- Chi tiêu tổng dư nợ:
a. Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay
Xác định công tác thu hồi nợ là nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp cho ngân hàng có đủ vốn để tái đầu tư và đẩy mạnh tốc độ quay vòng đồng vốn, coi nó là hoạt động sống còn của gân hàng. Công tác thu hồi nợ qua 3 năm của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Tình hình thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm 2009– 2011:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 400.751 87,7 518.612 84,17 568.606 86,73 117.861 29,41 49.994 9,64 Trung
hạn 56.031 12,3 97.556 15,83 87.020 13,27 41.525 74,11 (10.536) (10,8)
Tổng 456.782 100 616.167 100 655.626 100 159.385 134,89 39.458 106,40
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Quận Ô Môn)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta thấy năm 2009 doanh số thu hồi nợ là 456.782 triệu đồng trong đó doanh số thu hồi nợ ngắn hạn là 400.751 triệu đồng, chiếm 87,7% doanh số thu nợ cả năm. Doanh số thu hồi nợ trung hạn là 56.031 triệu đồng, chiếm 12,3% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2010 doanh số thu hồi nợ đạt 616.167 triệu đồng, tăng 159.385 triệu đồng, với tốc độ tăng 134,48% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số thu hồi nợ tiếp tục tăng tăng 106,4% so với năm 2010. Tuy nhiên, doanh số thu hồi nợ trung hạn chỉ đạt 87.020 triệu đồng, giảm 10.536 triệu đồng (10,8%) so với năm 2010. Nhìn chung, ta nhận thấy doanh số thu hồi nợ tăng lên liên tục đó là dấu hiệu khả quan, cho thấy hiệu quả trong công tác thu hồi nợ. Doanh số thu nợ tăng cũng là vì doanh số cho vay tăng qua các năm. Tuy nhiên, doanh số thu hồi nợ ngắn hạn tăng đồng nghĩa với rủi ro thấp nhưng lợi nhuận của Ngân hàng không cao bằng cho vay trung hạn, tuy vậy lợi nhuận cao hơn đồng nghĩa với rủi ro tiềm ẩn cao hơn.