Bài Tập dùng trong kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập dùng trongcacs giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nân cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 90 - 93)

8. Cấu trúc của đề tài

2.4. Bài Tập dùng trong kiểm tra, đánh giá

2.4.1. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng trong quá trình giảng dạy. Nó có các mục đích sau:

- Khi làm bài kiểm tra, HS phải suy nghĩ vận dụng các kiến thức đã học cho nên kiểm tra giúp HS tự hoàn thiện các kiến thức đã có, và do đó đã tạo cơ sở tốt để tiếp thu kiến thức mới.

- Qua kết quả kiểm tra giúp cho GV tự đánh giá cách dạy của mình để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp hoặc phát huy lên. GV cũng phát hiện ra các lỗi để sửa cho HS. Phụ huynh HS biết được tình hình học tập của con em mình.

- Bên cạnh việc giáo dục tính tự giác học tập cho HS là chính thì kiểm tra là biện pháp răn đe cần thiết để nhắc nhở HS chăm học.

2.4.2. Yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

- Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, phong phú về hình thức nhằm làm cho HS coi việc kiểm tra là một việc làm bình thường. Do vậy HS không bị xáo trộn về tâm lý khi làm bài kiểm tra và có ý thức thuộc bài thường xuyên để sẳn sàng dự kiểm tra.

- Chỉ khi GV đã truyền đạt kiến thức mới cho HS được tốt, đã củng cố luyện tập kiến thức đó cho HS (có thể một kiến thức nhỏ trong tiết học, có thể cả hệ thống kiến thức của một chương) thì GV mới kiểm tra.

- Đề kiểm tra phải chính xác. Đối với lớp có nhiều trình độ HS khác nhau thì đề kiểm tra phải có tác dụng phân loại HS động viên HS học kém vươn lên, khuyến khích HS giỏi phát huy tài năng.

- Phải soạn đáp án để cho điểm được chính xác và công bằng. Lỗi của HS trong bài làm phải được GV sửa; bài làm tốt, cách giải tốt phải được tuyên dương.

- HS gian lận: quay cóp, sử dụng tài liệu mà đề bài không cho phép dùng cần được nghiêm khắc nhắc nhở.

- Kết quả kiểm tra phải được trả đúng hẹn cho HS.

2.4.3. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá.

Việc kiểm tra – đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược trong” giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học. Nó giúp cho HS kịp thời nhận thấy mức độ đạt được những kiến thức của mình, còn lỗ hổng kiến thức nào cần được bổ sung trước khi bước vào phần mới

của chương trình học tập, có cơ hội để nắm chắc những yêu cầu cụ thể đối với từng phần của chương trình. Ngoài ra thông qua kiểm tra – đánh giá HS có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức. Nếu việc kiểm tra – đánh giá chú trọng phát huy trí thông minh, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống thực tế.

Việc kiểm tra – đánh giá được tổ chức nghiêm túc, công bằng sẽ giúp HS nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn.

Việc kiểm tra – đánh giá HS cung cấp cho GV những thông tin “liên hệ ngược ngoài” giúp người dạy điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy.

Kiểm tra – đánh giá kết hợp với việc theo dõi thường xuyên tạo điều kiện cho GV nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ mỗi học sinh trong lớp mình dạy để có thể có biện pháp phụ đạo bồi dưỡng riêng thích hợp, qua đó nâng cao chất lượng học tập chung của cả lớp.

2.4.4. Các loại bài tập dùng trong kiểm tra, đánh giá.

a. Các dạng bài có tính chất tái hiện dùng để kiểm tra lý thuyết được tái hiện, củng cố kiến thức trong bài học.

+ Thường dùng đối với các học sinh ở các lớp học chương trình cơ bản và củng cố lại các phần kiến thức theo từng chuyên mục cho học sinh.

b. Dạng bài có tính chất ơrixtic.

+ Đòi hỏi học sinh có khả năng phân tích bài toán. + Phân loại được học sinh...

c. Dạng trắc nghiệm khách quan.

Có nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi loại có những đặc điểm và công dụng riêng tuy nhiên chung quy lại chúng có một số ưu, nhược điểm nhất định. Đối với dạy học bộ môn Hóa học bậc phổ thông, hình thức trắc

nghiệm khách quan là hình thức có nhiều ưu điểm phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học.

+ Đòi hỏi học sinh nhớ chính xác và nhanh kiến thức đã học. + Tiết kiệm thời gian.

+ Dùng sau khi học xong một tiết học, một bài hay kiểm tra cuối một chương.

d. Dạng trắc nghiệm tự luận.

+ Đòi hỏi khả năng hiểu, nhớ kiến thức. + Đánh giá thái độ của học sinh.

+ Đánh giá được khả năng tư duy, óc phán đoán, tài quan sát của học sinh. + Cần thời gian lâu hơn trắc nghiệm tự luận nên thường dùng sau khi ôn tập một chương, kiểm tra cuối kỳ, cuối năm học.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập dùng trongcacs giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nân cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w