Giá cổ phiếu bắt đầu sụt giảm từ đầu năm 2008, cùng với đó, trong năm 2008 Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 2 lần tuyên bố tăng lãi suất cơ bản lên 8.75% vào tháng 1 và 14% vào tháng 6/2008, điều này làm VN-Index giảm sâu trong những tháng tiếp theo. Nhưng chính sách tiền tệ này không đi đôi với một chính sách tài khóa thắt chặt, đầu tư công không hiệu quả vẫn tràn lan và chính nó làm phản tác dụng với liều thuốc thắt chặt tiền tệ làm lạm phát năm 2008 tăng ở mức phi mã gần 23%. Khi thị trường chứng khoán đang lao dốc thì dòng vốn đầu tư nước ngoài âm thầm chảy ra khỏi nền kinh tế, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán giảm đáng kể so với năm 2007 xuống chỉ còn 1,3 tỷ đô la năm 2008, chính điều này làm giá chứng khoán giảm sâu vào cuối năm 2008. Đây đồng thời cũng là giai đoạn bong bóng cổ phiếu xì hơi và bùng nổ.
Hình 4.2: Biến động lạm phát tại Việt Nam 2000-2010
Nguồn: nhóm nghiên cứu (Số liệu từ Tổng cục Thống kê)
-5 0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ L ạm P h á t (% ) Năm
Biến động Lạm phát tại Việt Nam giai đoạn
2000-2010
Năm 2009, thâm hụt ngân sách đặc biệt cao vì phải tung ra gói kích thích để chống lại thời kỳ suy thoái. Nhờ gói kích cầu này đã làm cho tổng cầu tăng cao từ quí II năm 2009, cung tiền và tín dụng tăng rất mạnh, lãi suất tiền gửi gia tăng kéo theo lãi suất cho vay gia tăng. Lạm phát thời điểm này tuy giảm xuống rất nhiều so với năm 2008, đạt mức 6.88% nhưng sau đó lại tăng cao trở lại vào năm 2010 với 11.75% và xu hướng trong thời gian tới còn rất phức tạp.