Kiểm định Duration Dependence (Phụ thuộc thời khoảng)

Một phần của tài liệu MÔN CÔNG NGHỆ bảo QUẢN và CHẾ BIẾN NÔNG sản TIỂU LUẬN mì tươi (Trang 30 - 35)

Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng kiểm định Duration Dependence dùng mô hình rủi ro Log-Logistic để phát hiện các bong bóng đầu cơ hợp lý trong thị trường chứng khoán.

Phương pháp này được phát triển bởi McQueen và Thorley (1994) dựa trên lý thuyết thống kê của sự phụ thuộc các thời khoảng. Lý thuyết này nói rằng: nếu giá chứng khoán có chứa bong bóng, thì chuỗi thu nhập bất thường dương sẽ thể hiện sự phụ thuộc thời khoảng âm (giảm tỷ suất rủi ro), đây là một đặc trưng riêng của các bong bóng hợp lý.

Nghĩa là, xác suất có điều kiện của việc kết thúc một chuỗi là hàm giảm của khoảng thời

gian tồn tại chuỗi đó, hay nói cách khác độ dài một chuỗi tăng lên, thì nó càng khó có

khảnăng kết thúc.

Nhìn chung, mô hình này cho thấy rằng: quá trình bong bóng dẫn đến những sự bùng nổ trong giá. Bong bóng sẽ tăng trưởng trong mỗi thời kỳ mà nó tồn tại. Khi thành phần bong bóng tăng trưởng nhiều hơn, nó bắt đầu lấn át thành phần nội tại, được xác định bằng giá trị chiết khấu của các dòng tiền tương lai. Thu nhập bất thường âm trở nên ít có khả năng xảy ra và chỉ xuất hiện khi bong bóng vỡ. Một chuỗi thu nhập bất thường dương dài cho thấy sự hiện diện của bong bóng và một chuỗi thu nhập bất thường âm có thể xảy ra. Nếu giá chứng khoán có chứa bong bóng, thì các chuỗi thu nhập bất thường dương sẽ thể hiện một sự phụ thuộc thời khoảng âm; xác suất có điều kiện của việc kết thúc chuỗi dương là một hàm giảm của khoảng thời gian tồn tại chuỗi đó.

Theo Diba và Grossman (1987), mô hình các bong bóng đầu cơ không cho phép sự tồn tại của các bong bóng âm vì các bong bóng sẽ gia tăng ngày càng âm, còn giá cổ phiếu không thể âm. Do đó, vì bong bóng không thể âm nên không có giới hạn nào có thể được suy luận cho các chuỗi thu nhập bất thường âm.

McQueen và Thorley (1994) đã phát triển một hàm ý đúng đắn hơn. Họ cho rằng khi

thành phần bong bóng gia tăng, nó bắt đầu lấn át thành phần nội tại, và kết quả là dòng thu nhập bất thường âm trở nên ít khả năng xuất hiện và sẽ xuất hiện lần đầu tiên khi bong bóng vỡ. Một chuỗi dài thu nhập vượt mức dương cho thấy sự tồn tại bong bóng, và bong bóng làm giảm xác suất tồn tại dòng thu nhập bất thường âm. Tóm lại, các hành vi này để lại một dấu vết duy nhất trong dòng thu nhập quan sát được: nếu giá có chứa bong bóng, thì các chuỗi thu nhập bất thường dương quan sát được sẽ biểu thị sự phụ thuộc

thời khoảng với một mối liên hệ ngược chiều giữa xác suất để kết thúc chuỗi và độ dài của chuỗi. Hơn nữa, vì bong bóng không thể âm, nên một mối liên hệ tương tự không giữ vững cho các chuỗi thu nhập bất thường âm. Với kết quả này, bong bóng sẽ sinh ra sự phụ thuộc thời khoảng trong các chuỗi thu nhập bất thường dương, nhưng không có ở các chuỗi âm.

Hàm rủi ro h(i) được xác định như hàm mật độ có điều kiện đối với chuỗi có độ dài i , h(i) = f(i)/(1-F(i)). Hàm rủi ro biểu thị sự phụ thuộc thời khoảng dương (âm) nếu h(i) đang tăng (giảm) theo i. Vì thế, mô hình của McQueen và Thorley (1994) dự đoán rằng:

hàm rủi ro đối với một chuỗi thu nhập bất thường dương là một hàm giảm theo độ dài

của chuỗi.

Chan, McQueen và Thorley (1998) đã thực hiện rất thành công kiểm định phụ thuộc thời

khoảng, cùng với các kiểm định độ lệch có điều kiện dựa trên nghiên cứu của McQueen và Thorley (1994) để định giá sáu thị trường chứng khoán ở châu Á (Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaisia, Thái Lan và Đài Loan) và thị trường chứng khoán Mỹ về bằng chứng tồn tại các bong bóng đầu cơ hợp lý. Họ nhận ra rằng: dù dòng thu nhập chứng khoán ở châu Á biểu thị một số đặc điểm khác thường, các đặc điểm này không phù hợp với các dự đoán của mô hình bong bóng đầu cơ hợp lý. Hơn nữa, họ không thể tìm ra bằng chứng thống kê của sự phụ thuộc thời khoảng trong dòng thu nhập đối với chỉ số S&P 500 trong thị trường chứng khoán Mỹ.

Nhiều tác giả khác cũng đã thành công trong việc sử dụng phương pháp này như:

Harman và Zuehlke (2001) đã dùng kiểm định phụ thuộc thời khoảng với mô hình rủi ro

của Weibull để phát hiện các bong bóng đầu cơ hợp lý trong Sàn giao dịch chứng khoán New York. Sau đó, Watanapalachaikul và Sardar (2003) thực hiện một cuộc nghiên cứu để kiểm định các bong bóng đầu cơ hợp lý trong thị trường chứng khoán Thái Lan. Họ cũng sử dụng kiểm định phụ thuộc thời khoảng nhưng dùng hai mô hình rủi ro đi kèm với nhau: mô hình rủi ro Log-Logistic và mô hình rủi ro của Weibull. Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ hợp lý trong thị

trường chứng khoán Thái Lan, đặc biệt là thời kỳ trước và sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Mới đây, Mokhtar, Nassir và Hassan (2006) đã kiểm tra sự hiện diện của các bong bóng đầu cơ hợp lý trong thị trường chứng khoán Malaysia bằng việc sử dụng kiểm định phụ thuộc thời khoảng dùng mô hình rủi ro Log Logistic và mô hình rủi ro Weibull, và họ đã phát hiện thành công các bong bóng đầu cơ hợp lý trong thời kỳ trước (1994-1996) và sau (1999-2003) cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Từ các nghiên cứu dùng kiểm định phụ thuộc thời khoảng để phát hiện sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ hợp lý trước đây, có thể thấy rằng: lợi ích của kiểm định phụ thuộc thời khoảng so với kiểm định đồng liên kết là nó không đòi hỏi sự nhận diện chính xác về các thành phần thuộc về giá trị nội tại, như cổ tức hay dòng tiền kì vọng trong tương lai. Vì vậy, kiểm định phụ thuộc thời khoảng phá vỡ một trong những sự phê bình chủ yếu về phương pháp đồng liên kết.

Tóm lại, kiểm định phụ thuộc thời khoảng, dùng mô hình rủi ro Log Logistic hoặc mô

hình rủi ro của Weibull, hoặc dùng cả hai, đều được chấp nhận rộng rãi trong việc phát

hiện các bong bóng đầu cơ hợp lý trong giá chứng khoán hiện nay.

TÓM TT CHƯƠNG 2

Chương này cho chúng ta một cái nhìn có hệ thống về các phương pháp nhận diện và kiểm định bong bóng cổ phiếu. Có bốn phương pháp chính được các nhà kinh tế sử dụng hiện nay là kiểm định phần bù bong bóng, kiểm định biến động vượt mức, kiểm định tính đồng liên kết của giá và cổ tức, cuối cùng là kiểm định phụ thuộc thời khoảng. Mỗi phương pháp đều đã được sử dụng thành công tuy nhiên cũng có gặp phải những phản biện từ các học giả khác.

Phương pháp kiểm định phần bù bong bóng dựa trên ý tưởng về việc xác định phần giá trị vượt trội mà nhà đầu tư đòi hỏi trên thị trường, với giả định về sự tồn tại của bong bóng đầu cơ hợp lý thì phần vượt trội này sẽ bùng nổ và tăng theo cấp số nhân theo thời gian. Tương tự như vậy, phương pháp kiểm định biến động vượt mức cũng sử dụng ý tưởng nền tảng là nếu có bong bóng đầu cơ, biến động của giá chứng khoán sẽ cao hơn biến động của giá trị nội tại. Phương pháp thứ ba là kiểm định tính đồng liên kết của giá và cổ tức. Ý tưởng nền tảng của phương pháp này xuất phát từ kết luận của Diba và

Grossman cho rằng giá sẽ là chuỗi dừng nếu các điều kiện sau được thỏa mãn: giá cổ phiếu chỉ phụ thuộc vào cổ tức tương lai; không tồn tại các bong bóng hợp lý và dòng cổ tức thì dừng ở mức trung bình

Phương pháp cuối cùng, và cũng là phương pháp được đánh giá cao nhất về độ tin cậy và khả năng áp dụng là kiểm định Duration Dependence, hay phụ thuộc thời khoảng. Phương pháp đo lường xác suất rủi ro mà một chuỗi các tỷ suất sinh lợi vượt trội dương sẽ kết thúc. Từ đó đưa ra kết luận về sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu nếu rủi ro này giảm khi độ dài của chuỗi tăng lên.

CHƯƠNG 3. KIỂM ĐỊNH BONG BÓNG C PHIU TRÊN

TH TRƯỜNG CHNG KHOÁN VIT NAM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIAI ĐOẠN 2000 - 2011

Qua các phân tích về một số phương pháp kiểm định nêu trên, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp “phụ thuộc thời khoảng” được phát triển bởi

McQueen và Thorley (1994) , dựa vào mô hình kỳ vọng hợp lý và lý thuyết thống kê về

sự phụ thuộc thời khoảng,để kiểm định sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ hợp lý trong thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trước hết chúng tôi sẽ sử dụng các thông số thống kê đơn giản để nhận diện bong bóng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mà tiêu biểu là sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE. Tiếp đến, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp Duration Dependence để trả lời câu hỏi: liệu thực sự có xuất hiện bong bóng cổ phiếu trong giai đoạn 2000- 2011 hay không?

Một phần của tài liệu MÔN CÔNG NGHỆ bảo QUẢN và CHẾ BIẾN NÔNG sản TIỂU LUẬN mì tươi (Trang 30 - 35)