Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ (Trang 64 - 65)

II. Doanh số thu

 Về thanh toán không dùng tiền mặt quốc tế:

5.1.1. Giải pháp về nguồn nhân lực

Ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, yếu tố con người cũng là nhân tố đầu tiên quyết định sự thành bại của hoạt động. Vì vậy Ngân hàng cần tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ các phẩm chất và trình độ bao gồm:

 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Đây luôn luôn là yếu tố đầu tiên và tiên quyết để xây dựng hệ thống cán bộ, do đó Ngân hàng nên tạo điều kiện để nhân viên của mình nâng cao năng lực, bằng các trải qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ (phân tích tín dụng, thẩm định dự án, quản lý rủi ro, tài trợ xuất nhập khẩu v.v...) Việc nâng cao mặt bằng văn hoá chung cũng cần thiết, phải đảm bảo rằng 100% cán bộ của chi nhánh đạt trình độ Đại học và sau đại học.

Để làm được điều đó, Ngân hàng nên trích khoảng 5-10% lợi nhuận hàng năm cho công tác đào tạo cán bộ. Bên cạnh đó, cần tham gia liên kết đào tạo với các trường Đại học, từ đó dễ dàng chọn lọc và tuyển dụng những sinh viên giỏi. Ngoài ra, nên có chế độ khen thưởng, hoặc tăng lương, nâng chức phù hợp cho những người có cố gắng trong học tập, công tác.

Khả năng quản lý, lãnh đạo:

Ngoài năng lực chuyên môn thì ở vị trí lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng nhất thiết phải có khả năng quản trị nguồn nhân lực, hay nói cách khác, đó chính là năng lực điều phối và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, tạo điều kiện cho mọi cá nhân phát huy cao nhất khả năng của mình để thực hiện các mục tiêu chung của Ngân hàng.

Năng lực quản lý, lãnh đạo không phải là khả năng bẩm sinh mà hoàn toàn có thể đạt được khi học tập, rèn luyện và trải qua thực tế hoạt động. Do đó, Ngân hàng cần mở các lớp học bổ sung năng lực quản trị, giao tiếp bên cạnh chuyên môn cho cán bộ của mình, đặc biệt là các cán bộ ở vị trí cấp cao.

 Năng lực ngoại ngữ:

Trong điều kiện hội nhập hiện nay, song hành cùng với trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ chính là chìa khoá để mở ra cánh cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới.

Do đó, Ngân hàng cần chú trọng việc bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở các Phòng Quan hệ khách hàng, dịch vụ khách hàng... thông qua việc liên kết với những Trung tâm Ngoại Ngữ mở các lớp đàm thoại, dịch thuật hoặc các khoá học chứng chỉ quốc tế như TOEIC, TOEFL, IELTS... Mặt khác, đối với công tác tuyển nhân viên mới, cần ưu tiên cho những người có khả năng ngoại ngữ, đáp ứng tối thiểu từ bằng B trở lên.

 Khả năng tin học:

Ngoài năng lực về ngoại ngữ, tin học cũng là một lĩnh vực cần được quan tâm. Thiếu cán bộ giỏi về tin học, Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Đặc biệt đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ, thanh toán điện tử... cán bộ không những phải hiểu rõ quy trình, nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ, mà còn phải nắm vững thao tác sử dụng các công cụ hiện đại như hệ thống phần mềm, website, các công cụ bảo mật như chữ ký điện tử...

Để làm được điều đó, Ngân hàng cần không ngừng gửi nhân viên của mình tham gia các khoá huấn luyện, học hỏi các công nghệ mới. Đối với những nhân viên có chuyên môn về tin học, cần được đề bạt và sắp xếp vào những vị trí thích hợp để họ sử dụng được hiệu quả năng lực của mình.

Đi kèm với những khả năng trên, điều cần thiết là cán bộ Ngân hàng phải luôn luôn được rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, liêm chính để có thể vững vàng trước mọi thử thách của tình hình xã hội luôn biến động.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ (Trang 64 - 65)