Lý thuyết Dell về ngăn ngừa xung đột

Một phần của tài liệu Tiểu luận thế giới phẳng (Trang 64 - 66)

Trước khi đi vào vấn đề chính Friedman đã đưa ra một dẫn chứng khá thú vị có liên quan đến vấn đề trên, đó là câu chuyện về dây chuyền sản xuất máy tính xách tay của hãng Dell. Thông qua ví dụ về chiếc máy tính Dell Inspiron 600m, số hiệu 9ZRJP41 của tác giả.

Và để lấy tư liệu về việc sản xuất máy tính, Friedman đã có một chuyến đi thực tế đến ban điều hành Dell ở Texas. Thông qua đó tác giả đã cho ta thấy quy trình để sản xuất một chiếc máy tính được Dell tổ chức một cách công phu đầy khoa học thông qua hệ thống máy tính và là một dây chuyền cung ứng toàn cầu gồm nhiều công ty đa quốc gia cùng làm việc với nhau, mỗi công ty chịu một trách nhiệm riêng về một phần của dây chuyền sản xuất. Từ việc nhận đơn đặt hàng, thiết kế, sản xuất linh kiện, lắp ráp cho đến việc đóng gói thành phẩm và trao tận tay cho khách hàng. Tất cả các công đoạn của dây chuyền đều được phối hợp với nhau rất tốt và tất cả các thành viên trong ban lãnh đạo của tập đoàn của Dell thường xuyên làm việc với nhau để cải thiện quá trình sản xuất, luôn cân đối nhu cầu của khách hàng và khả năng cung cấp. Bên cạnh đó Dell còn có những chương trình marketing, khuyến mãi rất thông minh luôn làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng.

Sau khi đã đưa ra câu chuyện về chiếc máy tính, Friedman bắt đầu dẫn dắt ta vào đúng trọng tâm cùa vấn đề: “Tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về chiếc máy tính xách

tay của tôi để nói đến một câu chuyện lớn hơn về địa chính trị trong thế giới phẳng. Và chủ đề thực sự của chương này là làm sao để hạn chế hoặc tác động lên những hiểm họa địa chính trị đó thông qua các hình thức hợp tác mới do thế giới phẳng thúc đẩy và đòi hỏi đặc biệt là từ dây chuyền cung cấp.” Thật vậy quá trình làm phẳng hóa trái đất với chúng ta vẫn còn khá mới mẻ để có thể đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là thế giới đang phẳng hóa mối đe dọa truyền thống và những dây chuyền cung cấp toàn cầu mới nội lên. Sự tương tác giữa các hiểm họa thời xưa( Trung Quốc và Đài Loan) hay các dây chuyền cung cấp ngay lập tức(Trung Quốc hợp tác với Đài Loan) sẽ là nguồn nghiên cứu phong phú cho ngành quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỷ 21.

Và Friedman đã lập luận rằng một khi các nước gắn nền kinh tế và tương lai của mình vào hội nhập thương mại toàn cầu thì họ sẽ kiềm chế gây chiến với các nước láng giềng khác. Để làm rõ hơn về lập luận của mình Friedman đã đưa ra dẫn chứng về tập đoàn McDonald: “ Không có hai quốc gia nảo cùng có mặt tập đoàn McDonald gây chiến với nhau kể từ khi có McDonald”. Và ông đã đưa ra lý thuyết khung cửa vàng về ngăn ngừa xung đột hay còn gọi là lý thuyết McDonald: “ Khi một nước đạt đến mức độ phát triển kinh tế nhất định với một tầng lớp trung lưu đủ lớn để hỗ trợ cho một hệ thống cửa hàng McDonald, nó sẽ trở thành một đất nước McDonald và người dân của đất nước này thì không muốn gây hấn với ai cả ". Hay nói cách khác khi các nước bị cuốn vào thương mại toàn cầu với mức sống đượv nâng cao thì sẽ không còn ai cảm thấy hứng thú với việc đi gây chiến với ngưởi khác. Và lý thuyết này đã có chỗ đứng khá vững vàng trong suốt một thời gian dài tuy nhiên với tình hình về chính trị hiện nay đặc biệt là ở Bắc Triều Tiên và Iran, Friedman thấy mình cần phải đưa ra một lý thuyết mới để thích hợp hơn với thế giới phẳng đó chính là : “ Lý thuyết Dell về ngăn ngừa xung đột”. Lý thuyết này cho rằng sự ra đởi và phát triển của dây chuyền cung ứng ngay lập tức trong thế giới phẳng còn là một nhân tố kiềm chế xung đột lớn hơn là nhân tố làm cho mức sống được nâng cao.

Không có hai quốc gia nào cùng nằm trong một dây chuyền cung ứng toàn cầu sẽ gây chiến với nhau vì những người làm việc trong dây chuyền toàn cầu không muốn tham gia vào những cuộc chiến thời xưa, họ chỉ muốn giao các loại hàng hóa và dịch vụ

ngay lập tức và hưởng thụ mức sống cao do công việc mang lại. Và người hiểu rõ nhất lý thuyết này không ai khác là ngài chủ tịch của Dell. Và để làm sáng tỏ thêm vấn đề Friedman đã đưa ra một số ví dụ về tình hình chính trị ở một số nước phát triển như: Nhật, Hản quốc, Đài Loan, Trung Quốc,… tất cả đều vận dụng lý thuyết Dell. Và một số nước không nằm trong dây chuyền cung cấp lớn nào như Iraq, Syria, Nam Lebanon, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Afghanistan hay Iran tất cả đều là những điểm nóng có thể bùng nổ bất cứ lúc nảo hoặc làm chậm hoặc đảo ngược quá trình làm phẳng thế giới.

Lý thuyết Dell đã trải qua cuộc sát hạch đầu tiên vào tháng 12/2004 tại Đải Loan sau đó là Trung Quốc để kiểm tra mức độ đúng đắn của nó rồi tiếp theo là Ấn Độ, Pakistan thì lúc này chỉ thấy mức độ đúng đắn của nó chỉ ở Ấn Độ, tuy nhiên người ta phẫn không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó. Và Friedman đã nhấn mạnh “Lý thuyết Dell không đảm bảo rằng các chính phủ sẽ không tham chiến tự nguyện, ngay cả các nước thuộc dây chuyền cung ứng lớn, lý thuyết này chỉ đảm bảo các nước khi tham gia vào dây chuyền cung ứng sẽ phãi suy nghĩ ba lần, chứ không phải hai về việc tham một cuộc chiến ngoại trừ tự vệ, còn nếu họ vẫn chọn chiến tranh cái giá phải trả sẽ cao gấp mười so với thập kỉ trước và còn hơn thế nữa”.

Mặc dù vậy trong những năm gần đây đã có sự xuất hiện các dây chuyền cung ứng toàn cầu bị biến thái đó là những tổ chức phi nhà nước, kẻ tội phạm hoặc khủng bố, những kẻ học cách sử dụng các yếu tố của thế giới phẳng để thực hiện chương trình hành động gây bất ổn, gây ra tình trạng vô chính phủ ở một số nước lấy ví dụ tổ chức khủng bố al-Qaeda qua sự kiện ngày 11/9 vừa qua. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thế sống với số mệnh bằng chứng là người Mỹ đã sống qua 11/9. Nhưng chúng ta không thể sống được với chủ nghĩa khủng bố hạt nhân. Điều này có thể làm phẳng thế giới mãi mãi. Lý do Bin Laden đã không sử dụng thiết bị hạt nhân không phải vì hắn không có ý định mà vì hắn không đủ sức và vì lý thuyết Dell không dành chút hy vọng nào để ngăn chặn các dây chuyền cung cấp tự sát và chiến lược duy nhất mà con người có thể làm được là hạn chế hay phải học cách biết được những dự định tồi tệ nhất của chúng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thế giới phẳng (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w