I. Cơ sở lý luận
1. Những vấn đề chung về GDDS
2.7 Các hình thức GDDS trong dạy – học Địa lý
GDDS là một bộ phận kiến thức của môn Địa lý. Trong việc dạy học Địa lý ở trờng THPT có nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau:
- Dạy học trong lớp: Thờng đợc tiến hành theo 3 hình thức tổ chức: Dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp và đợc phối hợp chặt chẽ với nhau trong một bài lên lớp.
- Khảo sát địa phơng: Là hình thức tổ chức học tập trong đó học sinh vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào việc nghiên cứu, tìm hiểu địa ph- ơng một cách chủ động, tích cực.
Nhờ vào việc khảo sát địa phơng, học sinh hiểu rõ hơn thực tế, biết ứng dụng kiến thức đã học để giải thích, nhìn nhận các vấn đề thực tiễn, rèn luyện kỹ năng sử dung các dụng cụ học tập Địa lý, kỹ năng tìm tòi, khám phá thực tế, quan sát, thu thập tài liệu thông tin… làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
Đối với GDDS, giáo viên có thể tổ chức học sinh khảo sát tình hình dân số của địa phơng nơi học sinh sống. Học sinh qua tìm hiểu thực tiễn và viết thành báo cáo, sau đó trình bày trớc lớp. Có thể thông qua khảo sát địa phơng, học sinh trở thành một tuyên truyền viên công tác Dân số KHHGĐ ở địa phơng đó.
- Hoạt động ngoại khóa Địa lý: Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không qui định bắt buộc trong chơng trình. Là hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập Địa lý dới sự hớng dẫn của giáo viên.
Các hoạt động ngoại khóa Địa lý ở trờng THPT rất đa dạng bao gồm: Tổ Địa lý, câu lạc bộ Địa lý, đố vui Địa lý, dạ hội Địa lý, các trò chơi Địa lý…
Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa Địa lý để GDDS, giáo viên có thể tổ chức học sinh đóng kịch về chủ đề dân số.