Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập dùng trongcacs giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nân cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 133 - 158)

8. Cấu trúc của đề tài

3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Dựa trên kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Cụ thể:

- Tỉ lệ % học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng.

- Tỉ lệ % học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi của các lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là cao hơn lớp đối chứng.

- Đồ thị các đường tích lũy của các lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới đường tích lũy các lớp đối chứng tương ứng.

- Điểm trung bình cộng ở các lớp thực nghiệm dần được nâng cao và cao hơn so với lớp đối chứng.

- Đồ thi biểu thị tần suất điểm cho thấy tỷ lệ học sinh đạt điểm cao ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng.

- Giá trị độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (V) của các lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp đều bé hơn so với lớp đối chứng.

PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Những công việc đã làm:

Từ những mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Trong quá trình hoàn thành khóa luận chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:

a) Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Cơ sở phương pháp luận của việc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học dùng trong các giai đoạn của quá trình dạy học.

b) Điều tra tìm hiểu thực trạng dạy học và sử dụng bài tập vào các giai đoạn của quá trình dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay.

c) Khai thác hết ý nghĩa và tác dụng và phạm vi vận dụng của bài tập. d) Tiến hành đi sâu phân tích cụ thể:

+ Bài tập hóa học dùng trong giai đoạn đặt vấn đề của quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

+ Bài tập hóa học dùng khi nghiên cứu tài liệu mới của quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

+ Bài tập hóa học dùng trong giai đoạn hoàn thiện kiến thức của quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

+ Bài tập hóa học dùng trong giai đoạn bồi dưỡng học sinh giỏi của quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

e) Đã tiến hành thực nghiệm được 2 giáo án trên 4 lớp của trường THPT Cửa Lò, kiểm tra đánh giá được 200 học sinh.

2. Kết luận.

Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy nội dung của đề tài đã khẳng định một số vấn đề sau:

- Hệ thống bài tập đưa ra đảm bảo việc củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó còn có tác dụng phát triển năng lực tư duy, bồi dưỡng khả năng sáng tạo, hình thành nhân cách cho học sinh và hướng cho các em thành một học sinh giỏi hóa học.

- Hệ thống bài tập lựa chọn với các dạng trên là hợp lý với chương trình hóa học phổ thông hiện hành theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của

- Việc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập phục vụ cho các giai đoạn của quá trình dạy học hóa học là rất quan trọng. Nó giúp giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ mới ra trường trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3. Hướng phát triển của đề tài.

Vì thời gian có hạn nên cúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu được một số giai đoạn của quá trình dạy học (nêu vấn đề, nghiên cứu tài liệu mới, hoàn thiện kiến thức) và hệ thống một số bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi. Nếu có thêm điều kiện, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển đề tài theo hướng nghiên cứu kỹ tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học và xây dựng một hệ thống bài tập dùng trong các giai đoạn của quá trình dạy học hoàn thiện hơn.

Chúng tôi nhận thấy rằng nội dung của khóa luận chỉ là những kết quả nghiên cứu bước đầu. Vì trình độ, năng lực của bản thân và điều kiện thời gian còn hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp quan tâm tới vấn đề này.

1. ThS Nguyễn Thị Bích Hiền (2010). Kỹ năng sử dụng bài tập hóa học - cơ sở để sinh viên hóa sau này phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông- Tạp chí giáo dục số 1(2010).

2. ThS Nguyễn Thị Bích Hiền. Áp dụng dạy học nêu vấn đề để giảng dạy chương trình lớp 10 hóa học phổ thông. (Luận văn Thạc sĩ).

3. PGS - TS Lê Văn Năm. Sử dụng dạy học nêu vấn đề ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa học đại cương và hóa vô cơ ở trường THPT. (Luận án tiến sĩ).

4. TS - Cao Cự Giác. Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học. NXB Giáo dục VN.

5. TS - Cao Cự Giác. Tuyển tập bài giảng hóa học hữu cơ. NXB ĐHQG Hà Nội.

6. TS - Cao Cự Giác. Bài tập lý thuyết và thực nghiệm hóa học tập 1,2. NXB Giáo dục.

7. TS - Cao Cự Giác. Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học hữu cơ tập 1,2. NXB ĐHQG Hà Nội.

8. Trần Thành Huế. Tuyển tập các bài toán hóa học nâng cao. NXB trẻ 1997.

9. Ngô ngọc An. Hóa học 10, 11 nâng cao. NXB ĐH Sư phạm.

10. Phan Thanh Nam. Xây dựng hệ thống bài tập hóa học để củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh lớp 10 THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục.

11. Một số đề thi olympic 30 - 4. Năm 2006 - 2009.

12. Nguyễn Ngọc Quang - Nguyễn Cương - Dương Xuân Trinh. Lý luận dạy học hóa học. NXB Giáo dục 1982.

13. Nguyễn Ngọc Quang. Lý luận dạy học hóa học (tập 1). NXB Giáo dục 1994.

14. Bộ Giáo dục và đào tạo. Một số đề thi học sinh giỏi Quốc Gia 1995 - 2009.

15. PGS - TS. Nguyễn Xuân Trường. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. NXB Giáo dục.

16. Lê Thanh Xuân. Các dạng toán và phương pháp giải Hóa học (phần hữu cơ) lớp 11. NXB Giáo dục.

17. Lê Thị Hồng Ngọc. Kỹ năng sử dụng BTHH phần vô cơ trong quá trình dạy học hóa học. Khóa luận tốt nghiệp năm 2010.

18. TS. Nguyễn Thanh Khuyến. Phương pháp giải toán Hóa học vô cơ. NXB ĐHQG Hà Nội.

19. TS. Cao Cự Giác. Hướng dẫn giải nhanh Bài tập hóa học (tập 1,2,3). NXB ĐHQG Hà Nội.

20. PGS - TS Nguyễn Thị Sửu. TS. Lê Văn Năm. Phương pháp dạy học hóa học. Giảng dạy những nội dung quan trọng của chương trình và sách giáo khoa hóa học phổ thông. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

Phụ lục 1: Giáo án thực nghiệm.

Bài 33: AXIT SUNFURIC - MUỐI SUNFAT (tiết 1). I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

a. Học sinh biết:

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách sản xuất axit sunfuric.

- Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat.

b. Học sinh hiểu:

- Tính axit của axit sunfuric loãng là do ion H+ qui định.

- Tính oxi hóa của axit sunfuric đậm đặc là do SO42- trong đó S có số oxi hóa +6.

c. Học sinh vận dụng:

Giải thích một số hiện tượng thí nghiệm với axit sunfuric.

2. Kỹ năng:

- Pha loãng axit sunfuric.

- Viết các PTPƯ và cân bằng phản ứng oxi hóa khử. - Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất.

3. Tư duy, thái độ:

- Giáo dục cho HS vai trò của axit sunfuric đối với nền kinh tế quốc dân. - Sử dụng axit này đúng mục đích và cẩn thận khi sử dụng.

- Ý thức bảo vệ môi trường: chống ô nhiễm và giảm lượng mưa axit bằng việc thu hồi các khí thải ở các nhà máy.

II. Trọng tâm

Tính chất của axit sunfuric đặc: tính oxi hóa mạnh, tính háo nước, khả năng làm thụ động hóa một số kim loại.

III.Chuẩn bị của thầy và trò

• Hóa chất: axit sunfuric đặc, axit HI, hồ tinh bột. HS chuẩn bị: Bài học và các kiến thức liên quan.

IV. Phương pháp

Biểu diễn thí nghiệm, trực quan, thuyết trình, đặt vấn đề.

V. Nội dung

1. Bước 1: Ổn định lớp (1p). 2. Bước 2: Kiểm tra bài cũ (5p).

Gv: Yêu cầu HS hoàn thành các phương trình phản ứng: Na2SO3 + H2SO4  → SO2 + Br2 + H2O  → SO3 + H2O  → Đáp án: Na2SO3 + H2SO4  → Na2SO4 + SO2 + H2O. SO2 + Br2 + 2H2O  → 2HBr + H2SO4 SO3 + H2O  → H2SO4

3. Bước 3: Giảng bài mới

Vào bài: (1p)

Chúng ta đã học về S và một số hợp chất của lưu huỳnh. Hôm nay chúng ta tiếp tục học một hợp chất khác rất phổ biến và có rất nhiều ứng dụng, là hóa chất hàng đầu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp như sản xuất phân bón, dùng làm dung dịch chất điện li cho ăc qui, làm chất tẩy rửa tổng hợp, sản xuất sơn… Đó chính là axit sunfuric và muối sunfat.

I. AXIT SUNFURIC Hoạt động 1 (5 phút)

1.Đặc điểm cấu tạo.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-GV: - Yêu cầu HS viết CTCT của axit sunfuric.

- Yêu cầu HS xác định số oxi hóa của S trong công thức và giới thiệu đây là số oxi hóa cực đại.

- Lên bảng viết CTCT (1) của H2SO4

hay

- Xác định số oxi hóa của S là +6

Hoạt động 2 (5 phút)

2.Tính chất vật lí

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV: Cho HS quan sát bình đựng H2SO4 đặc và phát biểu tính chất vật lí.

GV: Cho học sinh nghiên cứu hình

HS nhận xét :

- H2SO4 là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gấp hai lần nước (H2SO4 98% có khối lượng riêng D=1.84g/cm3).

- Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.

- H2SO4 đặc có khả năng hút ẩm mạnh nên được sử dụng để làm khô khí ẩm. - Cách pha loãng H2SO4 đặc: Rót từ O O S O O H H O O S O O H H

xét về cách pha loãng axit H2SO4 đặc và rút ra nguyên tắc pha loãng axit H2SO4 đặc.

- GV: Tại sao không được làm ngược lại?

GV nhấn mạnh: Tuyệt đối không được làm ngược lại vì nếu bị axit H2SO4 đặc bắn vào sẽ gây bỏng rất nguy hiểm.

và khuấy nhẹ. Tuyệt đối không được làm ngược lại.

- HS: Vì axit H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và khi tan vào nước tỏa rất nhiều nhiệt làm nước sôi đột ngột, kéo theo những hạt axit H2SO4 đặc bắn ra xung quanh gây nguy hiểm.

3.Tính chất hóa học

Hoạt động 3 (5 phút)

a)Tính chất của axitsunfuric loãng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV: axit H2SO4 loãng là một axit mạnh.

- GV yêu cầu học sinh nhớ lại tính chất hóa học chung của axit từ đó phát biểu về tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng. Cho ví dụ.

Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất chung của axit :

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. - Tác dụng với oxit bazơ, bazơ. FeO + H2SO4(l) → FeSO4 + H2O 2NaOH + H2SO4(l) → Na2SO4 + H2O - Tác dụng với muối (điều kiện: muối mới kết tủa hoặc bay hơi, axit mới yếu hơn axit ban đầu).

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2+ H2O.

- GV: Nhận xét và lưu ý cho học sinh sự thay đổi số oxi hóa của Fe trong phản ứng với axit H2SO4

loãng : axit H2SO4 loãng chỉ có thể oxi hoá Fe từ : Fe0 → Fe+2 sinh ra khí H2. Fe 0 + H2SO4(l)  → Fe +2SO4 + H2 Hoạt động 4 (17 phút) b)Tính chất của H2SO4 đặc

Khóa luận tốt nghiệp  Trường Đại Học Vinh

Nguyễn Thị Lài - Lớp 48A Hóa MSSV: 0752010525

- GV: Ngoài những tính chất hóa học chung của một axit như axit H2SO4

loãng axit H2SO4 đặc còn có những tính chất hóa học đặc trưng sau:

* Tính oxi hóa mạnh.

Axit H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa rất mạnh. Cụ thể:

- Oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) và đưa kim loại về số oxi hóa cao nhất.

- Giáo viên nêu vấn đề bằng thí nghiệm:

+ Thí nghiệm 1: Cu + H2SO4 loãng

+ Thí nghiệm 2: Cu + H2SO4 đặc

Sau đó đun cả hai ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

- GV hỏi HS: Quan sát thí nghiệm ta thấy hiện tượng gì xảy ra?

- GV gợi ý: khí có mùi hắc bay ra là khí SO2 . Yêu cầu học sinh viết ptpư minh họa.

- GV yêu cầu HS hoàn thành ptpư: Fe + H2SO4đặc …

- GV bổ sung: Axit H2SO4 đặc đã

- HS : lắng nghe và ghi chép bài đầy đủ.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh nhận xét:

+ Thí nghiệm 1 không có hiện tượng gì xảy ra.

+ Thí nhiệm 2 thấy có khí có mùi hắc thoát ra.

- HS:

Cu + H2SO4 (l) → không xảy ra pư. Cu + 2 đặc CuSO4 + ↑+ 2H2O

- HS :

2Fe + 6 đặc

Fe 2(SO4)3 + 3↑ + 6H2O

Hoạt động 5: (5 phút)

Củng cố - Bài tập về nhà

4. Bước 4: Củng cố.

Câu 1: Cho 50ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 50 ml dung dịch axit sunfuric 0,6M thu được dung dịch A. Vậy trong dung dịch A chứa chất gì ?

A.Na2SO4 ; B.NaHSO4; C. Na2SO4 và NaHSO4 ; D. NaHSO4 và NaOH dư

Câu 2: Phản ứng nào xảy ra khi cho Al tác dụng với axit sunfuric có nồng độ 95%

A. 2Al + 3H2SO4  → Al2(SO4)3 + 3H2

B. 2Al + 6H2SO4  → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O C. 2Al + 4H2SO4  → Al2(SO4)3 + S + 4H2O

Câu 3: Yêu cầu HS về nhà viết các PTPƯ của axit sunfuric loãng; làm các bài tập: 3, 6, 7, 9,10 trang 186 – 187 SGK.

CHƯƠNG IX. ANĐEHIT- XETON- AXIT CACBOXYLIC Bài 44 : ANĐEHIT- XETON (tiết 1)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS biết:

+ Khái niệm, phân loại, cấu tạo phân tử andehit.

+ Tính chất vật lí và hóa học đặc trưng của andehit và ứng dụng của một số andehit.

- HS hiểu:

+ Tính chất hóa học của andehit. + Các phương pháp sản xuất mới.

2. Kĩ năng:

+ Dự đoán được tính chất hóa học đặc trưng của andehit, kiểm tra dự đoán và kết luận.

+ Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. + Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất của andehit. + Giải được bài tập:phân biệt andehit bằng phương pháp hóa học, tính khối lượng hoặc nồng độ andehit tham gia phản ứng.

3. Tình cảm, thái độ

Những tính chất mới lạ của andehit làm tăng sự ham mê học tập môn hóa học.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh * Giáo viên:

+ Dung dịch AgNO3 1% + Dung dịch NH3 10% - Dụng cụ: + Ống nghiệm.

+ Đèn cồn.

+ Ống hút nhỏ giọt.

* Học sinh: ôn tập kiến thức bài ancol và xem trước bài andehit- xeton.

C. Phương pháp

+ Đàm thoại + Thuyết trình

+ Biểu diễn thí nghiệm minh họa. + Dạy học nêu vấn đề.

D. Tiến trình dạy- học

1. Ổn định lớp (1phút) 2. Hỏi bài cũ:

Lấy 2 ví dụ về ancol bậc 1, 2 ví dụ về ancol bậc 2 và viết các phương trình phản ứng khi oxi hóa ancol bậc 1, bậc 2 đó với CuO và có xúc tác nhiệt độ.

3. Bài mới. GV giới thiệu nội dung của chương mới, chương IX “ Andehit- Xêton- Axit cacboxylic”.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Andehit

I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp Hoạt động 1.(5 phút)

1. Định nghĩa

- GV: Cho một số công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ: H-CH=O,CH3-CH=O,C6H5-CH=O, CH2=CH-CH=O; O=CH-CH=O.... - Yêu cầu HS: nhận xét về đặc điểm

HS: Thảo luận và nhận xét:

- GV: - Nhóm (-CH=O) được gọi là nhóm chức andehit; còn gọi là nhóm cacbandehit.

- Có thể viết (-CHO).

Yêu cầu HS: từ đó nêu định nghĩa về andehit?

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập dùng trongcacs giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nân cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 133 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w