liên quan.
5. Loa.
6. Phím chức năng đặc biệt: Dùng để chạy một chương trình hay một chức năng đặc biệt.
7. Nút nguồn dùng để tắt và mở máy.
8. O / X: Chọn “YES” hoặc “NO” khi xóa lỗi hoặc khi đang khởi động bộ chấp hành.
9. Phím dịch chuyển: Cung cấp chức năng Pg UP / Pg DOWN / HOME / END.
10. Màn hình cảm ứng. Mặt phía sau.
Hình 4.2: Mặt phía sau thiết bị Carman Scan VG+
1. Pen for Touch Panel: Bút sử dụng cho màn hình cảm ứng.
2. Support: Giá đỡ, giúp thuận tiện hơn cho khi làm việc đặt máy trên bàn.
4. Vent Hole: Lỗ thông hơi. Mặt bên trái.
Hình 4.3: Mặt bên trái thiết bị Carman Scan VG+
1. External Display Device Connector (VGA): Cổng kết nối với màn hình ngoài.
2. Keyboard Connector: Cổng kết nối với bàn phím. 3. LAN Connector: Cổng kết nối với mạng LAN. Mặt bên phải.
Hình 4.4: Mặt bên phải thiết bị Carman Scan VG+
1. Headphone Port: Cổng kết nối với tai nghe, hỗ trợ một khe cắm nhỏ với đường kính 3,5mm.
Hình 4.5: Mặt trên thiết bị Carman Scan VG+ 1. Power Connector: Cổng kết nối với nguồn AC. 2. RS 232 Connector: Cổng kết nối với cáp RS 232
3. DLC Communication Cable Connector: Cổng kết nối với xe để chuẩn đoán.
4/5. USB Port: Cổng kết nối USB, kết nối máy với các thiết bị bên ngoài như máy in, chuột có hỗ trợ đầu cắm USB.
6. Các cổng kết nối với cáp để đo dao động ký.
4.1.3 Trạng thái hiển thị.
Hình 4.6: Đèn hiển thị trạng thái
− POWER Lamp: Đèn nguồn sẽ sáng khi được kết nối với dòng điện xoay chiều.
− BATTERY Lamp: Đèn này sẽ sáng khi máy không kết nối với nguồn cấp và sử dụng pin của máy.
− LAN Lamp: Đèn này sẽ sáng khi máy được kết nối với một máy tính khác hoặc internet thông qua mạng LAN.
− HDD (Hard disk) Lamp: Đèn này sẽ sáng khi ổ cứng được sử dụng.
− Chú ý không được nhấn nút nguồn khi đèn HDD đang sáng vì có thể làm hư ổ cứng.
− DLC Lamp: Đèn này sẽ sáng khi máy được kết nối với xe thông qua cáp DLC.
− TRIGGER: Đèn này sáng khi chức năng đo xung được kích hoạt.
− Nhấn vào máy ảnh cho phép chúng ta chụp lại ảnh của toàn bộ màn hình.
− Chức năng bàn phím cho phép chúng ta nhập dữ liệu vào trong máy như đang sử dụng bàn phím của máy tính cá nhân.
− Đồng hồ cho chúng ta biết được thời gian khi đang sử dụng máy. − Báo mức pin còn lại.
4.1.4 Phụ kiện đi kèm. 4.1.4.1 Phụ kiện cơ sở.
− Bút sử dụng cho màn hình cảm ứng. − Hộp đựng.
− Vỏ bọc cao su. − Tài liệu hướng dẫn. − Cáp DLC. − Cáp hiển thị sóng 4 kênh. − Cáp RS-232. − Đầu kẹp cao áp. − Đầu kẹp trigger. − Bộ đổi AC/DC. − Bộ nạp pin. − Cáp USB.
− Các loại cáp và giắc cắm của các hãng xe.
4.1.4.2 Phụ kiện mở rộng.
− Cáp đo áp suất chân không. − Cáp đo dòng điện cao áp. − Cáp đo dòng điện thấp áp.
4.2.1 Chẩn đoán xe.
Cung cấp chức năng chẩn đoán và hiển thị các thông số hiện thời của các loại cảm biến thông qua việc kết nối với xe. Bằng việc tiến hành chẩn đoán ta có thể phát hiện và xóa được những hư hỏng của các bộ phận của xe qua đó đánh giá được tình trạng xe đang hoạt động. Từ đó cho thể đưa ra những kế hoạch bảo dưỡng xe thích hợp.
− Để vào chương trình chẩn đoán xe từ menu chính ta nhấn vào chương trình chẩn đoán.
Hình 4.7: Menu lựa chọn chức năng chẩn đoán
− Một bản tùy chọn xuất hiện ta lựa chọn khu vực sản xuất xe rồi đến nước sản xuất xe và chọn hãng xe cần chẩn đoán.
− Sau đó ta lựa chọn loại xe và lựa chọn hệ thống trên xe cần chẩn đoán ( động cơ, hộp số, ABS, hệ thống điều khiển lực kéo, túi khí…).
Hình 4.8: Chọn loại xe chẩn đoán
− Sau khi xuất hiện dòng thông báo như hình 4.9 thì việc kết nối đang được thực hiện. Nếu việc kết nối không thực hiện được thì sẽ hiện một thông báo lỗi khi đó hãy kiểm tra lại cáp, giắc chẩn đoán, kiểu xe, model, năm sản xuất.
Hình 4.9: Kết nối chẩn đoán thành công
− Click vào biểu tượng “Local Language” để chọn loại ngôn ngữ sử dụng. − Vào biểu tượng “SAVED DATA” để kiểm tra hay phân tích dữ liệu đã được lưu.
− Vào biểu tượng “DLC LOCATION” để biết được vị trí của đầu giắc chẩn đoán. Lựa chọn này chỉ được kích hoạt sau khi các lựa chọn về xe đã được hoàn tất.
− Sau khi kết nối thành công màn hình chẩn đoán xuất hiện.
Hình 4.10: Menu chẩn đoán Trong màn hình chẩn đoán chính ta có:
Kiểu xe → hệ thống(loại động cơ) → hệ thống chi tiết. − Và các phím chức năng.
4.2.1.1 Chẩn đoán mã lỗi.(Diagnostic trouble code)
− Nhấn F1 hoặc nhấn vào biểu tượng DTC.
− Nhấn vào chức năng này sẽ hiển thị cho ta toàn bộ những lỗi của xe trong quá khứ mà chưa được xóa và những lỗi hiện hành của xe.
Hình 4.11: Chẩn đoán mã lỗi
− Để xóa lỗi động cơ ta nhấn vào nút “ERASE” lúc này màn hình sẽ hiện thông báo.
Hình 4.12: Dòng thông báo khi xóa lỗi
− Nhấn “OK” để xóa lỗi, nhấn “Cancel”để thoát khỏi chức năng xóa lỗi.
4.2.1.2 Cảm biến.
− Chức năng này cho phép ta kiểm tra giá trị hiện thời của các loại cảm biến và các hệ thống liên quan.
Hình 4.13: Thông số hiện thời của cảm biến Chọn vào “FILE” để lựa chọn kiểu bảng ghi hoặc mở 1 file. − Chức năng “RECORD” và “OPEN” được kích hoạt.
Hình 4.14: Cách ghi một file
• Nhấp vào biểu tượng bên để bắt đầu một bảng ghi.
• Chúng ta có thể lưu giá trị thay đổi của các thư mục được chọn để phân tích sau này. Bảng ghi sẽ được tiếp tục cho đến khi nhấn vào “RECORD” một lần nữa.
• Nhấn vào “OPEN” để mở bảng ghi.
Muốn thêm một số loại cảm biến trên màn hình kiểm tra ta nhấn vào biểu tượng “SEL ITEM”.
Hình 4.15: Đưa cảm biến vào màn hình kiểm tra
− Khi màn hình hiển thị thông số của các loại cảm biến được kích hoạt, chúng ta có thể lựa chọn những thư mục mới hoặc xóa những thư mục đã được lựa chọn trước đó.
• Lựa chọn một thư mục đưa vào sau đó nhấn “ ADD FIX”.
− Một thư mục mới được đưa vào, và chúng ta có thể xem thông số thay đổi trên đồ thị.
• Chức năng này cho phép ta gỡ bỏ một thư mục.
“SIMU-SCAN” chức năng này dùng để mô phỏng điện áp, tần số và công suất trong quá trình kiểm tra sự thay đổi giá trị của cảm biến.
Hình 4.16: Mô phỏng điện áp
• Khi bảng mô phỏng giá trị điện áp ở bên phải màn hình được kích hoạt, chúng ta có thể tiến hành mô phỏng giá trị điện áp.
• Khi bảng mô phỏng giá trị “ hiệu suất / tần số ” ở bên phải màn hình được kích hoạt, chúng ta có thể tiến hành mô phỏng giá trị hiệu suất và tần số.
• Thoát khỏi chức năng “simu-scan”.
4.2.1.3 Cơ cấu chấp hành.
− Nhấn “F3” hoặc nhấn vào biểu tượng “ACTUATOR”.
− Chúng ta có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu chấp hành của các hệ thống có liên quan.
− Khi lựa chọn thư mục kiểm tra trên danh sách cơ cấu chấp hành biểu tượng “START” và “STOP” bên phía tay trái được kích hoạt. Thời gian, phương pháp kiểm tra và điều kiện kiểm tra được hiển thị bên phía tay phải.
Hình 4.17: Kiểm tra cơ cấu chấp hành
− Muốn kiểm tra cơ cấu chấp hành nào ta nhấn chọn cơ cấu đó từ màn hình hiển thị, sau đó nhấn “START”.
4.2.1.4 Các chức năng khác.
− Nhấn vào “OTHER” hay nhấn F4, chức năng này cho phép chúng ta có thể kiểm tra các giá trị thích ứng khác nhau, reset hệ thống, đặc điểm kĩ thuật của hệ
Hình 4.18: Các chức năng khác
• Nhấn vào biểu tượng này để xác nhận giá trị tương ứng mà chúng ta muốn xóa hoặc thực hiện một lệnh được lựa chọn.
• Nhấn vào biểu biểu tượng này nếu chúng ta không muốn xóa hoặc không muốn thực hiện lệnh được chọn.
− Muốn quay lại màn hình chẩn đoán khi đang ở bất kì trang nào ta nhấn vào biểu tượng “DIAG MENU” hay nhấn “F5”.
− Nhấn vào “HOME” để thoát khỏi chức năng chẩn đoán và quay về màn hình menu chính dù đang ở bất kì trang nào.
4.2.2 Oscilloscope, đồng hồ đo và chức năng mô phỏng.4.2.2.1 Oscilloscope. 4.2.2.1 Oscilloscope.
Oscilloscope cho phép chúng ta đo xung của các tín hiệu điện áp, bằng việc đo xung chúng ta có thể đưa ra những dự báo về sự hư hỏng của các bộ phận thông qua sự phân tích về chiều cao, độ rộng của dạng xung đo được và so sánh với xung chuẩn của nhà sản xuất đưa ra.
Từ menu chính nhấn vào biểu tượng “OSCILLOSCOPE” sẽ xuất hiện màn hình dưới đây.
Hình 4.19: Các chức năng đo xung Phép đo tự động (Auto Setup).
Hiển thị dạng xung của các loại cảm biến và cơ cấu chấp hành với giá trị điện áp và thời gian được tự động điều chỉnh phù hợp cho mỗi mục khi đang kiểm tra.
Từ màn hình nhấn vào biểu tượng sẽ xuất hiện màn hình hiển thị thư mục cảm biến và cơ cấu chấp hành.
Muốn kiểm tra cảm biến hay cơ cấu chấp hành nào thì nhấn chọn vào thư mục ở khung số 1, sau đó chọn các kênh để hiển thị ở khung số 2, khung số 3 là nơi hiển thị các thư mục và các kênh đã lựa chọn ở khung số 1 và số 2.
Sau khi hoàn tất các lựa chọn nhấn “SAVE” để đặt giá trị và hiển thị dạng xung trên màn hình đo.
Nhấn “CANCEL” để hủy các cài đặt, chúng ta có thể chọn lại các thư mục và cài lại các kênh.
Thực hiện đo bằng tay (Manual Setup).
Chúng ta có thể sử dụng các chức năng của oscilloscope thông qua các thao tác bằng tay. Chúng ta có thể đặt điện áp, thời gian và trigger nếu muốn.
Nhấn vào “Manual Setup” hay nhấn vào “Oscilloscope” ở hình trên màn hình đo xung xuất hiện.
Hình 4.21: Đo xung bằng tay
− “SET VOLT” chức năng này cho phép đặt trục điện áp. Trục tung trên đồ thị là trục điện áp, chúng ta có thể điều chỉnh giá trị điện áp từ 20mV đến 10V.
Hoặc có thể nhấn vào biểu tượng bên để thay đổi giá trị điện áp đặt.
Nhấp vào biểu tượng bên để chuyển từ do DC sang AC. Đo AC chỉ có ở kênh CH1. Trong quá trình đo xung của một bộ phận nào muốn xung được nhìn rõ ta cho xung đó chỉ hiển thị lên một kênh bằng cách nhấp đôi vào biểu tượng các kênh để bỏ các kênh đó.
− “SET TIME” chức năng này cho phép đặt trục thời gian. Trục hoành trên đồ thị là trục thời gian, chúng ta có thể điều chỉnh giá trị thời gian từ 50μs đến 10s.
− “TRIGGER” một Trigger là một chức năng để hiển thị tín hiệu gián đoạn hay lặp lại trong một dạng xung trên màn hình, thay đổi kênh, mức điện áp, màn hình…
Hình 4.23: Hiệu chỉnh Trigger Nhấp vào “Trigger” ta có các thông số hiệu chỉnh sau:
• Thay đổi kênh trong Trigger.
• Gõ vào biểu tượng thay đổi kênh để thay đổi lần lượt các kênh từ CH1 đến CH4.
• Thay đổi kiểu của Trigger.
• Mỗi lần gõ vào biểu tượng sẽ tạo ra một thay đổi từ đang tăng sang đang giảm hoặc từ đang giảm sang đang tăng.
• Thay đổi chức năng của Trigger.
• Mỗi lần gõ vào biểu tượng chức năng của Trigger thay đổi theo trật tự giữa : AUTO, NORMAL, SINGLE.
• Bằng cách sử dụng các phím chức năng UP/DOWN chúng ta có thể cài đặt mức của Trigger.
• Bằng cách sử dụng các phím chức năng LEFT/RIGHT chúng ta có thể cài đặt vị trí của Trigger.
• Ngoài ra chúng ta còn có thể thay đổi cài đặt của Trigger bằng cách nhấn vào các chức năng tương ứng trong biểu tượng bên.
Nhấn vào “ CH1” để thay đổi kênh.
Nhấn vào biểu tượng “ Run/Stop ” kích hoạt hay dừng màn hình bằng cách đặt Trigger.
− “STOP” để dừng một màn hình, khi đo xung nếu muốn quan sát xung rõ hơn hay muốn chụp hình một dạng xung ta nhấn vào “STOP”.
Hình 4.24: Dừng màn hình •“CURSOR” đo giá trị thời gian và điện áp đã được lưu.
•Nhấp vào biểu tượng bên để quay trở lại màn hình đo bằng tay. • Nhấp vào biểu tượng này cho phép chúng ta lưu một dạng xung tĩnh, hoặc mở một dạng xung khác đã được lưu.
Hình 4.25: Xem xung được lưu Xóa một file đã lưu.
Đổi tên một file đã được lưu.
Hiển thị dạng xung trong một file đã được lưu.
Chúng ta có thể xem xung theo chiều tiến hay chiều nghịch, có thể sử dụng chức năng dừng và chức năng phóng to, thu nhỏ theo trục điện áp hay trục thời gian để phân tích dạng xung.
Đo xung đánh lửa.
Chức năng này cho phép đo xung đánh lửa thứ cấp thông qua màn hình hiện thời.
♦ Phương pháp đo xung đánh lửa thứ cấp.
− Các cực của oscilloscope được phân loại với CH1 đo tín hiệu dương, CH2 đo tín hiệu âm, CH3 dùng cho Trigger pick up.
− Vai trò của Trigger pick up là để nhận ra xung đánh lửa của xi lanh bằng cách kết nối đến máy số 1. Nếu đầu dò không được kết nối một cách chính xác như mô tả chức năng các kênh ở trên sẽ không thể dò ra dạng xung thông thường.
− Mô tả ở trên chỉ phù hợp để đo xung đánh lửa và để sử dụng cho các chức năng đo thông thường, chúng ta có thể sử dụng một kênh bất kì từ kênh 1 đến kênh 4.
Kiểu có bộ chia điện:
Đo xung đánh lửa dùng cáp đánh lửa thứ cấp:
− Kết nối cáp đánh lửa thứ cấp đến dây đánh lửa trung tâm (dây được nối từ cực trung tâm của bộ chia điện đến cuộn dây đánh lửa) như hình bên.
− Xung đánh lửa của kiểu đánh lửa có bộ chia đưa ra tín hiệu kiểu điện áp âm nên đầu đo phải kết nối với kênh CH2 của VG+.
Cáp Trigger:
− Kết nối đầu đo đến dây cao áp của xi lanh số 1.
− Chiều của dòng cao áp đến bugi được đánh dấu trên đầu dò do vậy khi kẹp phải