- Chi tiêu tổng dư nợ:
c. Nợ quá hạn theo nhóm
Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo nhóm của ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền tiềnSố tiềnSố tiềnSố % tiềnSố %
NQH <90 ngày 3.450 4.911 24.953 1.461 42,35 20.042 408,1 NQH từ 90 ngày đến < 180 ngày 421 336 828 (85) (20,09) 492 146,2 NQH từ 180 đến < 360 ngày 304 334 788 30 10,02 454 135,7 NQH > 360 ngày 0 0 0 0 - 0 - Tổng 4.175 5.581 26.570 1.406 133,7 20.988 475,99
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Quận Ô Môn)
Qua bảng số liệu ta thấy,hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt. Trong đó, nợ nhóm dưới 90 ngày và nhóm từ 90 đến < 180 ngày chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn. Đây là một thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì đồng vốn sẽ liên tục được quay vòng dẫn đến kết quả kinh doanh ngày một tốt hơn.
Nợ nhóm dưới 90 ngày liên tục tăng qua các năm và tăng cao trong năm 2011. Năm 2009 và 2010 nợ quá hạn dưới 5.000 triệu đồng. Đến năm 2011, tăng đến 24.953 triệu đồng, tốc độ tăng tương đương 408,1%. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay tăng.
Nợ nhóm từ 90 đến 180 ngày có tốc độ tăng giảm không đều, năm 2010 là 336 triệu đồng, giảm so với năm 2009 là 85 triệu đồng. Đến năm 2011 là 828 triệu đồng, tăng 492 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng là 146,2%. Nguyên nhân tăng, giảm không đều là do tình hình kinh tế có sự biến động về giá làm cho người dân chậm trễ trong việc trả nợ.
Nợ quá hạn nhóm từ 180 đến < 360 ngày và nhóm nợ > 360 ngày được gọi là nhóm nợ xấu, nhóm nợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời nó phản ánh nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng là tốt hay không. Qua phân tích trên ta thấy, nhóm nợ xấu của ngân hàng là rất thấp, không có nợ quá hạn hơn 360 ngày.
3.2.2.3 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Chi tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Qua 3 năm, ta thấy hiệu quả đầu tư của vốn huy động trong tổng dư nợ ngày càng tăng, tuy nhiên mức tăng dư nợ thấp hơn mức tăng vốn huy động cho thấy ngân hàng chưa phát huy hiệu quả sử dugn5 vốn huy động. Năm 2009, bình quân 0,6 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2010 vốn huy động tăng so với năm 2009, nhưng dư nợ tăng ở mức thấp hơn, sự chênh lệch này là khá lớn ở năm 2011 (0,3 đồng dư nợ đã có 1 đồng vốn huy động tham gia).
Bảng 14: TỶ LỆ DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2009 – 2011
CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ Triệu đồng 305.344 372.207 430.098 Vốn huy động Triệu đồng 466.711 668.357 1.433.889
Dư nợ/vốn huy động Lần 0,654246 0,56 0,30
Nguồn: Phòng kinh doanh
3.2.2.4 Hệ số thu nợ của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Quận ÔMôn
Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu nợ của ngân hàng. Chỉ số này càng cao phản ánh hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả. Bên canh đó, chỉ số này còn cho ta đánh giá được ý thức trả nợ của người dân.
a. Theo thời hạn cho vay
Phân tích theo thời hạn cho vay có thể cho ta sự so sánh về khả năng thu nợ giữa các thời hạn cho vay. Số liệu cụ thể được trình bày qua bảng sau:
Bảng 15: KHẢ NĂNG THU NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 - DSCV Ngắn hạn 479.978 632.979 741.273 - DSTN Ngắn hạn 440.266 569.756 686.314 Hệ số thu nợ Ngắn hạn (%) 91,7 90,01 92,59 - DSCV Trung dài hạn 17.903 32.070 8.708 - DSTN Trung dài hạn 16.516 28.757 7.560
Hệ số thu nợ Trung dài hạn (%) 92,3 89,67 86,81
- Tổng DSCV 497.881 681.504 713.145 - Tổng DSTN 456.782 614.262 655.677
Hệ số thu nợ 91,75 90,13 91,86
Nguồn: Phòng kinh doanh
Ghi chú: DSCV - Doanh số cho vay; DSTN - Doanh số thu nợ
Số liệu từ bảng trên cho ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn lớn, vòng quay nhanh nên khả năng thu hồi ở các khoản vay ngắn hạn tương đối ổn định và luôn nằm ở mức cao, qua các năm khả năng này chỉ dao động khoản 2%, năm 2011 khả năng thu nợ ngắn hạn là 92,59% tăng so với năm 2009 và 2010.
Lĩnh vực cho vay trung và dài hạn có sự biến động tăng giảm qua các năm, ở năm 2009 khả năng thu nợ là 91,75%, nhưng sang năm 2010 khả năng thu nợ giảm xuống còn 90,13% và tăng lên 91,86% vào năm 2011. Nguyên nhân của những biến đổi trên phát sinh từ thời hạn cho vay trung và dài hạn thường kéo dài qua nhiều năm, nên doanh số cho vay và doanh số thu nợ có sự không đồng nhất ở từng năm.
b. Theo thành phần kinh tế
Bảng 16: KHẢ NĂNG THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ (2009 - 2011)
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011