Nợ quá hạn theo mục đích cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ô môn thành phố cần thơ (Trang 40 - 42)

- Chi tiêu tổng dư nợ:

b.Nợ quá hạn theo mục đích cho vay

Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo mục đích cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011:

ĐVT: Triệu đồng

Chi tiêu 2009Số 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Tiền TiềnSố TiềnSố TiềnSố % TiềnSố % Sản xuất lúa 153 179 780 26 16,67 602 337,14 Cải tạo vườn tạp 291 327 806 36 12,38 499 146,6 Chăn nuôi gia súc 973 1.814 9.190 841 86,41 7.377 406,7 Thủy sản 1.484 1.402 8.927 (82) (5,51) 7.524 536,6 KD – DV 220 271 701 51 23,19 430 158,8 Xây dựng nhà 842 1.586 3.731 711 88,42 2.145 135,2 Mua máy nông nghiệp 25 23 21 (3) (10) (2) (7,4)

Tổng 4.175 5.824 25.103 1.649 139,5 19.279 431,02

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Quận Ô Môn)

Từ bảng số liệu ta trên ta thấy, tình hình nợ quá hạn của các đối tượng đa số tăng qua các năm. Trong đó nợ quá hạn của chăn nuôi gia súc và ngành thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể:

Sản xuất lúa: năm 2010 là 179 triệu đồng, tăng 26 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, tăng 337,14% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng nợ quá hạn của sản xuất lúa là do thời tiết không thuận lợi, thiên tai dịch bệnh xảy ra, ảnh hưởng đến năng xuất lúa, dẫn đến người dân không có khả năng trả nợ.

Cải tạo vườn tạp: Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 499 triệu đồng (146,6%). Nguyên nhân là do trong 3 năm qua đều có thiên tai, giá cả nông sản được tăng giá, còn giá cả một số mặt hàng cây ăn trái thì rẻ, bị mất mùa do đó thu nhập không đủ bù đấp chi phí nên hộ vay trả nợ Ngân hàng không đúng hạn.

Chăn nuôi gia súc: Qua 3 năm mức nợ quá hạn đối với đối tượng này tăng đáng kể, năm 2009 nợ quá hạn là 903 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 1.814 triệu đồng, tốc độ tăng 86,41% so với năm 2009. Đến năm 2011 số nợ quá hạn là 9.190 triệu đồng, tăng 406,7% so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do dịch cúm gia cầm xảy ra vào năm 2003 kèo dài đến năm 2009, 2010,2011, lại xuất hiện thêm bệnh heo tai xanh, lỡ mồm lông móng những bệnh dịch này lan rộng trên địa bàn một số hộ vay bị lỗ nặng, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì thế, cần xem xét kỷ các phương án chăn nuôi của khách hàng.

Thủy sản: tương tự như các ngành sản xuất lúa, cải tạo vườn tạp, chăn nuôi gia súc, nợ quá hạn của ngành thủy sản cũng tăng cao vào năm 2011 với tỷ lệ tăng cao nhất 406,7% năm 2011 so với năm 2010.

Kinh doanh – dịch vụ: Năm 2010 nợ quá hạn là 271 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 51 triệu đồng, tốc độ tăng là 21,05%. Đến năm 2010 tiếp tục tăng là 16 triệu đồng, so với năm 2009, tốc độ tăng là 23,19%. Năm 2011 nợ quá hạn là 701 triệu đồng, tăng 430 triệu đồng, tốc độ tăng là 158,8%. Nguyên nhân nợ quá hạn của các hộ sản xuất kinh doanh - dịch vụ là do nhu cầu xã hội ngày

nhau, làm cho hiệu quả hoạt động không được cao do đó lợi nhuận giảm ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng chậm hơn với hợp đồng tín dụng.

Máy nông nghiệp: Nợ quá hạn giảm qua các năm là do những hộ vay đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này nên làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn. Năm 2009 nợ quá hạn là 25 triệu đồng. Đến năm 2011 là 21 triệu đồng, giảm 7,4% so với năm 2009.

Xây dựng nhà: Nợ quá hạn tăng qua các năm là do nguồn trả nợ bị ảnh hưởng làm giảm thu nhập của người vay dẫn đến nợ quá hạn tăng cao. Năm 2010 là 1.586 triệu đồng tăng 711 triệu đồng .Năm 2011 nợ quá hạn là 3.731 triệu đồng tăng 2.145 triệu đồng, tốc độ tăng là 135,2%.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ô môn thành phố cần thơ (Trang 40 - 42)