8. Cấu trúc của đề tài
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập dùng khi nghiên cứu tài liệu mới
2.2.1. Ý nghĩa của việc dùng bài tập trong giai đoạn nghiên cứu tài liệu mới.
Bài tập hóa học được sử dụng là phương tiện nghiên cứu tài liệu mới, khi trang bị kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc. Việc nghiên cứu một kiến thức mới thường bắt đầu bằng việc nêu vấn đề. Mỗi vấn đề xuất hiện khi nghiên cứu tài liệu mới cũng là một bài tập đối với học sinh. Để làm một vấn đề trở nên mới và hấp dẫn và xây dựng vấn đề nghiên cứu còn có thể dùng cách giải bài tập. Việc xây dựng các vấn đề dạy học bằng bài tập không những sẽ kích thích được hứng thú cao của học sinh đối với kiến thức mới sắp được học, mà còn tạo ra khả năng củng cố kiến thức đã có và xây dựng được mối liên quan giữa kiến thức cũ và mới.
2.2.2. Đặc điểm của các bài tập dùng khi nghiên cứu tài liệu mới.
- Bài tập hóa học phải được xây dựng trên cơ sở kiến thức đã học để HS có thể giải được nhưng đồng thời đó cũng là con đường đi đến kiến thức mới.
- Điều quan trọng nhất những thông tin đưa ra phải mang một tình huống để HS phải suy nghĩ, hạn chế đưa ra những bài tập quá đơn giản có tính nhắc lại hoặc xem sách để trả lời.
- Bài tập hóa học ở đây có thể là bài tập trắc nghiệm khách quan hay tự luận:
Câu hỏi trả lời, bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thực nghiệm, bài tập thực tiễn ...
- Đối với bài tập thực nghiệm cần phải có đầy đủ dụng cụ hóa chất cần thiết để HS tiến hành không nên đưa ra ở dạng bài tập lý thuyết.
- Đối với bài tập định lượng thì các dữ kiện phải rõ ràng các con số phải dễ tính nhẩm.
Các bài tập dùng để truyền thụ kiến thức mới cho học sinh thường thiên về kỹ năng tính toán, thường là các phép tính không phức tạp. Và kết quả của việc giải bài tập chính là nội dung của bài học.
2.2.3. Sử dụng bài tập trong dạy bài học bài mới ở trường THPT
- Sử dụng bài tập hóa học như một công cụ để tìm kiếm kiến thức vì vậy người GV đóng vai trò rất quan trọng từ khâu thiết kế bài tập đến việc khai thác bài tập như thế nào để HS bật ra được kiến thức cần hướng đến. Ở đây, GV cần đưa HS vào tư thế của một nhà nghiên cứu.
- Bài tập hóa học có thể đưa ra ở dạng phiếu học tập hoặc có thể đưa ra dưới hình thức máy chiếu hoặc cũng có thể là câu hỏi bằng lời rất đơn giản dễ sử dụng hoặc một bài tập thực nghiệm.
- Bài tập hóa học dùng trong dạy học bài mới phải kết hợp với hình thức hoạt động nhóm thì mới phát huy hết tính tích cực của HS.
- Cách tổ chức dạy học:
+ GV chia ra làm nhiều nhóm, chọn nhóm trưởng.
+ Phát phiếu học tập hoặc dùng máy chiếu, đối với những bài tập có nhiều câu hỏi nhỏ thì ta nên chiếu từng câu nhỏ để HS giải quyết tránh đưa một lúc nhiều câu hỏi nhỏ làm cho HS lúng túng.
+ Phát dụng cụ hóa chất thí nghiệm cho từng nhóm (nếu có).
+ Các nhóm thảo luận việc độc lập dưới sự hướng dẫn và giám sát của GV. Sau một thời gian, nhóm nào hoàn thành trước sẽ lên bảng báo cáo kết quả. GV cho HS nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh bài tập.
Nhóm nào hoàn thành bài tập trước và đúng nhất sẽ được cộng một điểm vào bài kiểm tra miệng hoặc tùy vào nội dung bài tập và tình huống mà GV có thể cho điểm trực tiếp thay cho kiểm tra bài cũ.
- Ưu điểm của việc dùng bài tập hóa học để dạy bài mới: Có thể dùng ở bất kỳ trường nào dù miền núi hay đồng bằng, nơi có điều kiện hoặc nơi không có điều kiện; GV có thể linh hoạt trong việc chọn bài tập cho từng lớp nếu lớp
Ví dụ 1: - Nội dung:
1. Nêu vị trí nhóm Kim loại kiềm trong bảng HTTH, đọc tên các nguyên tố trong nhóm ? ...
2. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm. Cho biết đặc điểm của electron lớp ngoài cùng và khả năng cho nhận electron
của nguyên
tử ? ...
3. Quan sát bảng 6.1 SGK, cho biết năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn, cấu tạo mạng tinh thể của các kim loại kiềm ? ...
- Nhận xét sự biến thiến năng lượng ion hóa và thế điện cực chuẩn của các nguyên tố trong dãy ? ...
- So sánh năng lượng ion hóa của kim loại kiềm với các nguyên tố cùng chu
kì ?... 4. Dự đoán tính chất hóa học đặc trưng gì của kim loại kiềm ? ...
- Hình thức sử dụng: Phiếu học tập.
- Thời gian: 5 phút.
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Kiến thức mới sẽ đạt được: HS hiểu về vị trí và cấu tạo; từ đó dự đoán được tính chất của kim loại kiềm đồng thời hình thành cho HS kỹ năng suy luận từ cấu tạo suy ra tính chất để áp dụng cho các bài tiếp theo.
+ Phát huy năng lực tự học của học sinh.
- Phạm vi vận dụng: Dùng khi dạy học bài mới; bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm - SGK Hóa học 12 ban cơ bản và bài 28: Kim loại kiềm - SGK Hóa học 12 nâng cao.
- Nội dung:
1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là:
A. ns1 B. ns2np1
C. ns2np2 D. ns2
2. Các nguyên tử nguyên tố kim loại kiềm thổ khi đi từ trên xuống năng lượng ion hóa I2 ... và thế điện cực chuẩn E0M2+/M ...
3. Số oxi hóa của nguyên tố kim loại kiềm thổ trong hợp chất là...
- Hình thức sử dụng:
+ Bài tập trắc nghiệm. + Phiếu học tập.
- Thời gian: 3 phút.
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Thông qua các thông tin chính là nội dung của các câu hỏi, GV dẫn dắt để HS hiểu được cấu tạo và dự đoán một số tính chất của kim loại kiềm thổ.
- Phạm vi vận dụng: Dùng khi dạy học bài mới; bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ - SGK Hóa học 12 ban cơ bản và bài 30: Kim loại kiềm thổ - SGK Hóa học 12 nâng cao.
2.2.4. Thực trạng sử dụng bài tập hóa học trong dạy bài mới ở trường THPT hiện nay.
- Việc sử dụng bài tập hóa học để dạy học bài mới đã và đang được vận dụng, tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Vì việc thiết kế những bài tập mất rất nhiều thời gian mà GV thì thường ngại khó khăn.
- Đa số những bài tập mà GV sử dụng để dạy bài mới là những câu hỏi mang tính nhắc lại kiến thức cũ hoặc nhìn SGK để trả lời do đó không gây ra tình huống có vấn đề nên chưa phát huy tính tích cực nhận thức, HS chưa tự chiếm lĩnh kiến thức.
xem chứ chưa áp dụng vào như một công cụ để tìm kiếm kiến thức mới (thí nghiệm phát hiện vấn đề).
- Việc sử dụng bài tập hóa học để dạy bài mới theo phương pháp hoạt động nhóm cũng đang được vận dụng tuy nhiên chỉ có một số tiết thao giảng.
- Hiện nay, nhiều GV trẻ thường dùng phiếu học tập để dạy trong các tiết luyện tập, theo hình thức hoạt động nhóm nhưng do điều kiện (lớp học quá đông và phòng học nhỏ) nên chỉ hai em ngồi cạnh nhau hợp thành nhóm. Còn trong tiết dạy bài mới thì rất ít sử dụng.
- Theo đa số GV thì nếu sử dụng phiếu học tập được hết cho các chi tiết dạy thì hiệu quả sẽ rất khả quan.
Song loại bài tập này mất nhiều thời gian, để tăng tính hiệu quả, GV cần chuẩn bị trước và cho các HS làm trước ở nhà. Đến tiết, GV chọn những bài tiêu biểu và bài khó để sửa, còn những bài dễ và tương tự thì có thể hỏi HS đáp án và kiểm tra đáp án cho HS. GV cho thời gian để các nhóm hoạt động và trao đổi. Sau đó, GV chọn bất kì một thành viên trong nhóm để sửa, đảm bảo HS nào cũng phải tham gia trong giờ luyện tập. Với một bài toán có nhiều cách giải, GV có thể gọi cùng lúc 2, 3 nhóm HS giải, sau đó phân tích, so sánh và tìm ra cách giải nhanh nhất và hay nhất.
2.2.5. Hệ thống bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới.
Bài tập 1: - Nội dung:
a. Cho biết vị trí của nhôm (Al) trong bảng HTTH ?
b. Viết cấu hình electron của Al. Nhận xét gì về đặc điểm electron ở lớp ngoài cùng, khả năng tách electron của nguyên tử Al ?
- Hình thức sử dụng: Bài tập lý thuyết.
- Thời gian: 3 phút.
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Qua đặc điểm electron ở lớp ngoài cùng của Al dự đoán 1 số tính chất của Al.
- Phạm vi vận dụng: Dùng để đi vào bài mới, bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm - SGK Hóa học 12 ban cơ bản và bài 33: Nhôm - SGK Hóa học 12 nâng cao.
Bài tập 2:
- Nội dung: Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và viết các PTHH xảy ra:
TN1: Cho Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư. TN2: Cho Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư. a. Nêu hiện tượng xảy ra ở 2 thí nghiệm trên.
b. Kết luận gì về tính chất hóa học của Al2O3 qua thí nghiệm trên?
- Hình thức sử dụng:
+ Thí nghiệm. + Phiếu học tập.
- Thời gian: 5 phút.
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Giúp học sinh hiểu và nắm được tính chất hóa học của Al2O3. + Giúp học sinh có hứng thú hơn khi học môn hóa học.
- Phạm vi vận dụng: Dùng để đi vào phần Nhôm oxit của bài mới, bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm - SGK Hóa học 12 ban cơ bản và bài 33: Nhôm - SGK Hóa học 12 nâng cao.
Bài tập 3:
- Nội dung: Sắp xếp các loại quặng sau theo thứ tự hàm lượng sắt tăng dần: FeS2, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe2(SO4)3
(1) (2) (3) (4) (5)
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Với cách giải ngắn ngọn: Ta có: MS = 2.MO
Tỉ lệ về khối lượng giữa Fe và nguyên tử O trong các quặng trên lần lượt là: 1:4; 1:1; 2:3; 3:4; 1:9
Thứ tăng dần hàm lượng Fe là: (5); (1); (3); (4); (2) Biết nhanh kết quả.
+ Giúp cho học sinh biết áp dụng vào thực tiễn quặng nào tốt thì hàm lượng sắt nhiều nhất.
- Phạm vi vận dụng: Dùng dạy học bài mới, bài 32: Hợp chất của sắt - SGK Hóa học 12 ban cơ bản và bài 41: Một số hợp chất của sắt - SGK Hóa học 12 nâng cao.
Bài tập 4:
- Nội dung: Cho 69,6 g hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau. Tính khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp?
- Hình thức sử dụng: Bài tập thực nghiệm.
- Thời gian: 5 phút.
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Với cách giải thông thường:
Gọi x là số mol mỗi oxit trong hỗn hợp.
Ta có: 72x + 232x + 160x = 69,6→x = 0,15 mol g mFeO 0,15.232 34,8 4 3 = = ⇒
+ Với cách giải nhanh:
Có thể coi Fe3O4 là hỗn hợp FeO và Fe2O3 theo tỉ lệ mol là 1:1.
Ngược lại, khi có hỗn hợp FeO và Fe2O3 theo tỉ lệ mol là 1:1 thì có thể xem đó là một chất Fe3O4.
Do đó: m mhh g O Fe 34,8 2 6 , 69 2 4 3 = = =
+ Giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, tính toán nhanh.
- Phạm vi vận dụng: Dùng dạy học bài mới, bài 32: Hợp chất của sắt - SGK Hóa học 12 ban cơ bản và bài 41: Một số hợp chất của sắt - SGK Hóa học 12 nâng cao.
Bài tập 5:
- Nội dung: Từ 350 kg quặng cromit, bằng phương pháp hóa học người ta tách được oxit crom (Cr2O3). Toàn bộ lượng crom oxit thu được đem tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thì thấy lượng bột Al cần dùng là 108 kg. Tính phần trăm khối lượng crom oxit có trong quặng ? Giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%.
Đáp án:
PTHH: 2Al + Cr2O3 →t0 2Cr + Al2O3
Lượng crom oxit đem phản ứng: mCrO .152 304kg
2 . 27 108 3 2 = =
Phần trăm Cr2O3 có trong quặng cromit là: .100% 86,86% 350 304 % 3 2O = = Cr m
- Hình thức sử dụng: GV cho các nhóm tiến hành thảo luận. GV gọi bất kỳ đại điện các nhóm trình bày.
- Thời gian: 4 phút.
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Thông qua BT trên, HS sẽ nắm được trạng thái tự nhiên, phương pháp sản xuất crom.
- Phạm vi vận dụng: Dùng dạy học phần ứng dụng và sản xuất của bài 38: Crom - SGK Hóa học 12 nâng cao.
Bài tập 6:
- Nội dung: Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và viết PTHH xảy ra khi cho: a. Cho từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa CuSO4.
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NH3 dư
c. Kết luận gì về tính chất hóa học của Cu(OH)2 qua thí nghiệm trên?
- Hình thức sử dụng: Kết hợp thí nghiệm và phiếu học tập.
- Thời gian: 5 phút.
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Giúp học sinh nhớ lâu kiến thức về tính chất hóa học của Cu(OH)2; nhất là phản ứng tạo phức của đồng với dung dịch NH3.
- Phạm vi vận dụng: Dùng khi dạy học phần hợp chất của đồng ở bài 35: Đồng và hợp chất của đồng - SGK Hóa học 12 ban cơ bản và phần một số hợp chất của đồng trong bài 43: Đồng và một số hợp chất của đồng - SGK Hóa học 12 nâng cao.
Bài tập 7:
- Nội dung: Học sinh quan sát giáo viên biểu diễn thí nghiệm đốt cháy H2S trong không khí và hoàn thành phiếu học tập có nội dung:
+ Hiện
tượng : ...
+ Giải thích : ...
- Hình thức sử dụng: Phiếu học tập.
- Thời gian: 4 phút.
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Qua bài tập trên giúp học sinh biết và nắm chắc được tính chất hóa học của H2S.
+ Tăng khả năng hứng thú cho học sinh trong giờ học.
- Phạm vi vận dụng: Dùng khi dạy phần tính chất hóa học của Hiđrô sunfua ở bài 32: Hiđrô sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit - SGK Hóa học 10 ban cơ bản và bài 44: Hiđrô sunfua - SGK Hóa học 10 nâng cao.
- Nội dung: Khí Oxi rất cần thiết đối với chúng ta, chúng ta không thể tồn tại nếu không có oxi. Ngoài ra oxi còn có nhiều ứng dụng quan trọng khác trong đời sống và sản xuất của con người. Hãy liệt kê ra các ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất của con người.
- Hình thức sử dụng: Phiếu học tập.
- Thời gian: 5 phút.
- Tác dụng của bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới:
+ Giúp học sinh khái quát được các ứng dụng của oxi và tác dụng to lớn