Ảnh hưởng của phương pháp điều chế đến hoạt tính xúc tác

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ XÚC TÁC HỖN HỢP Pt + Cr2O3CeO2 CHO PHẢN ỨNG (Trang 56 - 58)

Kết quả khảo sát hoạt tính xúc tác Pt+Cr2O3/CeO2 điều chế khác nhau được trình bày ở bảng 3.2, hình 3.9a và b.

Bảng 3.3. Độ chuyển hóa CO (X%) trên các xúc tác Pt + Cr2O3/CeO2với phương pháp điều chế khác nhau (V = 12 lít/giờ; CoCO = 0,5 %mol; CoO2 = 10,5 %mol; mxt = 0,2 g)

Nhiệt độ phản ứng, C Xúc tác

150 175 180 185 200 225 250 0,1Pt10CrCe(ĐT)600 24,7 - - 25 37,4 100 0,1Pt10CrCe(TT)600 6,8 45 75,5 100

Từ kết quả ta thấy xúc tác điều chế theo phương pháp TT chuyển hóa 100% CO ở nhiệt độ 185 C. Xúc tác phương pháp TT có hoạt tính trong phản ứng oxi hóa CO cao hơn so với xúc tác điều chế theo phương pháp ĐT. Xúc tác điều chế theo phương pháp ĐT cần đến nhiệt độ 250 C (cao hơn 85 oC) mới chuyển hóa hoàn toàn CO. Ở nhiệt độ phản ứng 175 oC, hoạt tính xúc tác điều chế theo phương pháp TT cao gấp 1,8 lần so với hoạt tính xúc tác điều chế theo phương pháp ĐT.

Hình 3.9b cho thấy nhiệt độ chuyển hóa 50% CO (T50) của mẫu xúc tác điều chế theo phương pháp nhiệt phân TT (176 C) thấp hơn khá nhiều so với nhiệt độ chuyển hóa 50% của xúc tác điều chế theo phương pháp ĐT.

Sỡ dĩ hoạt tính xúc tác điều chế bằng phương pháp TT có hoạt tính tốt là nhờ Pt hình thành, kết tinh tốt trên bề mặt của Cr2O3/CeO2 (minh chứng qua kết qua XRD), dễ khử, có mức độ khử cao hơn và có diện tích bề mặt riêng lớn hơn gấp 1,4 lần so với xúc tác điều chế theo phương pháp ĐT.

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Do đó, phương pháp điều chế tối ưu được chọn để điều chế xúc tác hỗn hợp kim loại quý và oxit kim loại Pt + Cr2O3 mang trên chất mang kỵ nước CeO2 là phương pháp TT – phương pháp nhiệt phân, tẩm, nhiệt phân trình tự.

Hình 3.9a. Độ chuyển hóa CO (X%) trên các xúc tác Pt + Cr2O3/CeO2với phương pháp điều chế khác nhau (V = 12 lít/giờ; CoCO = 0,5 %mol; CoO2 = 10,5 %mol; mxt = 0,2 g)

Hình 3.9b. Nhiệt độ chuyển hóa 50% CO (T50) và 100% CO (T100) trên các xúc tác Pt + Cr2O3/CeO2với phương pháp điều chế khác nhau

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ XÚC TÁC HỖN HỢP Pt + Cr2O3CeO2 CHO PHẢN ỨNG (Trang 56 - 58)