NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Tiểu luận thế giới phẳng (Trang 67 - 68)

Theo Friedman, lịch sử toàn cầu hóa của thế giới đã trải qua ba giai đoạn. Lần đầu kể từ năm 1492 khi khám phá ra châu Mỹ cho tới khoảng năm 1800, với vai trò quan trọng của các quốc gia và của sức mạnh cơ bắp. Lần thứ hai từ năm 1800-2000, với vai trò động lực của các công ty đa quốc gia và sự ra đời của động cơ hơi nước và đường sắt. Và lần thứ ba kể từ năm 2000 trở lại đây, lần này với động lực là các cá nhân được kết nối với mạng lưới cáp quang toàn cầu. Chính là ở giai đoạn thứ ba này đã hình thành nên cái mà Friedman gọi là “hệ thống thế giới phẳng”. Luận điểm chính của cuốn sách là cho rằng thế giới đang được “làm phẳng” (flattening), nghĩa là một thế giới trong đó con người ngày càng kết nối với nhau do các thành tựu của tin học, Internet, các công cụ tìm kiếm trên mạng và các công nghệ khác. Nhờ đó, các công ty đa quốc gia bây giờ có thể xây dựng những chuỗi cung ứng và đặt gia công (outsourcing) ở tận

Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, nơi mà các nhân viên và lập trình viên có thể làm việc trực tuyến cho những công ty có trụ sở mãi tận Hoa Kỳ…

Thế Giới Phẳng còn cho rằng vị thế của một quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay tùy thuộc vào năng lực của từng cá nhân được tạo sức mạnh cộng hưởng bởi những ước mơ hướng đến điều tốt đẹp. Mà những ước mơ ấy chính là sản phẩm của trí tưởng tượng vốn được hình thành từ nền giáo dục và môi trường phát triển của một quốc gia.

Toàn cầu hóa không phải là một trào lưu, mà nó là một hệ thống quốc tế theo xu thế phát triển không thể đảo ngược của nhân loại. Không ai chống lại được toàn cầu hóa dù nó chứa đựng không ít những mặt trái, giống như không ai ngăn được sự hình thành hệ thống thuộc địa trong giai đoạn toàn cầu hóa 1.0 và 2.0.

Dù tác giả không đề cập thẳng nhưng đọc Thế Giới Phẳng chúng ta cũng nhận ra rằng toàn cầu hóa thực chất là những biện pháp để các nước công nghiệp phát triển mở rộng thị trường đến các nước yếu hơn và khai thác nguồn nguyên liệu và lao động rẻ (kể cả nguyên liệu chất xám) ở các nước này tương tự như các nước thực dân tìm kiếm nguồn nguyên liệu, lao động rẻ và thị trường mới ở các thuộc địa nhưng không phải bằng súng đạn mà bằng những định chế pháp lý khổng lồ của WTO. Nhưng có lẽ tác động xấu của những mặt trái ấy chủ yếu đến từ chính cách thức tiếp nhận thụ động và tiêu cực của mỗi quốc gia thay vì chủ động hội nhập và tiến đến tác động vào quá trình phát triển của nó.

Đọc Thế Giới Phẳng còn gợi mở cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích. Không chỉ các cá nhân, các doanh nghiệp còn tìm thấy ở Thế Giới Phẳng cách thức hoạt động và những nguyên tắc vận hành kinh doanh trong thời đại toàn cầu hóa, các quốc gia còn tìm thấy ở đó cách thức ứng xử của các quốc gia khác và của những nền văn minh khác nhau trong một thế giới được làm phẳng như thế nào.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thế giới phẳng (Trang 67 - 68)