Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ô môn thành phố cần thơ (Trang 37 - 39)

- Chi tiêu tổng dư nợ:

a. Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Bảng 10 : Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng

Chi tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 4.035 6.247 8.649 2.212 54,83 2.402 384,4 Trung hạn

– dài hạn 140 134 139 (6) (4,58) 5 4,1

Tổng 4.175 6.381 8.788 2.206 152,84 2.407 137,72

Qua bảng số liệu ta thấy qua 3 năm tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT Quận Ô Môn, cụ thể như sau:

Năm 2009 nợ quá hạn của ngân hàng là 4.175 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 4.035 triệu đồng, nợ quá hạn trung hạn – dài hạn là 140 triệu đồng. Đến năm 2010, nợ quá hạn tăng lên 6.381 triệu đồng, tăng 52,84% trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 833 triệu đồng, tăng 54,83%, nợ quá hạn trung hạn là 146 triệu đồng, giảm 4,58% so với năm 2009. Sang năm 2011, nợ quá hạn đã lên đến 8.788 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn tăng 2.402 triệu đồng, nợ quá hạn trung và dài hạn giảm chỉ còn 139 triệu đồng so với năm 2009, tăng 4,1% so với năm 2010.

Đối với nợ quá hạn ngắn hạn:

Do dư nợ ngắn hạn tăng, lượng khách hàng lớn nên công tác thu hồi nợ có phần chậm trể làm nợ quá hạn tăng. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bắt đầu xuất hiện những khoản nợ xấu.

Do cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay để nhằm phát hiện các khoản vay của khách hàng có những biểu hiện sẽ xảy ra rủi ro, để có những biện pháp xử lý rủi ro kịp thời.

Mặt khác, trong những năm gần đây Quận Ô Môn lại bị ảnh hưởng của lũ lụt, sâu rầy, dịch bệnh, đặc biệt là ở 2011 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của người dân.

Một nguyên nhân của sự gia tăng này là do tình hình thị trường có nhiều biến động, giá nguyên nhiên liệu đều tăng, làm tăng giá thành. Trong khi đó thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt nên khả năng đạt lợi nhuận của khách hàng vay vốn là rất thấp. Những yếu tố này đã tác động làm ảnh hưởng đến quá trình trả nợ của người dân cho Ngân hàng.

Đối với nợ quá hạn trung - dài hạn:

Nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi bò trong nhân dân, đối với kinh tế địa phương là phát triển thêm đàn bò trong vùng. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn cho việc chăn nuôi là do người dân

chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật nên dự đoán thời gian tăng trưởng của chúng không chính xác cũng như chu kỳ sinh sản dài nên việc không kịp thời hoàn trả vốn đầu tư đúng hạn là đều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì những kẻ hở trong hoạt động tín dụng cũng làm phát sinh tình trạng nợ quá hạn.

Tuy nợ quá hạn qua 3 năm luôn ở mức cao nhưng thấp hơn nợ ngắn hạn, điều này không có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang bị suy giảm. Bên cạnh gia tăng nợ quá hạn, ta thấy doanh số cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng cũng tăng lên liên tục. Khi dư nợ cho vay tăng đồng nghĩa với nợ quá hạn cũng sẽ tăng. Nguyên nhân một phần là do thị trường cạnh tranh, một phần là do một số khách hàng tuy có uy tín quan hệ tốt với ngân hàng nhưng bất ngờ tình hình kinh doanh của khách hàng bị thất bại làm cho quá trình trả nợ bị chậm lại, kết quả là nợ quá hạn tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ô môn thành phố cần thơ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)