Kiểm định biến động vượt mức

Một phần của tài liệu MÔN CÔNG NGHỆ bảo QUẢN và CHẾ BIẾN NÔNG sản TIỂU LUẬN mì tươi (Trang 28 - 29)

Một phương pháp khác để kiểm định sự tồn tại bong bóng là việc xem xét sự thay đổi của thị trường chứng khoán và áp dụng kiểm định biến động vượt mức. Ý tưởng nền tảng của phương pháp này rất đơn giản, nếu có bong bóng đầu cơ, biến động của giá chứng khoán sẽ cao hơn biến động của giá trị nội tại. Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật này

như Brooks (2003), Shiller (1981), Marsh và Merton (1986).

Có nhiều tranh luận liên quan đến mối quan hệ giữa các bong bóng đầu cơ và biến động giá. Ví dụ, Friedman (1953) cho rằng: các nhà đầu cơ làm giảm biến động giá, tuy nhiên,

Kohn (1978) và Hart và Kreps (1986) chỉ ra rằng các bong bóng đầu cơ có thể làm tăng

đáng kể sự biến động giá.

Theo giả định về thị trường hợp lý, biến động của giá thị trường nên thấp hơn biến động giá trị nội tại, cổ tức được sinh ra từ một quá trình không dừng. Shiller đã sử dụng số liệu giá và cổ tức của chỉ số S&P 500 trong thời kỳ 1971-1979 cho việc xác định sự biến động trong giá và thu nhập của chứng khoán. Các kết quả của kiểm định đã bác bỏ các giả định trên và chỉ ra sự hiện diện của bong bóng trong chứng khoán trong giai đoạn này.

Ở một vài nghiên cứu khác, Kleidon (1986) chỉ ra rằng biến động vượt mức không thể được gây ra bởi bong bóng, mà có thể do tính bất hợp lý của các nhà đầu tư hoặc sự thiếu sót mô hình nội tại. Ông cũng cho rằng giá nội tại được tạo dựng bằng việc dùng phân tích “ex post” thì khác với giá được quan sát bởi các nhà đầu tư, vì các nhà đầu tư thường dự báo giá tương lại một cách thiếu sự chắc chắn.

Tóm lại, Flood và Garber (1980) tuyên bố rằng: các kiểm định biến động vượt mc thiếu s tin cậy. Thực tế, họ cho rằng hầu hết các mô hình tạo dựng giá nội tại đều thiếu

sự rõ ràng và thuyết phục, vì các mô hình đều đã loại trừ các biến động thích hợp. Hơn nữa, các chuỗi giá và cổ tức được sử dụng trong các kiểm định biến động vượt mức thì không dừng, có thể dẫn đến các ước lượng biến động bị sai lệch.

Một phần của tài liệu MÔN CÔNG NGHỆ bảo QUẢN và CHẾ BIẾN NÔNG sản TIỂU LUẬN mì tươi (Trang 28 - 29)