Oscilloscope, đồng hồ đo và chức năng mô phỏng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thiết bị chẩn đoán ô tô carman scan VG+ (Trang 44)

4.2.2.1 Oscilloscope.

Oscilloscope cho phép chúng ta đo xung của các tín hiệu điện áp, bằng việc đo xung chúng ta có thể đưa ra những dự báo về sự hư hỏng của các bộ phận thông qua sự phân tích về chiều cao, độ rộng của dạng xung đo được và so sánh với xung chuẩn của nhà sản xuất đưa ra.

Từ menu chính nhấn vào biểu tượng “OSCILLOSCOPE” sẽ xuất hiện màn hình dưới đây.

Hình 4.19: Các chức năng đo xung  Phép đo tự động (Auto Setup).

Hiển thị dạng xung của các loại cảm biến và cơ cấu chấp hành với giá trị điện áp và thời gian được tự động điều chỉnh phù hợp cho mỗi mục khi đang kiểm tra.

Từ màn hình nhấn vào biểu tượng sẽ xuất hiện màn hình hiển thị thư mục cảm biến và cơ cấu chấp hành.

Muốn kiểm tra cảm biến hay cơ cấu chấp hành nào thì nhấn chọn vào thư mục ở khung số 1, sau đó chọn các kênh để hiển thị ở khung số 2, khung số 3 là nơi hiển thị các thư mục và các kênh đã lựa chọn ở khung số 1 và số 2.

Sau khi hoàn tất các lựa chọn nhấn “SAVE” để đặt giá trị và hiển thị dạng xung trên màn hình đo.

Nhấn “CANCEL” để hủy các cài đặt, chúng ta có thể chọn lại các thư mục và cài lại các kênh.

 Thực hiện đo bằng tay (Manual Setup).

Chúng ta có thể sử dụng các chức năng của oscilloscope thông qua các thao tác bằng tay. Chúng ta có thể đặt điện áp, thời gian và trigger nếu muốn.

Nhấn vào “Manual Setup” hay nhấn vào “Oscilloscope” ở hình trên màn hình đo xung xuất hiện.

Hình 4.21: Đo xung bằng tay

− “SET VOLT” chức năng này cho phép đặt trục điện áp. Trục tung trên đồ thị là trục điện áp, chúng ta có thể điều chỉnh giá trị điện áp từ 20mV đến 10V.

Hoặc có thể nhấn vào biểu tượng bên để thay đổi giá trị điện áp đặt.

Nhấp vào biểu tượng bên để chuyển từ do DC sang AC. Đo AC chỉ có ở kênh CH1. Trong quá trình đo xung của một bộ phận nào muốn xung được nhìn rõ ta cho xung đó chỉ hiển thị lên một kênh bằng cách nhấp đôi vào biểu tượng các kênh để bỏ các kênh đó.

− “SET TIME” chức năng này cho phép đặt trục thời gian. Trục hoành trên đồ thị là trục thời gian, chúng ta có thể điều chỉnh giá trị thời gian từ 50μs đến 10s.

− “TRIGGER” một Trigger là một chức năng để hiển thị tín hiệu gián đoạn hay lặp lại trong một dạng xung trên màn hình, thay đổi kênh, mức điện áp, màn hình…

Hình 4.23: Hiệu chỉnh Trigger Nhấp vào “Trigger” ta có các thông số hiệu chỉnh sau:

• Thay đổi kênh trong Trigger.

• Gõ vào biểu tượng thay đổi kênh để thay đổi lần lượt các kênh từ CH1 đến CH4.

• Thay đổi kiểu của Trigger.

• Mỗi lần gõ vào biểu tượng sẽ tạo ra một thay đổi từ đang tăng sang đang giảm hoặc từ đang giảm sang đang tăng.

• Thay đổi chức năng của Trigger.

• Mỗi lần gõ vào biểu tượng chức năng của Trigger thay đổi theo trật tự giữa : AUTO, NORMAL, SINGLE.

• Bằng cách sử dụng các phím chức năng UP/DOWN chúng ta có thể cài đặt mức của Trigger.

• Bằng cách sử dụng các phím chức năng LEFT/RIGHT chúng ta có thể cài đặt vị trí của Trigger.

• Ngoài ra chúng ta còn có thể thay đổi cài đặt của Trigger bằng cách nhấn vào các chức năng tương ứng trong biểu tượng bên.

Nhấn vào “ CH1” để thay đổi kênh.

Nhấn vào biểu tượng “ Run/Stop ” kích hoạt hay dừng màn hình bằng cách đặt Trigger.

− “STOP” để dừng một màn hình, khi đo xung nếu muốn quan sát xung rõ hơn hay muốn chụp hình một dạng xung ta nhấn vào “STOP”.

Hình 4.24: Dừng màn hình •“CURSOR” đo giá trị thời gian và điện áp đã được lưu.

•Nhấp vào biểu tượng bên để quay trở lại màn hình đo bằng tay. • Nhấp vào biểu tượng này cho phép chúng ta lưu một dạng xung tĩnh, hoặc mở một dạng xung khác đã được lưu.

Hình 4.25: Xem xung được lưu Xóa một file đã lưu.

Đổi tên một file đã được lưu.

Hiển thị dạng xung trong một file đã được lưu.

Chúng ta có thể xem xung theo chiều tiến hay chiều nghịch, có thể sử dụng chức năng dừng và chức năng phóng to, thu nhỏ theo trục điện áp hay trục thời gian để phân tích dạng xung.

Đo xung đánh lửa.

Chức năng này cho phép đo xung đánh lửa thứ cấp thông qua màn hình hiện thời.

♦ Phương pháp đo xung đánh lửa thứ cấp.

− Các cực của oscilloscope được phân loại với CH1 đo tín hiệu dương, CH2 đo tín hiệu âm, CH3 dùng cho Trigger pick up.

− Vai trò của Trigger pick up là để nhận ra xung đánh lửa của xi lanh bằng cách kết nối đến máy số 1. Nếu đầu dò không được kết nối một cách chính xác như mô tả chức năng các kênh ở trên sẽ không thể dò ra dạng xung thông thường.

− Mô tả ở trên chỉ phù hợp để đo xung đánh lửa và để sử dụng cho các chức năng đo thông thường, chúng ta có thể sử dụng một kênh bất kì từ kênh 1 đến kênh 4.

 Kiểu có bộ chia điện:

Đo xung đánh lửa dùng cáp đánh lửa thứ cấp:

− Kết nối cáp đánh lửa thứ cấp đến dây đánh lửa trung tâm (dây được nối từ cực trung tâm của bộ chia điện đến cuộn dây đánh lửa) như hình bên.

− Xung đánh lửa của kiểu đánh lửa có bộ chia đưa ra tín hiệu kiểu điện áp âm nên đầu đo phải kết nối với kênh CH2 của VG+.

Cáp Trigger:

− Kết nối đầu đo đến dây cao áp của xi lanh số 1.

− Chiều của dòng cao áp đến bugi được đánh dấu trên đầu dò do vậy khi kẹp phải chú ý để kẹp cho đúng chiều.

 Kiểu đánh lửa không cần bộ chia DLI. Cáp đo xung đánh lửa:

− Kết nối cáp đo xung đánh lửa dùng cho loại không cần bộ chia (đầu đo được kết nối đến cổng CH1 của VG+) đến dây cao áp của xi lanh số 1 và 2 của cuộn dây đánh lửa.

− Kết nối cáp đo xung đánh lửa dùng cho loại không cần bộ chia (đầu đo được kết nối đến cổng CH2 của VG+) đến dây cao áp của xi lanh số 3 và 4 của cuộn dây đánh lửa.

Hình 4.27 Đo xung đánh lửa kiểu không có bộ chia

− Tuy nhiên nếu không đo được xung đánh lửa sau khi kết nối đầu đo như ở trên hãy thay đổi vị trí đầu đo ở kênh CH1 cho đầu đo ở kênh CH2.

Trigger pick up:

− Kết nối cáp Trigger đến dây cao áp của xi lanh số 1. Kiểu cuộn dây đánh lửa trên bugi:

Đây là loại có cuộn dây đánh lửa nằm trên bugi mà không cần dây cao áp. Nó có 2 loại tùy thuộc vào nhà sản xuất xe.

− Kiểu có cuộn dây đánh lửa và bugi nằm riêng biệt. − Kiểu có cuộn dây đánh lửa và bugi nằm liền khối.

Kiểu cuộn dây đánh lửa trên bugi không thể đo xung đánh lửa bằng cách dùng đầu đo xung đánh lửa mà phải cần đến một loại cáp đặc biệt.

− Bước 1: Tháo rời tẩu bugi và cuộn dây đánh lửa.

− Bước 2: Kết nối dây cao áp từ cuộn dây đánh lửa đến tẩu bugi.

− Bước 3: Kết nối đầu đo với dây cao áp.

− Bước 4: Kết nối đầu đo của cáp Trigger đến dây cao áp của xi lanh số 1.

Phương pháp kết nối cho loại đánh lửa trực tiếp có bô bin và tẩu bugi liền khối.

− Bước 1: Chuẩn bị cáp cao áp như hình bên. Chuẩn bị dây cao áp cho nhiều máy nếu muốn đo xung cho nhiều máy.

− Bước 2: Kết nối bugi với một dây cao áp dùng cho kiểu đánh lửa không dùng delco.

− Bước 3: Kết nối bugi của dây cao áp đã chuẩn bị với tẩu vừa được tháo ra từ xe.

− Bước 4: Kết nối nó với mỗi xi lanh. − Bước 5: Kết nối đầu đo với dây cao áp và thực hiện tương tự như kiểu có cuộn dây đánh lửa và bugi nằm riêng biêt.

Chúng ta nên kết nối cáp của nhà sản xuất cho phép đo của kiểu đánh lửa có cuộn dây đánh lửa nằm trên bugi. Vì độ dài và đường kính của dây cao áp phụ thuộc vào loại xe.

Hình 4.29: Đo xung kiểu có cuộn dây đánh lửa và bugi nằm liền khối. ♦ Đo xung đánh lửa

Từ màn hình Oscilloscope chúng ta click vào biểu tượng “ignition waveform” màn hình đo xung xuất hiện.

Hình 4.30: Đo xung đánh lửa 1. Chọn số xi lanh của động cơ cần đo.

2. Chọn loại hệ thống đánh lửa cần đo ( loại có bộ chia hay không có bộ chia). 3. Lựa chọn loại đầu đo.

4. Cài đặt hoàn thành và hiển thị màn hình đo. 5. Hủy bỏ cài đặt.

Phân tích các loại lỗi.

Khi bạn chọn một kiểu hỏng hóc, các cơ cấu chấp hành và các cảm biến liên quan được lựa chọn tự động cho phép đo. Khi chọn “Analysis by Trouble Type” màn hình xuất hiện.

Hình 4.31: Phân tích lỗi

Muốn chọn kiểu hỏng hóc nào thì nhấn vào các lỗi trên màn hình tương ứng, lúc này các cảm biến và các cơ cấu chấp hành liên quan sẽ hiển thị tại vị trí các kênh.

−Lựa chọn thư mục kiểm tra trong mỗi kênh và thay đổi phương thức đo cho phù hợp.

−Hủy bỏ tất cả cài đặt và cho phép cài đặt lại.

4.2.2.2 Đồng hồ và chức năng mô phỏng điện áp.

Chức năng này cho phép ta có thể trực tiếp thao tác đo các giá trị như điện áp, dòng điện, tần số, công suất…Giống như đang tiến hành đo trên một đồng hồ đo chuyên dùng.

Hình 4.32: Đồng hồ đo và mô phỏng điện áp

Cho phép đo điện áp thông qua chức năng multi-meter. Chức năng đo dòng điện, tùy chọn kẹp dòng cao hay thấp. Đo tần số thông qua chức năng multi-meter.

Đo áp suất.

Cho phép đo hiệu suất của một chu kỳ thông qua chức năng multi-meter.

Chức năng này để kiểm tra một cơ cấu chấp hành là bình thường khi khởi động hoặc ngừng thông qua chức năng “Actuator

Cho phép đo điện trở thông qua chức năng multi-meter.

Mô phỏng tín hiệu cảm biến bằng cách đo giá trị thay đổi điện áp ở đầu ra.

Chức năng này cho phép đo nhiệt độ.

Cho phép mô phỏng cảm biến thông qua sự thay đổi tần số ở đầu ra, hiệu suất chu kỳ và điện áp.

4.2.3 Thông tin sửa chữa.

Chức năng này cung cấp một cách chi tiết về hình ảnh, vị trí, nguyên nhân, cách sửa chữa những bộ phận hư hỏng thường xảy ra. Trong quá trình khắc phục những hư hỏng của xe, chức năng này sẽ giúp người sửa chữa có thể hiểu rõ một cách chi tiết các nguyên nhân gây ra các hư hỏng từ đó có thể đưa ra được phương án sửa chữa phù hợp.

Từ menu chính ta nhấp vào biểu tượng “INFORMATION FOR REPAIR” sẽ xuất hiện màn hình

Hình 4.33: Thông tin sửa chữa Thông tin sửa chữa bao gồm 3 phần chính:

4.2.3.1 Thông tin sửa chữa theo bộ phận.

Nhấn vào biểu tượng “SORTED BY PARTS” để xem thông tin trợ giúp về các loại cảm biến và các bộ phận khác trên xe.

Hình 4.34: Trợ giúp lỗi theo bộ phận

Sau khi chọn xong một cảm biến hay một cơ cấu chấp hành nào đó mà ta muốn xem màn hình sẽ hiển thị chi tiết về thông tin của phần mà ta đã chọn.

Hình 4.35: Thông tin chi tiết về lỗi

−Chức năng này cho phép bạn xem nguyên nhân lỗi của một chi tiết và phương pháp để khắc phục nó.

−Chức năng này cho phép chúng ta xem hình của cảm biến hay cơ cấu chấp hành đã chọn.

−“Part Location” cho biết vị trí lắp đặt của cảm biến hay cơ cấu chấp hành trên động cơ.

−Chức năng này giải thích về hoạt động, cách sử dụng và phạm vi ứng dụng giúp cho người dùng dễ sử dụng.

−Cho biết về đặc điểm của chi tiết.

−Chức năng này cho biết về nguyên lý làm việc của chi tiết, cho biết dạng xung chuẩn của chi tiết…

−Nhấn vào biểu tượng này để qua trang kế tiếp.

4.2.3.2 Thông tin sửa chữa sắp xếp theo lỗi.

Nhấn vào biểu tượng “SORTED BY TROUBLES” để xem thông tin trợ giúp theo những lỗi xảy ra.

Hình 4.36: Thông tin sửa chữa sắp xếp theo lỗi

Các nhóm lỗi xuất hiện, trong mỗi nhóm lỗi này còn có các lỗi nhỏ liên quan được giải thích bên trong.

−Có 20 lỗi liên quan đến việc khởi động.

1. Máy phát hành làm việc nhưng động cơ không nổ. 2. Chết máy ngay sau khi khởi động xong.

3. Khởi động kém: Động cơ mất ổn định trong lúc khởi động.

4. Động cơ có dấu hiệu bất ổn định và chết máy ngay sau khi khởi động 5. Động cơ có dấu hiệu mất ổn định rồi ổn định trở lại sau khi khởi động. 6. Động cơ có dấu hiệu mất ổn định rồi ổn định trở lại do hiệu ứng từ sự phản hồi tín hiệu từ cảm biến oxy sau khi khởi động.

7. Động cơ có dấu hiệu mất ổn định rồi chạy với hỗn hợp giàu sau khi khởi động.

8. Động cơ giật mạnh khi số vòng quay tăng lên.

9. Động cơ rung giật nhiều lần rồi ổn định trở lại sau khi khởi động.

10. Sau khi khởi động, số vòng quay động cơ giảm và gây rung động nhưng khi tăng số vòng quay thì động cơ ổn định lại.

11. Trong quá trình khởi động, có vẻ như máy phát hành bị kẹt nhưng máy vẫn nổ.

12. Sau khi khởi động, số vòng quay động cơ tăng một thời gian dài mà không trở về trạng thái chạy không tải.

13. Động cơ khó khởi động ở nhiệt độ thấp.

14. Động cơ khó khởi động và bugi bị đóng muội than.

15. Động cơ khó khởi động trong trường hợp sau khi đã hâm nóng.

16. Chết máy khi xe đang chạy và rất khó để khởi động lại tuy nhiên sẽ hoạt động lại bình thường khi máy nguội.

17. Chết máy sau khi động cơ mất ổn định và rất khó để khởi động lại tuy nhiên sẽ hoạt động lại bình thường khi máy nguội.

18. Động cơ đột nhiên khó khởi động mà không có nguyên nhân rõ ràng. 19. Nổ ngược trong khi khởi động đối với xe sử dụng LPG.

20. Động cơ có dấu hiệu mất ổn định rồi xảy ra rung giật sau khi khởi động.

−Có 14 lỗi liên quan đến việc đang ở tốc độ cầm chừng. 1. Chết máy khi bật điều hoà không khí.

2. Số vòng quay động cơ không trở lại số vòng quay ở tốc độ cầm chừng (phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ).

3. Số vòng quay động cơ không trở lại số vòng quay ở tốc độ cầm chừng. 4. Số vòng quay dao động mạnh trong suốt lúc chạy cầm chừng.

5. Số vòng quay không ổn định vì sự rung giật trong lúc chạy cầm chừng. 6. Xuất hiện rung giật mạnh khi bật điều hoà không khí.

8. Bugi bị đóng muội và động cơ ở tình trạng không tốt dẫn tới chết máy. 9. Rung giật mạnh vì sự mất cân đối của lực khí cháy giữa các xy lanh. 10. Mất ổn định trong lúc chạy cầm chừng và ổn định trở lại sau khi có hiệu ứng phản hồi từ cảm biến oxy.

11. Rung giật mạnh sau khi chạy xe ở vận tốc cao.

12. Mất ổn định trong suốt giai đoạn chạy cầm chừng ở điều kiện thời tiết nóng.

13. Nhiên liệu quá giàu trước sự phản hồi trong tình trạng thời tiết lạnh. 14. Động cơ rất mất ổn định và rung động trong lúc chạy cầm chừng đối với xe dùng LPG.

−Có 7 lỗi liên quan đến việc hoạt động của ECU.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thiết bị chẩn đoán ô tô carman scan VG+ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)