Hạn chế và đề xuất cho phương pháp

Một phần của tài liệu MÔN CÔNG NGHỆ bảo QUẢN và CHẾ BIẾN NÔNG sản TIỂU LUẬN mì tươi (Trang 46 - 48)

Hn chế đầu tiên ca kiểm định th hin chui d liu s dng cho kiểm định.

Chuỗi dữ liệu trong hơn 9 năm của HOSE là chưa thực sự đầy đủ cho việc kiểm định. Do tính chất non trẻ của thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung, việc thu thập đầy đủ số liệu cho mô hình, bao gồm các biến TERM và biến D/P trong việc hồi quy tỷ suất sinh lợi Rt để tính tỷ suất sinh lợi vượt trội εt .

Hn chế th hai nằm trong chính phương pháp Duration Dependence. Phương pháp kiểm định Duration Dependence trong bài nghiên cứu này áp dụng cho mô hình rủi ro rời rạc. Tuy nhiên, theo Sichel (1991), mô hình rủi ro rời rạc là chưa thích hợp khi các thời khoảng cơ sở (underlying durations) trên thực tế là liên tục. Thêm vào đó, kiểm định Duration Dependence thì không phù hợp trong việc phân tích các yếu tố thuộc về nguyên nhân gây ra sự hình thành và sụp đổ của bong bóng tài sản.

Tđây, chúng tôi cũng mở ra các hướng nghiên cu tiếp theo, đó là sử dụng mô hình rủi ro liên tục để kiểm định sự tồn tại của bong bóng tài sản. Đồng thời so sánh kết quả của các mô hình trong việc nhận diện bong bóng. Để tìm ra nguyên nhân của việc hình thành và sụp đổ của bong bóng tài sản từ đó đưa ra một mô hình phổ quát trong việc dự báo bong bóng, cần có những nghiên cứu sâu hơn về giá tài sản, cũng như hành vi của các nhân tố tham gia thị trường.

TÓM TT CHƯƠNG 3

Trong chương này, chúng tôi sử dụng nguồn số liệu là chỉ số VN-Index từ đó tính ra tỷ suất sinh lợi r để nhận diện và kiểm định sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hơn 10 năm qua.

Việc đánh giá định tính sự phát triển của thị trường, cộng thêm việc sử dụng các chỉ số thống kê đơn giản như độ nhọn và độ lệch đã giúp nhận diện sơ bộ sự tồn tại của một bong bóng cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, để có cái nhìn chính xác hơn, cần phải sử dụng kiểm định Duration Dependence.

Kiểm định Duration Dependence được chúng tôi sử dụng trên chuỗi số liệu tuần và số liệu tháng. Kết quả kiểm định cho thấy, đối với chuỗi số liệu tháng, không tìm ra bong bóng cổ phiếu. Tuy nhiên, với chuỗi số liệu tuần, chúng tôi đã tìm thấy sự xuất hiện của bong bóng cổ phiếu trong giai đoạn 2006 - 2007. Sự khác biệt trong kết quả kiểm định hai chuỗi số liệu có thể là do độ dài của chuỗi số liệu. Với lịch sử phát triển chỉ hơn 10 năm của thị trường, chuỗi số liệu tuần sẽ cho một cái nhìn chính xác hơn về sự vận hành của thị trường.

CHƯƠNG 4. TÁC ĐỘNG CA BONG BÓNG C PHIU

ĐỐI VI NN KINH T VÀ NHNG KHUYN NGH CHO VIT NAM

4.1 Tác động của Bong bóng cổ phiếu đối với các chỉ số kinh tế cơ bản

Một phần của tài liệu MÔN CÔNG NGHỆ bảo QUẢN và CHẾ BIẾN NÔNG sản TIỂU LUẬN mì tươi (Trang 46 - 48)