Chuẩn kiến thức kỹ năng của các định lí HHKG trong nội dung xem xét hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học định lí toán học theo định hướng phát hiện và giải quyết vấn đề (thể hiện qua dạy học hình học không gian) khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH DẠY HỌC ĐỊNH LÍ TOÁN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.3.1. Chuẩn kiến thức kỹ năng của các định lí HHKG trong nội dung xem xét hoạt động học tập của học sinh

hoạt động học tập của học sinh

2.3.1.1. Khái niệm về chuẩn

Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân theo những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.

Yêu cầu là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá, tường minh hoá những nội dung, những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những "chốt kiểm soát" để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện.

2.3.1.2. Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hoá, tường minh hoá bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình giáo dục phổ thông.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập. Đồng thời, chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình giáo dục phổ thông nên việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất; hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức, kĩ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

2.3.1.3. Chuẩn KTKN của các định lí hình học không gian

STT Định lí Chuẩn KTKN

1 “Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều nằm trong mặt phẳng đó”.

- Nắm được nội dung của định lí. - Chứng minh được định lí.

- Biết vận dụng định lí để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt.

2 Định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng “Nếu ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song”.

- Nắm được nội dung và phát biểu được định lí.

- Chứng minh được định lí.

- Biết vận dụng định lí để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng, chứng minh các đường thẳng đồng quy hoặc song song.

3 “Nếu đường thẳng a không nằm trên mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng nào đó nằm trong mặt phẳng (P) thì đường thẳng a song song với mặt phẳng (P)”.

- Hiểu và phát biểu được định lí. - Chứng minh được định lí.

- Nhận dạng và thể thể hiện được định lí.

- Biết vận dụng định lí để chứng minh một đường thẳng song song với một mặt phẳng.

4 “Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a mà cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với a”.

- Nắm được nội dung định lí và phát biểu được định lí.

- Biết vận dụng định lí dể xác định giao tuyến của hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.

5 “Nếu a và b là hai đường thẳng chéo nhau thì có duy nhất một mặt phẳng chứa a và song song với b”.

- Nắm được nội dung định lí và chứng minh được định lí.

6 Định lí về hai mặt phẳng song song “Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau và cùng song song

- Nắm được điều kiện để chứng minh hai mặt phẳng song song với nhau. - Nhận dạng và thể hiện được định lí.

với mặt phẳng (Q) thì mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q)”.

-Biết vận dụng định lí để xác định và chứng minh hai mặt phẳng song song 7 “Qua một điểm nằm ngoài một mặt

phẳng có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đó”.

- Hiểu và phát biểu được định lí. - Biết cách xác định một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và song song với một mặt phăng cho trước. 8 “Nếu hai mặt phằng (P) và (Q) song

song với nhau thì mọi mặt phẳng (R) đã cắt (P) thì phải cắt (Q) và các giao tuyến của chúng song song”.

- Hiểu và phát biểu được định lí

- Biết vận dụng định lí để chứng minh hai đường thẳng song song. 9 Định lí Talet trong không gian “ ba

mặt phẳng đôi một song song chắn ra trên hai cát tuyến bất kỳ các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ”.

- Nắm được nội dung định lí.

- Biết vận dụng định lí vào giải toán

10 Định lí Talet đảo - Nắm được nội dung định lí. 11 “Cho ba véctơ a, b,c, trong đó a,

b không cùng phương, Điều kiện cần và đủ để ba véctơ a,b,c đồng phẳng là có các số m, n sao cho c= ma+ nb.Hơn nữa các số m,n là duy nhất”.

- Hiểu định lí và biết vận dụng định lí để chứng minh ba véctơ đồng phẳng

12 “Nếu ba véctơ a,b ,clà ba véctơ không đồng phẳng thì với mỗi véctơ

d ta tìm được các số m, n, p sao cho : d = ma+ nb+ pc.Hơn nữa các số m, n, p là duy nhất”.

- Nắm được nội dung định lí.

13 “Nếu một đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (P)”.

- Biết được điều kiện để một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng - Chứng minh được định lí

- Nhận dạng và thể hiện được định lí - Biết vận dụng định lí để chứng minh một đường thẳng vuông góc với

một mặt phẳng, chứng minh hai đường thẳng vuông góc.

14 Định lí ba đường vuông góc “Cho đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và đường thẳng b nằm trong (P). Khi đó, điều kiện cần và đủ để b vuông góc với a là b vuông góc với hình chiếu a’ của a lên (P)”.

Nắm nội dung và biết vận dụng định lí vào giải toán.

15 Định lí về công thức diện tích hình chiếu.

- Nắm được nội dung định lí.

- Biết vận dụng định lí để giải các bài toán về diện tích.

16 Định lí về điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc “Nếu một mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng khác thì hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau”

- Nắm được điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc.

- Chứng minh được định lí

- Vận dụng được định lí để chứng minh hai mặt phẳng vuông góc.

17 “Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc vói nhau thì bất cứ đường thẳng a nào nằm trong (P) và vuông góc với giao tuyến của (P) và (Q) đều vuông góc với mặt phẳng (Q)”

- Nắm được nội dung định lí, phát biểu dượcđịnh lí.

- Biết vận dụng định lí để chứng minh một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng.

Một phần của tài liệu Dạy học định lí toán học theo định hướng phát hiện và giải quyết vấn đề (thể hiện qua dạy học hình học không gian) khoá luận tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w