Trường Điều Khiển Luồng Chung GFC (Gecneric Flow Control):

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu kiến trúc mạng viến thông ATM pdf (Trang 35)

- Payload: 48 Octet(48 bytes) Chứa Data của người sử dụng, và các tín hiệu điều

2.5.5. Trường Điều Khiển Luồng Chung GFC (Gecneric Flow Control):

Ơû giao diện giữa người sử dụng và mạng UNI, phần tiêu đề cĩ vài khác biệt so với giao diện NNI. Sự khác nhau căn bản nhất là trường VPI bị rút ngắn lại cịn 8 bits (so với 12 bits ở giao diện NNI), thay vào chỗ 4 bits của VPI là trường điều khiển luồng chung GFC. Cơ chế của GFC cho phép điều khiển luồng các cuộc nối ATM ở giao diện UNI. Nĩ được sử dụng để làm giảm tình trạng quá tải trong thời gian ngắn cĩ thể xảy ra trong mạng của người sử dụng. Cơ chế GFC dùng cho cả các cuộc nối từ điểm tới điểm và từ điểm tới nhiều điểm.

Khi kết hợp mạng ATM với các mạng khác như DQDB (dictributed Queue Dual Bus), SMDS (Swiched Multi-megabit Data Service), GFC đưa ra 4 bit nhằm báo hiệu cho các mạng này làm thế nào để hợp kênh các tế bào của các cuộc nối khác nhau. Mỗi mạng đều cĩ một logic điều khiển tương ứng dùng GFC cho các giao thức truy nhập của riêng các mạng này. Do đĩ trong trường hợp này, GFC thực chất là một bộ các giá trị chuẩn để định nghĩa mức độ ưu tiên của ATM đối với các quy luật truy nhập vào các mạng khác nhau.

Việc buộc phải sử dụng trường điều khiển luồng chung GFC là một nhược điểm cơ bản của ATM, nĩ tạo ra sự khác nhau giữa các tế bào tại giao diện UNI và NNI do các giao thức trong ATM khơng phải là giao thức đồng nhất. Trong mạng sử dụng các giao thức đồng nhất, các thiết bị viễn thơng cĩ thể được lắp đặt vào bất kỳ một nơi nào trong mạng. Trong khi đĩ trong ATM, ta phải chú ý xem thiết bị được lắp đặt cĩ thích hợp với giao diện đã cho hay khơng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu kiến trúc mạng viến thông ATM pdf (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)