Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập dùng trongcacs giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nân cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc của đề tài

1.8.Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

1.8.1. Đặc điểm cơ thể.

Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi thanh niên, là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém hơn so với cơ thể của người lớn. Tuổi này về mặt sinh lý phát triển khá êm ả nhưng sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu não có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp... của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập.

1.8.2. Đặc điểm hoạt động học tập.

Nội dung và tính chất của hoạt động học tập của thanh niên học sinh khác rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên. Sự khác nhau cơ bản không ở

chỗ nội dung học tập ngày một sâu hơn, mà là ở chỗ hoạt động học tập của thanh niên học sinh đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều; đồng thời cũng đòi hỏi, muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy lý luận.

Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển.

Thái độ của thanh niên học sinh đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Cuối bậc trung học phổ thông các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định đối với một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này thường liên quan với một việc chọn một nghề nhất định của học sinh. Hơn nữa, hứng thú nhận thức của thanh niên học sinh mang tính chất rộng rãi, sâu và bền vững hơn thiếu niên.

Thái độ học tập của thanh niên học sinh được thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc khác với lứa tuổi trước. Lúc này có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học của các em), động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học, rồi mới đến động cơ cụ thể khác...

Nhưng thái độ học tập ở không ít em có nhược điểm là, một mặt các em rất tích cực học một số môn học mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn; mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt được điểm trung bình. Giáo viên cần làm cho các em học sinh đó hiểu được ý nghĩa và chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi một giáo dục chuyên ngành.

Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên học sinh trong hoạt động học tập.

1.8.3. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ.

- Tri giác có mục đích đã đạt tới mức cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Tuy vậy quan sát của thanh niên học sinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hướng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện.

- Ở tuổi thanh niên học sinh, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng lên rõ rệt (các em biết sử dụng tốt hơn các phương pháp ghi nhớ, tóm tắt ý chính, so sánh đối chiếu...). Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em biết tài liệu nào cần ghi nhớ từng câu từng chữ, cái gì cần hiểu mà không cần nhớ ...Nhưng một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, cũng có khi các em đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.

- Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển; do sự phát triển của quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của thanh niên học sinh có thay đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trong những đối tượng quên biết đã được học hoặc chưa được học ở trường. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển... Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh sớm thực hiện được các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội... Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan.

Tuy vậy hiện nay số học sinh trung học phổ thông đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lức độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính... Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập dùng trongcacs giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nân cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 35)