OFFSHORING [LÀ MỞ HẢI NGOẠI] Chạy với Linh dương Gazelle, Ăn với Sư tử

Một phần của tài liệu Tiểu luận thế giới phẳng (Trang 28 - 30)

Chạy với Linh dương Gazelle, Ăn với Sư tử

Ngày 11-12-2001, Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc đồng ý với các quy tắc xử sự chung của hầu hết các nước trên thế giới, chấp nhận sân chơi ngang bằng nhau với các nước còn lại.

Tôi không biết ai là linh dương hoặc sư tử, nhưng khi Trung Quốc gia nhập WTO, các quốc gia phải chạy nhanh và nhanh hơn. Điều đó là vì khi Trung Quoc gia nhập QTO đã thay đổi hình thức Outsourcing và thay vào đó la hình thức Offshoring, việc Trung Quốc gia nhập WTO đưa Bắc Kinh và thế giới đến một mức hoàn toàn mới về offshoring- với nhiều công ti hơn chuyển sản xuất ra hải ngoại và rồi tích hợp nó vào các chuỗi cung toàn cầu của họ.

Bằng việc gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc đồng ý coi các nước trong WTO bình đẳng, các công ty nước ngoài đều có quyền và nghĩa vụ ngang bằng. Với điều đó Trung Quốc không còn là thách thức của thế giới, mà Trung Quốc là một phần quan trọng của thế giới.

Ohmae nói: “Trung Quốc là một đe doạ, Trung Quốc là một khách hàng, và Trung Quốc là một cơ hội”.

Trung Quốc càng làm cho mình hấp dẫn hơn thì các nước cạnh tranh như Malaysia, Thái Lan, Ireland, Mexico, Brazil, và Việt Nam, càng phải làm cho mình hấp dẫn hơn, phải đưa ra những ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài.

Hầu hết các công ti xây dựng các nhà máy hải ngoại không đơn giản có lao động rẻ cho các sản phẩm họ muốn bán ở Mĩ hay Châu Âu. Động cơ khác là để phục vụ thị trường nước ngoài mà không phải lo về các rào cản thương mại và để có chỗ đứng chi

phối ở đó- đặc biệt ở thị trường khổng lồ như Trung Quốc. Có đủ loại nghiên cứu cho thấy mỗi dollar mà một công ti đầu tư vào nhà máy hải ngoại tạo thêm xuất khẩu cho đất nước họ, bởi vì khoảng một phần ba thương mại thế giới ngày nay là ở bên trong các công ti đa quốc gia. Nó hoạt động theo cách khác nữa. Ngay cả khi sản xuất được di ra hải ngoại để tiết kiệm lương, nó thường không di chuyển tất cả ra hải ngoại.

Các ưu thế cho chế tác ở Trung Quốc, đối với các ngành nhất định, trở nên lấn át, quá mạnh, và không thể bị bỏ qua. Hoặc bạn trở nên phẳng hoặc Trung Quốc làm bạn phẳng. “Nếu bạn ngồi ở Hoa Kì và không tính làm sao để vào Trung Quốc,” Perkowski nói, “trong mười hay mười lăm năm nữa bạn sẽ không còn là một người dẫn đầu toàn cầu.”

Bây giờ Trung Quốc đã gia nhập WTO, nhiều khu vực truyền thống chậm chạp, kém hiệu quả đều không thể cạnh tranh và WTO như đòn bẩy chống lại bộ máy quan liêu của chính họ.

Với thời gian, sự tôn trọng các tiêu chuẩn WTO sẽ làm cho nền kinh tế Trung Quốc còn phẳng hơn và là một lực làm phẳng hơn một cách toàn cầu. Nhưng quá độ này sẽ không dễ, và các khả năng của một sự kiệt sức chính trị hay kinh tế gây đổ vỡ hay làm chậm quá trình là không phải không đáng kể. Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ là phẳng thật sự cho đến khi nó vượt qua cái ụ giảm tốc khổng lồ gọi là “cải cách chính trị”

Có vẻ như nó tiến theo hướng đó, nhưng con đường phải đi vẫn còn dài. Sự cải cách vẫn còn rất hạn chế, bởi vì họ không biết giải quyết ra sao với các kết quả của tính minh bạch.

Điều này đặt ra những thách thức về lương và phúc lợi cho các công nhân nào đó ở Hoa Kì. Nền kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn liên kết với các nền kinh tế của thế giới đã phát triển, và thử phá bỏ mối liên kết đó sẽ gây ra sự hỗn loạn kinh tế và địa chính trị có thể tàn phá nền kinh tế toàn cầu. Những người Mĩ và Châu Âu sẽ phải phát triển các mô hình kinh doanh mới để cho phép họ kiếm được tốt nhất từ Trung Quốc và làm nhẹ bớt cho họ chống lại cái xấu nhất.

Diễn đạt theo cách khác, nếu những người Mĩ và Châu Âu muốn được lợi từ sự làm phẳng thế giới và từ sự kết nối tất cả các thị trường và các trung tâm tri thức, tất cả

họ sẽ phải chạy ít nhất nhanh như con sư tử nhanh nhất – và tôi nghi con sư tử đó sẽ là Trung Quốc.

NHÂN TỐ LÀM PHẲNG THỨ 7

Một phần của tài liệu Tiểu luận thế giới phẳng (Trang 28 - 30)