Bài tập dùng khi hoàn thiện kiến thức

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập dùng trongcacs giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nân cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 73 - 90)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.Bài tập dùng khi hoàn thiện kiến thức

2.3.1. Vai trò của giai đoạn hoàn thiện kiến thức.

Hoàn thiện kiến thức có nghĩa là làm sáng tỏ thêm biểu tượng về vật thể và hiện tượng nghiên cứu bằng cách phân biệt, so sánh, đối chiếu chúng, làm chính xác sâu sắc thêm các khái niệm bằng cách tách riêng những dấu hiệu, bản chất, thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm và khái quát hơn nữa các kiến thức đã thu được; làm sáng tỏ các định luật, các quan điểm cơ bản của thuyết cấu tạo chất, việc điều khiển các phản ứng hóa học.

Khi hoàn thiện kiến thức, kiến thức được ôn tập, lặp lại, nhưng hướng tập trung hơn vào việc làm chính xác hóa, đào sâu, củng cố và vận dụng. Vì thế có thể nói vắn tắt, hoàn thiện kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức.

2.3.2. Đặc điểm các bài toán trong hoàn thiện kiến thức.

- Có tính suy luận, dùng nhiều thao tác phán đoán.

- Cần sử dụng nhiều tao tác tư duy, có phân tích, biện luận. Có thể là các bài tập:

+ Giải thích hiện tượng. + Nhận biết.

+ Tách.

+ Điều chế...

2.3.3. Nguyên tắc xây dựng các bài tập củng cố kiến thức.

Bài tập hóa học để củng cố là một bộ phận trong hệ thống bài tập hóa học nói chung, nên trước hết phải căn cứ vào các nguyên tắc chung của việc xây dựng bài tập mới. Điểm khác biệt ở đây là các bài tập không chỉ đơn thuần là đòi hỏi tái hiện kiến thức cũ, ở đây học sinh vừa phải tái hiện kiến thức cũ vừa phải vận dụng nó để giải quyết một tình huống mới chưa quen biết hay có thể là một tình huống đã gặp. Nhưng trong một hoàn cảnh mới, có nghĩa là khi học sinh giải được xong một bài tập loại này thì học sinh không chỉ nhớ mà hiểu các kiến thức đã học và tự rút ra (hay lĩnh hội) được những kiến thức mới mà tại thời điểm làm bài tập các em chưa biết.

Bài tập hóa học là một hình thức củng cố, ôn tập hệ thống hóa kiến thức một cách sinh động và hiệu quả. Khi giải bài tập hóa học, HS phải nhớ lại kiến thức đã học, phải đào sâu một khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải tổ hợp, huy động kiến thức để có thể giải quyết được bài tập. Tất cả thao tác tư duy đó đã góp phần củng cố, khắc sâu mở rộng kiến thức, giúp cho HS hình thành được các kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình giải BT hóa học.

-

Ví dụ 1: Có HS đã cho rằng: “số khối của hạt nhân bằng nguyên tử khối”. Theo em thì nhận định trên có chính xác không, tại sao?

- Hướng giải quyết: Số khối là tổng số hạt proton và nơtron của hạt nhân nên không có đơn vị. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử có đơn vị là đvC hay u, là đại lượng chỉ có tính tương đối. Về trị số nguyên tử khối có trị số giống

với số khối do chúng ta xem khối lượng electron không đáng kể, khối lượng proton bằng khối lượng nơtron bằng 1u (hay 1đvC).

-Phạm vi sử dụng: Sau khi học bài 2: Hạt nhân nguyên tử - nguyên tố hóa học – đồng vị (SGK Hóa học 10 cơ bản) và bài 2: Hạt nhân nguyên tử . Nguyên tố hóa học (SGK Hóa học nâng cao).

- Tác dụng của bài tập: Sau khi giải được bài tập trên học sinh rèn luyện cho mình được khả năng khái quát bài học.

Ví dụ 2 : Lấy các phản ứng oxi hoá - khử thỏa mãn các điều kiện sau: a) Axit tham gia với vai trò là chất oxi hóa.

b) Axit tham gia với vai trò là chất khử.

c) Axit tham gia với vai trò là chất môi trường.

- Hướng giải quyết:

a) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

b) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

c) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.

- Phạm vi sử dụng: Sau khi học xong bài 17: Phản ứng oxi hóa - khử (SGK hóa học 10 ban cơ bản) và bài 25: Phản ứng oxi hóa - khử (SGK hóa học 10 nâng cao) .

- Tác dụng của bài toán: Sau khi lấy được các ví dụ thỏa mãn, phù hợp với yêu cầu và học sinh một lần nữa nắm rõ bản chất của phản ứng oxi hoá - khử.

Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm benzen, phenol và anilin. Hãy trình bày phương pháp hóa học để lấy riêng từng chất nguyên chất.

- Hướng giải quyết:

Đầu tiên cho hỗn hợp X tác dụng NaOH thì phenol sẽ có phản ứng:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O; lúc này trong hỗn hợp phân ra 2 lớp. Lớp dưới là dung dịch C6H5ONa ta tiến hành chiết lấy lớp dưới. Sau đó dẫn khí CO2 vào dung dịch chiết, phenol sẽ tách ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C6H5ONa + CO2 = C6H5OH + NaHCO3.

Lớp dung dịch trên bây giờ là anilin và benzen, ta cho tiếp HCl vào dung dịch này, chỉ có anilin phản ứng dung dịch tách lớp, chiết lấy lớp dưới, đó là:

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.

Cho NaOH vào dung dịch vừa chiết, anilin sẽ bị đẩy ra khỏi muối: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O. Vậy còn lại là benzen được tách ra.

- Phạm vi sử dụng: Thường là dùng trong tuyển sinh đại học vì BT này kiến thức tổ hợp cả lớp 11 và 12 mới giải được.

- Tác dụng của bài toán: Tổng hợp nhiều kiến thức, giúp học sinh phát triển các kỹ năng tư duy và có hứng thú hơn đối với môn hóa học.

2.3.4. Hệ thống các bài toán dùng trong giai đoạn hoàn thiện kiến thức.

Bài tập 1: Tại sao có thể dùng thùng làm bằng nhôm, sắt để chuyên chở HNO3 đặc, nguội?

- Hướng giải quyết:

Al, Fe thụ động với HNO3 đặc, nguội vì khi tác dụng sẽ tạo ngay các lớp oxit mỏng bao bọc Al, Fe không cho Al, Fe tác dụng với HNO3 đặc, nguội.

- Phạm vi vận dụng: Dùng trong các tiết học khi cũng cố, ôn tập các kiến thức đến tính chất hóa học của Al, Fe và HNO3, bài ôn tập phần kim loại.

- Tác dụng của bài tập :

+ Giáo viên ra bài tập trên sẽ giúp cho học sinh nhớ kỹ tính chất hóa học của axit HNO3 đặc, nguội. và Al, Fe bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc, nguội do tạo ra một lớp màng oxit bền bảo vệ.

+ Bài tập còn có tác dụng giáo dục học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống.

Bài tập 2: Giải thích vì sao nước clo, nước gia ven có tính tẩy màu?

- Hướng giải quyết: Do xảy ra các phản ứng: Cl2 + H2O ‡ ˆ ˆˆ ˆ † HCl + HClO

Do phản ứng thuận nghịch tạo axit hipocloric có tính khử mạnh nên có khả năng tẩy màu.

- Phạm vi áp dụng: Dùng để củng cố sau tiết học về bài Clo (SGK Hóa học 10 cơ bản).

- Tác dụng của bài tập:

+ Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân làm cho nước clo, nước gia ven có tính tẩy màu là do tính oxi hóa của Cl+ trong axit hipoclorơ và muối natri hipoclorit.

+ Qua đó còn giúp học sinh biết được ứng dụng của chúng trong thực tiễn cuộc sống.

Bài tập 3: Giải thích tại sao các vật dụng làm bằng bạc để một thời gian trong rừng thông lại bị xỉn màu?

- Hướng giải quyết:

Vì bạc tác dụng được với Ozon (trong rừng thông) tạo oxit bạc theo phương trình phản ứng sau:

2Ag + O3 → Ag2O ↓ + O2

- Phạm vi áp dụng: Dùng để củng cố sau bài học hoặc sau phần tính chất của ozon của bài 29 Oxi – Ozon (SGK Hóa học 10 ban cơ bản) và bài 42 Ozon và hiđro peoxit (SGK Hóa học nâng cao).

- Tác dụng của bài tập:

+ Giúp học sinh củng cố và nhớ lâu tính oxi hóa mạnh của Ozon.

+ Bài tập còn làm cho học sinh có hứng thú với môn hóa học hơn và thêm yêu môn hóa học.

Bài tập 4:Chia m gam hỗn hợp A gồm Ba, Al, Fe thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với nước dư thấy thoát ra 0,896 lít khí H2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phần 2: Cho vào dung dịch NaOH dư thấy có 6,944 lít khí bay ra. - Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 9,184 lít khí.

Tìm m và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. Biết các khí đo ở đktc.

- Hướng giải quyết:

Dựa vào các phương trình phản ứng:

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑.

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2↑. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑.

Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 ↑.

- Phạm vi vận dụng: Sau khi học xong tính chất hóa học của Fe (bài 31 SGK Hóa học 12 ban cơ bản). Vì để giải được bài tập này học sinh phải nắm được tính chất hóa học của Fe và của cả chương trước là kim loại kiềm thổ và nhôm; nên được dùng trong tiết ôn tập cuối kỳ, cuối năm và được dùng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng.

- Tác dụng của bài tập: Qua bài tập giúp học sinh ôn lại được khá nhiều kiến thức, cũng cố được tính chất hóa học của Fe và cả những kim loại kiềm thổ và nhôm đã được học. Qua đó còn giúp học sinh phát triển khả năng tính toán, viết và cân bằng phản ứng và tư duy.

Bài tập 5: Cho 8,45 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl dư và lắc cho đến khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?

- Hướng giải quyết:

Dựa vào các phương trình phản ứng:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑.

- Phạm vi vận dụng:Dùng sau khi dạy phần tính chất hóa học của kim loại và bài 18 Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (SGK Hóa học 12 ban cơ bản).

- Tác dụng của bài tập: Đây là một dạng bài khá phổ biến dùng trong dạy học về tính chất hóa học của kim loại và định luật bảo toàn khối lượng, định luật

bảo toàn electron. Giúp học sinh củng cố lại các tính chất hóa học của kim loại và khả năng quan sát nhanh trong giải toán hóa học.

Bài tập 6: Cho 6,72 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 800ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tìm m?

- Hướng giải quyết:

Dựa vào các phương trình phản ứng: CO2 + NaOH → NaHCO3.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O.

- Phạm vi vận dụng: Dùng củng cố sau bài 2: Axit, bazo và muối - SGK Hóa học 11 ban cơ bản và bài 3: Axit, bazơ và muối - SGK Hóa học 11 - nâng cao hay dùng củng cố trong bài hoặc củng cố sau khi dạy xong bài 16: Hợp chất của cacbon - SGK Hóa học 11 ban cơ bản và bài 21: Hợp chất của cacbon - SGK Hóa học 11 - nâng cao.

-Tác dụng của bài tập: Giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của oxit axit, bazơ; đặc biệt là cacbon oxit.

Bài tập 7: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tính số proton, nơtron, electron và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.

- Hướng giải quyết:

Giải hệ phương trình:

p + n + e = 155 (1). (p + e) - n = 33 (2). Biết: p = e = z.

- Phạm vi vận dụng: Dùng để củng cố sau khi học xong chương nguyên tử của chương trình hóa học 10.

-Tác dụng của bài tập: Giúp học sinh nhớ lại và củng cố kiến thức cấu tạo nguyên tử.

Bài tập 8: Tại sao trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 người ta phải hòa tan Al2O3 trong criolit.

- Hướng giải quyết: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người ta phải hòa tan Al2O3 trong criolit nhằm:

+ Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, tiết kiệm năng lượng. + Tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy.

+ Ngăn cản Al nóng chảy không bị oxi hóa trong không khí (do chất lỏng có tỷ khối nhỏ hơn Al, nổi lên trên và ngăn cản sự oxi hóa của Al).

- Phạm vi vận dụng: Dùng khi củng cố phần ứng dụng và sản xuất của bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm - SGK Hóa học 12 ban cơ bản và bài 33: Nhôm - SGK Hóa học 12 nâng cao.

- Tác dụng của bài tập: Giúp học sinh biết được tại sao khi điện phân nóng chảy Al2O3 người ta phải hòa tan Al2O3 trong criolit.

Bài tập 9: Hãy viết phương trình phản ứng khi đốt S trong không khí và dẫn khí thu được sau khi đốt hấp thụ vào dung dịch NaOH (dư). Cho biết thành phần của hỗn hợp muối tạo thành.

- Hướng giải quyết:

Khi đốt S trong không khí có thể tạo ra các khí sau: S + O2 → SO2. S + H2 → H2S. SO2 + NaOH → NaHSO3. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O. H2S + NaOH → NaHS + H2O.

- Phạm vi vận dụng: Dùng củng cố sau tiết học bài 30: Lưu huỳnh - SGK Hóa học 10 ban cơ bản và bài 43: Lưu huỳnh - SGK Hóa học 10 nâng cao.

-Tác dụng của bài tập: Giúp học sinh nắm chắc tính chất hóa học của lưu huỳnh.

Bài toán 10: Đưa một mẫu than cháy dở vào trong một bình lớn chứa đầy oxi, nó cháy nhanh và sáng chói, có khói trắng tạo thành. Cho vào bình một ít dung

- Hướng giải quyết: Do tạo thành khí CO2 từ phản ứng: C + O2 →t

o

CO2. Sau đó CO2 tác dụng dung dịch nước vôi trong tạo kết tủa màu trắng. Phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O.

- Phạm vi vận dụng: Dùng để củng cố sau bài dạy bài 15: Cacbon - SGK Hóa học 11 ban cơ bản và bài 20: Cacbon - SGK Hóa học 11 nâng cao, bài 16: Hợp chất của cacbon - SGK Hóa học 11 ban cơ bản và bài 22: Hợp chất của Cacbon - SGK Hóa học 11 nâng cao.

-Tác dụng của bài tập: Giúp học sinh củng cố được tính chất hóa học của cacbon và cacbon đioxit.

Bài tập 11 : Nhiệt phân 17,15 g KClO3 với một ít xúc tác sau phản ứng được hỗn hợp rắn. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn vào H2O rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3. Sau phản ứng thu được 15,78 gam kết tủa trắng bị hóa đen ngoài không khí.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra?

b) Xác định % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp sau phản ứng?

- Hướng giải quyết:

2KClO3 t →0,xt

2KCl + 3O2

KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3. AgCl ↓ → Ag + Cl2 ↑ .

- Phạm vi vận dụng: Dùng để củng cố sau khi học xong chương nhóm halogen - Hóa học 10 và trong các tiết kiểm tra 1 tiết, kiểm tra cuối kỳ.

- Tác dụng của bài tập:

+ Giúp học sinh rèn luyện được khả năng viết và cân bằng phương trình phản ứng, tính toán và khả năng quan sát tốt.

+ Giúp học sinh tái hiện được nhiều kiến thức đã học.

Bài tập 12 : Cho 5g hỗn hợp Fe, Cu vào một lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A nặng 3,32 g (có chứa kim loại Fe), dung dịch B và khí NO.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng sắt đã phản ứng.

c) Tính khối lượng muối trong dung dịch B. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng giải quyết:

Dựa vào các phương trình phản ứng sau:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O. 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O.

- Phạm vi vận dụng: Dùng trong bài luyện tập về tính chất hóa học của sắt, đồng và củng cố chương sắt và một số hợp chất quan trọng - SGK Hóa học 12.

-Tác dụng của bài tập:

+ Giúp học sinh củng cố được tính chất hóa học của Fe, Cu.

+ Rèn luyện cho học sinh khả năng viết và cân bằng phương trình phản ứng.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập dùng trongcacs giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nân cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 73 - 90)