TP CẦN THƠ
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN3.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam 3.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam
Được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng chính phủ, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Nhiệm vụ chủ yếu của của Ngân hàng là thực hiện cấp và quản lý vốn kiến thiết cơ bản cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội từ nguồn vốn ngân sách.
Tùy từng thời kỳ, nhiệm vụ cụ thể và tên gọi của Ngân hàng cũng khác nhau: Giai đoạn từ 1957-1981: mang tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Đây là thời kỳ khôi phục và xây dựng những tiền đề cơ bản cho nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, nhiệm vụ của Ngân hàng càng trở nên quan trọng và bức thiết hơn khi vừa phải tăng cường hoạt động, cung cấp vốn cho những công trình quan trọng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, vừa phải góp phần vào công tác thăng bằng thu chi, ổn định tiền tệ, quản lý thị trường và giá cả.
Giai đoạn từ 1981 – 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
Việt Nam. Trong thời kỳ này, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ,
Ngân hàng đã có những đóng góp to lớn cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định hình thành trong nền kinh tế, đồng thời từng bước một trở thành một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Từ 1990 đến nay: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hay còn gọi là BIDV (Bank of Investment and Development of Viet Nam). Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là Vietindebank.
Từ đây, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản, thể hiện qua nhiều mặt, cụ thể là: tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa; Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt (hợp tác thương mại, khắc phục
thiên tai, hỗ trợ mặt hàng nông sản...); Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại; Nâng cao năng lực quản trị điều hành hệ thống; Phát triển cơ cấu phù hợp với mô hình Tổng công ty nhà nước (Tập đoàn); Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh.
Từ những hoạt động trên, BIDV đã đạt được nhiều thành công quan trọng, trở thành một trong 4 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cùng với Agribank, Vietcombank và Vietinbank.
Đến 31/12/2009, xét về tổng tài sản, BIDV là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, đạt 300.000 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng 194.157 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đều đạt và vượt chuẩn quốc tế. Hơn thế nữa, Ngân hàng đã xây dựng được một mạng lưới giao dịch rộng khắp với 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
3.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tọa lạc tại số 12 Hòa Bình quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào năm 1977, theo quyết định 32/CP của Thủ tướng chính phủ, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang.
Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ có thể chia làm 3 giai đoạn, với những tên gọi khác nhau cùng nhiệm vụ khác nhau:
Giai đoạn từ 1977-1981: tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang.
Nhiệm vụ chính của Ngân hàng là cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản theo kế hoạch của nhà nước, dựa trên sự kết hợp giữa các nguồn:
Vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản mang ý nghĩa chiến lược với tỉnh Hậu Giang nói riêng và quốc gia nói chung.
Vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua quỹ đầu tư của nhà nước.
Giai đoạn từ 1981-1992: là Ngân Hàng Đầu Tư Và Xây Dựng Hậu
Giang, do việc tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng trên cơ sở
chi nhánh Kiến Thiết và quỹ tín dụng NHNN tỉnh Hậu Giang hợp lại.
Giai đoạn 1992 trở đi: Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ. Sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo quyết định 654/TTG ngày 01/01/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ, nhiệm vụ chính của Ngân hàng thời kỳ này là kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định 293/QĐ-NH9 của NHNN.
Thời kì này, nhiệm vụ của Ngân hàng là huy động vốn và sử dụng vốn, gắn chiến lược huy động và sử dụng vốn vào trong chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hóa, hữu hiệu hóa hoạt động, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển các dự án theo mục tiêu kinh tế vĩ mô, vi mô do nhà nước đề ra.
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
3.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV CẦN THƠ3.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu 3.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
Hiện nay, các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, bao trùm nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tựu chung lại có thể phân loại thành các nghiệp vụ chủ yếu sau đây:
Huy động vốn: đây là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của Ngân hàng, là
tiền đề để thực hiện một số nghiệp vụ khác có liên quan. Nghiệp vụ huy động vốn bao gồm việc nhận các loại tiền gửi, tíết kiệm, kỳ phiếu… bằng nội tệ hay ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thực hiện việc bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Trung Ương.
Tín dụng: Ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho khách
hàng trong tất cả hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân hay sản xuất kinh doanh đi kèm với việc đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của phương án kinh doanh và định giá tài sản đảm bảo.
Chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng cũng thực hiện công tác chiết
khấu những chứng từ có giá như thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu… với mức lãi suất và hoa hồng phù hợp theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh ngoại tệ: bao gồm việc mua và bán ngoại tệ với đối
tác/khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch; Mua và bán ngoại tệ với đối tác để điều chỉnh trạng thái ngoại hối đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro; Mua bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.
Thanh toán: cung cấp các dịch vụ thanh toán phong phú trong và ngoài
nước (uỷ nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thẻ thanh toán v.v… ) cho khách hàng với thời gian nhanh chóng, đảm bảo an toàn và mức phí dịch vụ hợp lý.
3.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm gần đây (2007- 2009) không ngừng phát triển, với tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng, tuy mức độ thay đổi khác nhau.
Bảng 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CẦN THƠ
(2007-2009) Đvt: triệu đồng Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 SO SÁNH 08/07 SO SÁNH 09/08 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Tỷ lệ % I. Thu nhập 100.429 174.262 187.122 173,52 107,38 1. Thu nhập từ lãi 84.408 149.024 118.147 176,55 79,28 - Từ lãi cho vay 84.400 149.017 118.147 176,56 79,28
- Từ lãi tiền gửi 8 7 0 87,5 0