Tình hình cho vay theo mục đích cho vay của chi nhánh qua 3 năm 2009 – 2011:

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ô môn thành phố cần thơ (Trang 29 - 32)

- Chi tiêu tổng dư nợ:

c. Tình hình cho vay theo mục đích cho vay của chi nhánh qua 3 năm 2009 – 2011:

Bảng 6:Tình hình cho vay theo mục đích từ năm 2009 – 2011

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %

Sản xuất lúa 757 691 1.091 (66) (8,76) 401 58 Cải tạo vườn 4.127 4.009 4.222 (118) (2,85) 212 5,3 Chăn nuôi 26.634 30.515 32.794 3.881 14,57 2.279 7,47 Thủy sản 235.715 249.504 295.912 13.789 5,85 46.408 18,6 KD – DV 179.120 364.458 368.759 185.338 103,47 4.301 1,18 Xây dựng nhà 6.054 5.498 3.738 (556) (9,19) (1.759) (32) Mua máy nông

nghiệp 11.315 6.990 7.609 (4.325) (38,22) 619 8,85 Khác 34.159 112.879 163.675 78.720 230,45 50.796 45

Tổng 497.881 774.544 877.800 276.663 155,57 103.256 113,3 1

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Quận Ô Môn)

Nhìn chung, tổng doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 doanh số cho vay đạt 497.881 triệu đồng. Năm 2010 đạt 774.544 triệu đồng tăng 276.663 triệu đồng, tăng 155,57% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số cho vay đạt 877.800 triệu đồng, tăng hơn năm 2010 là 113,31% Trong hoạt động cho vay theo đối tượng, Ngân hàng tập trung vào các lĩnh vực:

Sản xuất lúa: Doanh số cho vay của đối tượng này qua 3 năm tăng giảm không đồng đều. Năm 2010 doanh số cho vay là 691 triệu đồng giảm 66 triệu đồng, tương đương giảm 8,76% so với năm 2009 do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi từ lúa sang nuôi cá. Đến năm 2011 tăng lên đạt 1.091 triệu đồng, tăng 401 triệu đồng, tương đương tăng 58% so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng, giảm không đồng đều, là do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi từ lúa sang nuôi cá, giá cả vật tư nông nghiệp luôn biến

động ở mức cao, kết quả sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như thời tiết không thuận lợi, giá cả không ổn định, làm cho hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất của mình, vì thế họ chỉ tập chung sản xuất khi có điều kiện thuận lợi, hoặc chuyển sang sản xuất các ngành khác.

Cải tạo vườn tạp: Diện tích đất nông nghiệp ở Quận Ô Môn tương đối lớn vì vậy cho vay cải tạo vườn tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, doanh số cho vay của chi phí vườn tăng giảm qua các năm với tỷ lệ chênh lệch không cao như mô hình sản xuất lúa.

Chăn nuôi gia súc: năm 2010 đạt 30.515 triệu đồng tăng 3.881 triệu đồng so với năm 2009, với tỷ lệ tăng 14,57% .Đến năm 2011, tiếp tục tăng đạt 32.794 triệu đồng, tăng 2.279 triệu đồng so với năm 2009, tốc đô tăng là 7,47%.

Thủy sản: Năm 2010 là 249.504 triệu đồng, tăng 13.789 triệu đồng so với năm 2009, với tỷ lệ 5,85%. Năm 2011 tăng 295.912 triệu đồng, tăng 46.408 triệu đồng với tốc độ tăng 18,6% so với năm 2010.

Nguyên nhân là do trong những năm gần đây ngành chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, và ngành này cũng gặp ít rủi ro hơn so với các ngành kinh tế khác, nên người dân đã tận dụng hết điều kiện tự nhiên sẵn có vào sản xuất. Bên cạnh đó, các hộ thường xuyên được tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi heo và cá, các hộ dân ở ven sông Hậu thuộc hai phường Thới An và Thới Long đã đầu tư nuôi cá Basa, cá tra xuất khẩu với quy mô lớn cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay chăn nuôi - thủy sản tăng nhanh trong thời gian qua.

Mua máy nông nghiệp: Do nhu cầu mở rộng sản xuất nên các hộ đã mạnh dạng đến Ngân hàng xin vay vốn để đầu tư trang thiết bị, chủ yếu là máy cày và máy bơm nước, máy suốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích lúa bị thu hẹp nên doanh số cho vay giảm dần qua các năm.

Xây dựng nhà: Ngân hàng đã tiến hành cho các đối tượng này vay với nhu cầu xây dựng nhà để phục vụ sản xuất, nhà ở, nhà cho thuê, … Nhưng doanh số cho vay của các đối tượng này cũng giảm qua các năm. Năm 2011, giảm còn

Kinh doanh - dịch vụ: Đây cũng là ngành đang phát triển ở Quận trong những năm gần đây, điều đó được thể hiện qua doanh số cho vay đối với ngành này tăng mạnh trong năm 2010 so với năm 2009. Cụ thể, năm 2010 đạt 364.458 triệu đồng, tăng 185.338 triệu đồng, tăng 103,47%. Đến năm 2011 doanh số đạt 368.759 triệu đồng, tăng 1,18% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do năm 2009, 2010 kinh tế có bước phát triển mới, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhiều loại hình kinh doanh - dịch vụ mới ra đời. Do đó nhu cầu về vốn là rất cần thiết.

Cho vay khác: như mua đất, sân phơi, tiểu thủ công nghiệp, cầm cố, mua xe, …. cũng tăng qua các năm. Năm 2011 tăng với tỷ lệ 45% so với năm 2010.

Doanh số thu nợ

Nếu đồng vốn của Ngân hàng sau một thời gian đã được cam kết trong hợp đồng mà đồng vốn đó không được quay về từ nơi xuất phát (bao gồm cả gốc và một khoản lãi theo cam kết) thì ngân hàng không thể đầu tư cho xã hội, kế hoạch kinh doanh bị hạn chế, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự phá sản. Nhận thức được vấn đề trên, trong chiến lược kinh doanh của mình, ngân hàng luôn xem công tác thu hồi nợ vay là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ô môn thành phố cần thơ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)