Hình: Cấu Trúc Chung Của Chuyển Mạch Và Nối Xuyên ATM

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu kiến trúc mạng viến thông ATM pdf (Trang 88 - 92)

- Payload: 48 Octet(48 bytes) Chứa Data của người sử dụng, và các tín hiệu điều

Hình: Cấu Trúc Chung Của Chuyển Mạch Và Nối Xuyên ATM

SLMB SLMB SLMB SLMB SLMB M UX

− Hệ thống cĩ thể được sử dụng như chuyển mạch hoặc nối xuyên. Phần cứng giữa chúng là đồng nhất, chỉ cĩ phần mềm là khác nhau. Như vậy ta cĩ thể thực hiện các chức năng của chuyển mạch và nối xuyên tại cùng một nút.

− Mạng chuyển mạch sử dụng nguyên tắc tự định đường.

− Các thơng tin liên quan tới cuộc nối được chứa trong các đơn vị ngoại vi và liên hệ với từng cuộc nối cụ thể. Điều này cho phép khả năng thâm nhập rất nhanh vào các thơng tin về cuộc nối.

− Chuyển mạch ATM khơng cho phép cĩ tắc nghẽn . Điều này được hệ thống kiểm tra bằng cách gửi đi các tế bào thử bên trong nút chuyển mạch.

− Tốc độ truyền được sử dụng bên trong nút chuyển mạch khơng được phép thay đổi, do đĩ các giao diện cĩ nhiệm vụ làm cho dịng tế bào đi vào thích hợp với tốc độ bên trong.

3.5.2. Các Khối Chức Năng Của Nút Chuyển Mạch:

Các thuê bao được nối vào mmạng chuyển mạch hoặc bộ hợp kênh thơng qua khối giao tiếp thuê bao băng rộng SLMB (Subcriber Line Module Broadband), tốc độ dịng tế bào ở giao tiếp này là 155,520 hoặc 622,080 Mbit/s. Các nút chuyển mạch hoặc nối xuyên liên hệ với nhau thơng qua khối trung kế băng rộng TMB (Trunk Module BroadBand), kiểu truyền ở đây cĩ thể là SDH với tốc độ lên đến 2,4 Gbit/s. Bộ hợp kênh cĩ nhiệm vụ tập trung dịng tế bào đến từ các thuê bao. Ngồi tác dụng chuyển mạch các tế bào, mạng chuyển mạch cịn cĩ nhiệm vụ truyền thơng tin giữa các hệ thống con trong nội bộ nút. Bộ xử lý điều khiển cĩ nhiệm vụ điều khiển hệ thống, nĩ cĩ thể thực hiện các chức năng của nút chuyển mạch hoặc bộ nối xuyên.

Để tăng độ tin cậy phải cĩ vài bộ hợp kênh, thơng thường cĩ hai mạng chuyển mạch và bộ xử lý điều khiển hoạt động song song với nhau. Tại đầu vào, dịng tế bào được gởi tới cả hai mặt phẳng (Plane). Ở đầu ra, khối giao diện đầu ra sẽ quyết định lấy dịng tế bào từ Plane nào.

3.6. Tĩm tắt:

Thật vậy, do mạng ATM là mạng dựa trên kiến trúc mạng chuyển mạch, nghĩa là mạng ATM được hình thành bởi sự liên kết của các chuyển mạch độc lập nhau, chương này trình bày các vấn đề liên quan đến việc chuyển mạch tế bào ATM, bao gồm nhiệm vụ của chuyển mạch ATM, phân loại các phần tử chuyển mạch khác nhau cũng như vấn đề tắc nghẽn xãy ra bên trong phần tử chuyển mạch. Dựa trên cơ sở các phần tử chuyển mạch mà người ta xây dựng nên mạng chuyển mạch. Cĩ hai loại mạng chuyển mạch chính là mạng một đường và mạng đa đường. Mạng đa đường hay được sử dụng hơn do xác suất tắc nghẽn trong mạng được giảm thiểu. Phần cuối của chương trình bày các phương pháp xử lý Header của tế bào ATM trong mạng chuyển mạch, cấu trúc chung của các nút chuyển mạch cũng như của bộ nối xuyên.

CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ ATM VÀ MẠNG ATM THỬ NGHIỆM TẠI VIỆT NAM ATM THỬ NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

4.1. MỞ ĐẦU:

Ngày nay cơng nghệ ATM (Asnchronous Transfer Mode) đã phát triển đến mức độ khá hồn hảo và ổn định. các tập đồn cơng nghiệp điện tử cĩ tên tuổi trên thế giới đều đã cĩ nhiều chủng loại sản phẩm thiết bị ATM ở mức độ hệ thống.

Việc ứng dụng cơng nghệ ATM vào mạng lưới viễn thơng cũng đã bắt đầu từ năm 90.

− Mạng ATM cơng cộng đầu tiên trên thế giới được triển khai ở Mỹ từ 1993 – 1995 mang tên WILTEL (nay là WORLDCON) gồm 19 chuyển mạch của NEC loại ATOMNET/M10.

− Mang ATM của Nhật mang tên JAPAN CAMPUS nối 22 trường đại học trên tồn lãnh thổ Nhật đã hồn thành vào 5/1995.

− Mạng đa phương tiện của Italia mang tên SOCRATE nối 14 thành phố chủ chốt vào những năm 1995 – 1996.

Cơng nghệ ATM đã hồn chỉnh đến mức:

− Mạng ATM cĩ thể kết nối với tất cả các loại mạng hiện hữu, bao gồm IDN, N.ISDN và cả ANOLOG.

− Chuyển mạch ATM cĩ thể thích nghi với các chủng loại tốc độ kể cả luồng E1. Với sự hồn thiện của cơng nghệ ATM, truyền dẫn SDH trên cáp quang thì việc xây dựng mạng viện thơng liên kết đa dịch vụ băng rộng B.ISDN (Broadband Intergrated Services Digital Netword) là hiện thực khơng xa trong tương lai. Mạng viễn thơng B.ISDN mở ra các siêu lộ thơng tin, cung cấp dịch vụ đa phương tiện (Multimedia Service) thỏa mãn mọi nhu cầu của xã hội thơng tin ở thế kỷ 21.

Mạng viễn thơng Việt Nam xét về mặt dung lượng và trình độ cơng nghệ là một mạng lưới phát triển nhanh so với nhiều nước. Các kết quả nghiên cứu về dự báo cho thấy, việc phát triển ISDN ở Việt Nam cũng giống như nhiều nước là xu hướng tất yếu và thuộc tương lai gần.

Việc xây dựng mạng ATM thực nghiệm; tiến tới xây dựng một mạng ATM hồn chỉnh trên phạm vi tồn quốc là việc làm cần thiết.

4.2. MẠNG ATM THỬ NGHIỆM TẠI VIỆT NAM:

Mạng viễn thơng ATM cĩ thể cung cấp các dịch vụ băng rộng B.ISDN. Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì bước đi ban đầu hợp lý, chuẩn bị cho mạng B.ISDN tương lai là xây dựng mạng ATM với mục đích thử nghiệm.

− Thử nghiệm việc cung cấp các dịch vụ băng rộng B.ISDN, các dịch vụ đa phương tiện (Multimedia) cho một số địa chỉ cĩ nhu cầu.

− Bưu điện thử nghiệm tiếp thị các dịch vụ mới, dịch vụ đa phương tiện của thế kỷ 21.

− Tích lũy kinh nghiệm, đào tạo cán bộ về ATM.

4.2.2. Lựa Chọn Yếu Tố Hợp Lý Cho Mạng ATM Thử Nghiệm:

Mạng ATM thực nghiệm phải là một mạng dùng riêng, kích cỡ của mạng phụ thuộc vào khả năng tài chính, trang thiết bị, nhu cầu của khu thử nghiệm, đặc biệt là mục tiêu thử nghiệm của chủ cơng trình. Mạng ATM thử nghiệm phải kết nối được với mạng cơng cộng (PSTN) nhằm mục đích mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.

Năng lực của mạng: được mở dần theo hướng đa phương tiện. Kết nối LAN, Internet, hội nghị truyền hình, truyền hình theo yêu cầu (VOD), VOA (Voice over ATM).

Địa điểm thử nghiệm: nên chọn khu vực hào hứng với việc thử nghiệm dịch vụ mới, địa dư thuận lợi cho lắp đặt thử nghiệm. Với những yếu tố như vậy, địa điểm thử nghiệm mạng B.ISDN được chọn là khu đơ thị khoa học Nghĩa Đơ – Cầu Giấy – Hà Nội.

4.2.3. Lựa Chọn Cấu Hình Mạng Thử Nghiệm:

Nếu là mạng dùng cỡ lớn thì cĩ thể dùng cả 2 loại tổng đài ATM, ví dụ ATOMNET-M7 và ATOMIS-5E. Tuy nhiên, hiện nay đang là pha 1, chỉ nên dùng một tổng đài ATM là đủ. Việc chọn tổng đài cho pha 1 này, nếu cĩ thể được nên dùng ATOMNET-M7 với lý do dung lượng chuyển mạch lớn hơn và chủng loại giao diện nhiều hơn so với ATOMIS-5E. Tuy vậy, xét về khả năng thực tế thì hiện nay viện KHKT Bưu Điện đã cĩ ATOMIS-5E, do đĩ phương án hiện thực nhất là sử dụng chuyển mạch ATOMIS-5E cho chương trình thử nghiệm mạng ATM pha 1 tại khu đơ thị khoa học Nghĩa Đơ. Cấu hình mạng thử nghiệm được mơ tả như hình sau:Từ sơ đồ mạng ta thấy, tổng đài ATOMIS-5E cĩ thể đấu nối với các thiết bị đầu cuối sau đây:

Đấu nối với thiết bị ATM Router để kết nối với mạng LAN. Chức năng của

ATM Router là gom lưu lượng từ các mạng LAN và đấu vào chuyển mạch ATM.

Đấu nối với thiết bị WS (Work Station) thơng qua Card giao diện ATM-NIC.

(Card giao diện ATM-NIC của NEC cĩ ký hiệu ATOMIS-1E). Trong chương trình thực nghiệm này, thiết bị WS cĩ thể dùng máy tính mạnh để làm chức năng Video Server cho dịch vụ Video theo yêu cầu VOD.

Để thực hiện dịch vụ VOD, các thiết bị đầu cuối của thuê bao cĩ thể dùng PC

!LAN khu vực LAN khu vực " Quản Lý Mạng # VOD Server $ $ Đầu cuối hội nghị ISDN HÀ NỘI N. ISDN ATM HUB % Internet Server % % ATM Router ATM 155M ATM Modul 2M 2M ATOMIS-5E

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu kiến trúc mạng viến thông ATM pdf (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)