KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ (Trang 73 - 77)

II. Doanh số thu

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

6.1. KẾT LUẬN

Song hành cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên quan trọng và thực sự là một yêu cầu cấp bách cần đáp ứng. Tuy nhiên, đây là một quá trình rất lâu dài, phức tạp và không thể tiến hành đồng loạt. Do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan đã nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt chưa thực sự nhanh chóng và thuận lợi.

Trong hoàn cảnh đó, nhiệm vụ và trách nhiệm của ngành Ngân hàng càng trở nên nặng nề hơn, bức thiết hơn. Để phù hợp với nhịp độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế và của các yếu tố xã hội khác, và cũng để đảm bảo cho việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn, cần có sự phối hợp thực hiện hiệu quả giữa Nhà nước, Ngân hàng Trung Ương và các Ngân hàng thương mại khác.

Bên cạnh đó, cần có những chính sách, giải pháp phù hợp để thay đổi cách nhìn nhận, nâng cao kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt của người dân để từ đó cải thiện môi trường kinh tế khách quan, mở đường cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Kiến nghị đến Chính Phủ và các Ban ngành có liên quan

Theo khảo sát thực tế, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Trong khi đó, số người sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định.

Mặc dù từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm dần, cụ thể là: 20,3%(năm 2004); 19%(năm 2005); 17,21%(năm 2006), 16,36%(2007), 14,6%(2008) và năm 2009 là 13,9% nhưng tỷ trọng vẫn còn ở mức cao hơn so với thế giới, nhất là các nước tiên

tiến như Thụy Điển (0,7%), Na Uy (1%). Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở mức là 10%.

Trước tình hình đó, Nhà nước và các Ban ngành có liên quan cần nhanh chóng xác định và thống nhất quan điểm để xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội chứ không chỉ dừng lại ở hệ thống thanh toán qua ngân hàng.

Mặt khác, cần sớm điều chỉnh luật thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng, các chủ thể tham gia, các hệ thống thanh toán; các kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt; ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, tập trung, tương thích, ngang tầm trong phạm vi toàn quốc với trung tâm thanh toán quốc gia là Ngân hàng Trung ương.

Các văn bản pháp qui khác có liên quan đến thanh toán trong nền kinh tế chẳng hạn như: về thương mại điện tử; thương phiếu, hối phiếu v.v… cần được ban hành đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập.

Hình thành và xây dựng kết nối các mạng, hệ thống thanh toán thích ứng Trên cơ sở đó mở rộng đối tượng và phạm vi thanh toán, các yêu cầu thanh toán, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế xã hội, từ đó giảm chi phí và tăng hiệu quả thanh toán.

Xây dựng cổng thanh toán chung quốc gia để từ đó đảm bảo an toàn về thanh toán cho hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế; giám sát có hiệu quả nguồn vốn ra vào đất nước, góp phần đảm bảo an ninh về kinh tế của quốc gia.

Tập trung nguồn vốn cần thiết để xây dựng và mở rộng cở sở hạ tầng công nghệ thanh toán; đồng thời chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ sử dụng, vận hành các phương tiện kỹ thuật mới.

6.2.2. Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước

Là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng nhà nước là người đề ra các quy định vừa là người theo dõi kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Đồng thời, với vị trí là đầu mối của các Ngân hàng thương mại, NHNN cũng thực hiện vai trò trung gian thanh toán cho các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cũng như lập ra các trung tâm thanh toán bù trừ. Để thúc đẩy vai trò đó của mình, Ngân hàng Nhà nước cần giải quyết một số vấn đề:

Từng bước hoàn thiện hệ thống thanh toán:

Hiện tại, hệ thống thanh toán Ngân hàng nước ta vẫn còn nhiều điểm bất cập và không đồng bộ. Hiện nay Ngân hàng nhà nước đang thực hiện dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Theo mô hình mới, sau hơn 2 năm thực hiện, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mới được thực hiện ở các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, triển khai tại Hội sở chính và một số chi nhánh, số còn lại vẫn phải thực hiện trên hệ thống cũ (Thời kỳ mô hình Ngân hàng 2 cấp thanh toán qua truyền file trên máy tính qua đường điện thoại). Vì thế, hiệu quả chưa cao, cần nhanh chóng triển khai giai đoạn 2 của dự án hiện đại hoá nhằm “phủ sóng” toàn bộ trong hệ thống mỗi ngân hàng, khắc phục tình trạng vận hành cùng lúc hai hệ thống cũ và mới.

Thành lập một bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán toàn quốc:

Tại Ngân hàng Trung ương, cần xây dựng một bộ máy thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, gồm những cán bộ cấp cao có đủ năng lực, trình độ và đủ tầm để có thể dự đoán trước tình hình phát triển của hoạt động Ngân hàng thế giới để áp dụng vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam, đảm đương hiệu quả chức năng, nhiệm vụ là quản lý và kiểm soát hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.

6.2.3. Kiến nghị đến Ngân hàng Đầu tư & phát triển Cần Thơ

Như đã nêu trên, để hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & phát triển chi nhánh Cần Thơ nói chung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển, cần sớm thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể theo một kế hoạch hợp lý, từ chiến lược Marketing đến hoạt động thu hút khách hàng, từ việc xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại đến vấn đề về tổ chức nhân sự và quản lý nhân sự.

Làm được điều đó, Ngân hàng sẽ có thể tận dụng hiệu quả đến mức cao nhất các nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân sự của mình, từ đó có thể phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hoạt động của Ngân hàng Việt Nam sánh ngang tầm với hệ thống Ngân hàng thế giới. Không những thế, điều này còn góp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của người dân và nhu cầu sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, thúc đấy nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi lên, từng bước trở thành một nước có nền kinh tế hàng hoá dịch vụ phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ (Trang 73 - 77)