Trách nhiệm kiểm tra,lưu hồ sơ

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch HACCP và hệ thống văn bản tài liệu ISO 220002005 cho nhà máy sản xuất dầu ăn (Trang 73 - 77)

C. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIÊN QUYẾT 1.Quy phạm phòng lây nhiễm chéo

1.3. Trách nhiệm kiểm tra,lưu hồ sơ

a> Phòng QA

-Kiểm tra vi sinh,môi trường tại các bộ phận và gửi thông báo tới các khu vực không đạt.

-Tuân thủ nội dung khi ra vào các khu vực sản xuất. b> Phân xưởng sản xuất

-Trong quá trình sản xuất,quản đốc PXSX,trưởng ca,tổ trưởng,nhóm trưởng các tổ sản xuất chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các công đoạn và vệ sinh tại khu vực mình phụ trách. Kết quả được ghi vào các biểu mẫu liên

quan. Kết quả kiểm tra hàng ngày được ghi vào các phiếu theo dõi của các bộ phận.

c> Phân xưởng cơ điện:

Quản đốc PXCĐ,tổ trưởng tổ bảo trì có trách nhiệm theo dõi,kiểm tra công tác bảo trì,bảo dưỡng thiết bị sản xuất. Kết quả được ghi lại trong biên bản bảo dưỡng thiết bị cơ điện.

e> Phòng kế hoạch cung ứng:

-Thực hiện đúng quy trình cung ứng nguyên vật liệu và quản lý kho.

-Kiểm tra tình trạng kho,xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nguyên liệu và vật tư kỹ thuật,che chắn chống mưa nắng,côn trùng,ẩm mốc.

-Thủ kho thành phẩm có trách nhiệm kiểm soát việc bốc xếp thành phẩm,phân loại và tình trạng vệ sinh kho hàng ngày.

-Thủ kho nguyên liệu phụ hàng ngày có trách nhiệm kiểm tra tình trạng hàng hóa và vệ sinh kho.

2.Quy phạm vệ sinh sức khỏe 2.1. Mục đích

Đảm bảo yếu tố con người (công nhân,khách tham quan) không là nguồn lây nhiễm bẩn vào sản phẩm.

2.2. Nội dung

a> Đối tượng thực hiện:

Cán bộ công nhân viên của nhà máy và khách tham quan . b> Phương pháp thực hiện:

*Lựa chọn đầu vào

Đối với tất cả các cán bộ công nhân viên phải được khám sức khỏe và không mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh lao,viêm mũi,viêm họng mủ,mụn nhọt,các bệnh ngoài da,các bệnh da liễu,viêm gan siêu vi,tiêu

chảy,tả,thương hàn và người lành mang mầm vi khuẩn gây bệnh mới được nhận vào nhà máy.

Định kỳ 1 năm/lần: Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho toàn bộ cán bộ công nhân viên tham gia trực tiếp sản xuất với yêu cầu như tuyển đầu vào.

*Kiểm soát hàng ngày: đó là việc vệ sinh hàng ngày cho công nhân

-Đối với tất cả khách tham quan: không được vào khu sản xuất khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Trước khi vào khu vực sản xuất công nhân viên phải tiến hành đội mũ bảo hộ che kín tóc,thay dép,vào phòng thay quần áo bảo hộ và tiến hành rửa tay theo 7 bước như sau:

B1:Xoa xà phòng Vào tay với nước B2:Chà lòng bàn tay

B3:Chà giữa các ngón tay

B4:Lấy móng tay cọ trong lòng bàn tay B5:Cọ trên mu bàn tay

B6:Rửa tay đủ với nước B7:Lau khô tay với khăn giấy

-Quần áo được giặt bằng xà phòng bột trong máy giặt tự động theo chương trình cài sẵn.

-Sau đó quần áo được sấy khô trong máy sấy tự động.

-Nhân viên phòng giặt gấp quần áo đã khô của từng công nhân viên và xếp lên giá theo vị trí quy định. Mũ để tập trung vào thùng carton.

*Vệ sinh cá nhân: Công nhân các bộ phận sản xuất phải tuân thủ các quy định về vệ sinh cá nhân,cụ thể:

-Đầu tóc gọn gàng,sạch sẽ,không để móng tay dài.

-Không mang trang sức,đồng hồ,các vật dụng không liên quan vào vị trí làm việc.

-Không ăn uống khạc nhổ tại nơi làm việc. -Không hút thuốc tại phạm vi nhà máy.

-Không mặc trang phục bảo hộ ra khỏi nhà máy,không ngồi xuống đất hoặc pallet nguyên vật liệu.

*Đối với khách tham quan: Chỉ được vào khi có sự cho phép của ban lãnh đạo công ty và phải có người hướng dẫn (người hướng dẫn có trách nhiệm trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ và phổ biến những thông tin cần thiết cho khách).

*Tổ chức thực hiện:

Trong ca sản xuất,tổ trưởng,nhóm trưởng,trưởng ca:

-Kiểm tra trang phục bảo hộ lao động của từng công nhân trong tổ,yêu cầu công nhân nghiêm túc thực hiện vệ sinh cá nhân theo hướng dẫn đã được đào tạo. Nếu có vi phạm cần yêu cầu công nhân khắc phục ngay. Kết quả được ghi vào phiếu theo dõi của tổ.

3. Quy phạm kiểm soát động vật gây hại 3.1. Mục đích:

Tiêu diệt ngăn chặn sự xâm nhập,hiện diện của các loài động vật,côn trùng gây hại như: chuột,ruồi,kiến,gián,muỗi…trong khu vực sản xuất,kho để tránh lây nhiễm hoặc làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2. Nội dung

a> Hệ thống ngăn chặn động vật gây hại:

*Thiết kế bố trí nhà xưởng,hạn chế xâm nhập động vật gây hại: -Tường lát gạch men kính màu trắng

-Trần cao vừa phải để tiện cho việc vệ sinh. -Nền được lát gạc men kính màu sáng.

-Sử dụng rèm nhựa tại các cửa ra vào tổ chế biến nhằm hạn chế việc xâm nhập của côn trùng.

*Phía trong nhà sản xuất:

-Thực hiện ngăn ngừa việc trú ẩn,hiện diện của động vật gây hại tại các khu theo hướng dẫn vệ sinh tại khu vực đó.

-Khu phục vụ: Hướng dẫn kiểm soát vệ sinh nhà ăn,nhà vệ sinh. Phía ngoài nhà sản xuất chính: ngăn ngừa hạn chế nơi trú ẩn và sự hiện diện của động vật gây hại bằng cách thu gom,xử lý rác thải hàng ngày,vệ sinh sân vườn thực hiện theo hướng dẫn kiểm soát vệ sinh sân vườn.

b> Kiểm soát chuột: *Dụng cụ và hóa chất:

Là những dụng cụ và hóa chất an toàn,không gây độc hại cho con người và môi trường. Thuốc nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ y tế VN. *Trách nhiệm thực hiện: Phòng hành chính quản trị chịu trách nhiệm tổ chức đặt bẫy theo quy định.

*Phương pháp thực hiện:

-Khu bên trong nhà xưởng:Sử dụng các bẫy dính đặt tại các vị trí chuột thường xuyên xâm nhập nhằm bắt sống chuột,chấm dứt sự phá hoại của chúng trong nhà xưởng,văn phòng,kho tàng… tránh tình trạng chuột chết không tìm thấy xác gây ô nhiễm môi trường.

-Khu vực bên ngoài nhà xưởng:Sử dụng bẫy chuột đặt bao quanh khuôn viên bên ngoài,nhằm tiêu diệt trên diện rộng tạo hành lang an toàn,ngăn chặn chuột xâm nhập vào các khu vực bên trong.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch HACCP và hệ thống văn bản tài liệu ISO 220002005 cho nhà máy sản xuất dầu ăn (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w