Khái niệm thân chủ và vấn đề của thân chủ

Một phần của tài liệu Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 26 - 29)

II/ Các khái niệm liên quan của đề tài

3.Khái niệm thân chủ và vấn đề của thân chủ

Để hiểu về khái niệm thân chủ và vấn đề của họ, chúng ta cần hiểu thế nào là con ngời cân bằng.{31,49-50}

3.1. Con ngời cân bằng .

Con ngời cân bằng, theo nhiều tác giả khác nhau mô tả trên nhiều bình diện khác nhau. Trên bình diện thể chất, con ngời cân bằng có một cơ thể khoẻ mạnh có một thể trạng tốt, thích thú cố gắng về thể xác và chịu đựng đợc mệt nhọc. Không thể có sự cân bằng tâm trí trong một thể xác ốm yếu. Tác giả La Tris Juvenal đã nói “Một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể lành mạnh”. Sức khoẻ tâm lý và sức khoẻ cơ thể là hai trụ cột của sự tinh thông của con ngời.

Trên bình diện tình dục và cảm xúc: con ngời cân bằng là con ngời có thể thiết lập một cách hài lòng mối quan hệ thân tình với những ngời khác. Trong khi quan tâm không thái quá đến thoả mãn những nhu cầu của mình con ngời biết chú ý và nhạy cảm với những nhu cầu của đối tác cùng với mình.

Trên bình diện trí năng, con ngời cân bằng là con ngời thông minh để có thể suy nghĩ và hành động một cách hữu hiệu. Họ biết những năng lực và năng khiếu của mình và sử dụng nguồn lực đó một cách tốt nhất cho những hoạt động sinh lợi. Họ tiến bộ thờng xuyên trong những luyện tập bằng cách cố gắng đạt đợc mục đích đã ấn định trong một thời gian hợp lý. Họ có óc tởng tợng và thích đi tìm những giải pháp khác ngoài những giải pháp truyền thống đã đợc đề xuất.

Trên bình diện đạo đức, con ngời cân bằng luôn luôn thắm đợm sâu xa một sự quan tâm đến tính chất khách quan. Họ có khuynh hớng tin vào sự lý giải của mình hơn những đánh giá của ngời khác hay của truyền thống đại chúng. Họ luôn quyết định có tuân theo những chuẩn mực xã hội hay không

một cách tự nguyện . Mặc dù họ có một ý chí vững mạnh nhng không phải vì thế mà họ trở nên bớng bỉnh. Họ luôn sẵn sàng thừa nhận những sai lầm của mình.

Trên bình diện xã hội, con ngời cân bằng luôn cảm thấy dễ chịu khi đối mặt với những ngời khác và cảm giác đợc họ chấp nhận. Những phản ứng của họ ít khi có sự tính toán và sự tự nhiện này giúp họ chuẩn định đợc dễ dàng những phản ứng của mình đối với ngời đồng cấp nh đối với ngời trên, kẻ dới.

Trên bình diện nhân cách, ngời cân bằng là một con ngời lạc quan yêu cuộc sống. Thờng họ có tâm trạng vui vẻ, hồn nhiên. Đó là một nhân cách chính chắn, tự chủ và thực tế biết chấp nhận những trách nhiệm, không từ chối trớc những nguy nan.

Trên bình diện cảm xúc, họ tơng đối ổn định, không quá tự tin, không quá lo lắng, biết đơng đầu với sự không may và không biểu lộ sự thất vọng quá đáng. Nhìn chung con ngời cân băng thích đạt đợc những gì họ muốn bằng chính cố gắng của mình hơn là bằng những đòi hỏi hoặc là bằng những hành vi xảo trá. Hơn nữa, họ còn biết giữ gìn sự tơi tỉnh khiến họ vô t, đợc ngời khác thán phục. Cuối cùng, họ yêu mến bản thân và nhìn mình với mối thiện cảm trong khi vẫn giữ đợc sự hóm hỉnh để tránh rơi vào trạng thái quá nghiêm nghị.

Là ngời bình thờng, họ cho phép mình sống với những sai sót của mình, với những ứng xử không phải lúc nào cũng thích nghi với những nhu cầu, mà ngời ta làm thoả mãn một cách tàm tạm và cố gắng dự phòng những lo âu một cách tốt nhất, bằng cách sử dụng những cơ chế tự vệ khác nhau hoặc phát triển một số nét tính cách đợc chấp nhận. Điều quan trọng là càng có ý thức tốt. Do không đạt đợc sự cân bằng đầy đủ, họ vẫn giữ đợc thái độ phê phán trớc những phản ứng của mình và có khả năng chế giễu chúng nếu gặp dịp.

Hiểu đợc nh thế nào là ngời cân bằng, ngời không cần đến sự trợ giúp tham vấn, chúng ta cùng xem xét ngời không cân bằng- ngời có nhu cầu tham vấn mà ta gọi là TC.

3.2. Khái niệm thân chủ:

Thân chủ là ngời bình thờng, có vấn đề nhẹ, có vấn đề trầm cảm hoặc những rối loạn tâm lý.

Về mặt tự nhiên thân chủ là ngời có vấn đề cần đợc tham vấn. Khi đến với NTV, đa phần họ ở trong trạng thái hoang mang, không ý thức đợc tâm trạng cũng nh cảm xúc của mình. Họ biết rõ sự kiện nhng không vợt qua đợc cảm xúc. Họ có nhu cầu bộc lộ nhng điều này phụ thuộc vào ngời tham vấn có tạo ra cho họ điều kiện bộc lộ hay không.

Trong tham vấn chuyên nghiệp, TC luôn luôn đợc nhìn nhận là ngời chủ động tích cực, tự giải quyết đợc vấn đề của mình với sự trợ giúp của NTV. Theo Carl Rogers: “ TC là chuyên gia giỏi nhất về vấn đề của họ”. Vì vậy, quá trình tham vấn phải đặt hoàn toàn tin tởng vào TC, chấp nhận con ngời TC. Nh thế, tham vấn đã giúp cho TC tự giải quyết vấn đề của mình.

3.3.Vấn đề của thân chủ.

Các cá nhân đợc coi là bất bình thờng – có vấn đề – là “những ngời ngoài chuẩn mực và ứng xử ngợc với những giá trị, những thói quen hoặc những thái độ của ngời khác” {31,4}, “Biểu lộ sự tuyệt vọng bằng những tình cảm quá mức buồn phiền hoặc giận dữ qua những sợ hãi không có cơ sở thực tế hoặc qua một trạng thái trầm nhợc do một sự kiện gây chấn thơng mà họ tỏ ra không thể vợt qua đợc”; “Thể hiện ở trạng thái con ngời bất lực không vợt qua đợc stress của cuộc sống, khiến họ phản ứng bằng cách thu mình lại hoặc rút lui thuần tuý và đơn giản làm họ xa rời con đờng giao tiếp thông thờng”. {31}

Các cá nhân có “vấn đề” trở thành TC của tham vấn khi họ luôn cảm thấy không hài lòng trong một mối quan hệ, sự kiện nào đó; luôn gây bất bình cho những ngời xung quanh; ở họ xuất hiện những cá tính hiếm thấy; có những hành động không xảy ra trong tiền lệ; cảm thấy buồn chán lo âu, căng thẳng đau khổ, sợ hãi lặp đi lặp lại, nói nhiều, lảm nhảm; biểu hiện phi lý trong nhận thức cá nhân, thể hiện trong hoạt động mà ngời khác thấy không bình thờng; khó thích nghi hoặc không thích nghi hoặc luôn luôn hành động theo cách có ảnh hởng đến mục tiêu hoạt động của mình, hoạt động của những ngời xung quanh. {2}

Nguyên nhân của những “vấn đề” này có thể từ hoàn cảnh khách quan (những xáo trộn trong cuộc sống, nghề nghiệp, nhu cầu; giai đoạn chuyển tiếp về lứa tuổi và tâm sinh lý, những áp lực…), có thể từ chủ quan (những ngời thụ động, thiếu nghị lực trong cuộc sống, hành động ngẫu nhiên không có mục đích, thiếu khả năng chịu trách nhiệm, hay đổ lỗi cho ngời khác, thiếu sự cân bằng trong đời sống tình cảm lý trí hoặc rối loạn về tình cảm, lý trí, hành động; có vấn đề trong mối tơng giao với ngời khác, không thoả mãn với bản thân ngời khác; ngời quá cầu toàn, mặc cảm, không nhận biết mình, không chấp nhận mình, chấp nhận ngời khác, chấp nhận hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 26 - 29)