Phương thức thanh toán điệntử

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ (Trang 58 - 61)

II. Doanh số thu

 Về thanh toán không dùng tiền mặt quốc tế:

4.2.6. Phương thức thanh toán điệntử

Do là phương thức thanh toán rất mới mẻ nên hiện việc áp dụng ở Ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ còn tương đối hạn chế. Hiện nay, dịch vụ Ngân hàng điện tử (Homebanking, Phonebanking, InternetBanking v.v...) mới chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm với giá trị giao dịch không đáng kể, chủ yếu mới áp dụng tại Chi nhánh của BIDV ở các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Trong số này, các hình thức như Homebanking và Phonebanking hiện đang dần dần biến mất, nhường chỗ cho Internetbanking và Mobilebanking trong tương lai.

Trong số này, phát triển nhanh và mạnh nhất là các dịch vụ chuyển tiền qua mạng điện thoại di động. Hiện nay, BIDV Cần Thơ đang triển khai Dịch vụ

chuyển tiền điện tử VNTopup.

Dịch vụ này tuy chỉ mới bắt đầu được thực hiện từ nửa cuối năm 2009, nhưng đã đạt được doanh số giao dịch tương đối khả quan là 43.250 triệu đồng (2009).

Hiện tại, các kênh chuyển tiền chủ yếu của dịch vụ này là qua ATM và SMS. Khách hàng có thể sử dụng điện thoại di động để nhắn tin theo cú pháp quy định để giao dịch, áp dụng cho các mạng điện thoại Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Sphone và EVN Telecom.

Khi sử dụng dịch vụ VNTopup, khách hàng vẫn được hưởng khuyến mãi của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, và thậm chí còn được khuyến mãi 6% giá trị nạp, ngay cả đối với mệnh giá thẻ nạp dưới 50.000VNĐ.

Cấu trúc nạp tiền qua SMS:

NAP MệnhGiá Sốđiệnthoại Mậtkhẩu gửi tới 8049

Trong đó:

+ NAP: là từ khoá của dịch vụ

+ Mệnhgiá: là mệnh giá nạp tiền (VN10, VN20, VN500…)

+ Sốđiệnthoại: là số điện thoại được nạp tiền – nếu nạp tiền cho chính thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ BIDV – VnTopup thì không cần ghi

+ MậtKhẩu: là mật khẩu của khách hàng đặt khi kích hoạt dịch vụ

Ngoài ra ở BIDV Cần Thơ, phương thức thanh toán bằng chuyển tiền điện tử hiện là một trong những phương thức được ưa chuộng, với tổng giá trị giao dịch tương đối lớn.

@ Trong thanh toán trong nước:

Tổng giá trị giao dịch của thanh toán điện tử lần lượt là 3.271.642 triệu đồng (2007), 6.301.266 triệu đồng (2008) và năm 2009 là 9.322.635 triệu đồng.

Là phương thức được ưa chuộng sử dụng ở BIDV Cần Thơ thứ hai sau uỷ nhiệm chi, chuyển tiền điện tử chiếm tỷ trọng 24,71% (2007), 26,40% (2008) và 28,93% năm 2009 trong tổng thanh toán trong nước. Có thể thấy, tuy không có chuyển biến mạnh mẽ nhưng hoạt động chuyển tiền điện tử tại BIDV Cần Thơ ngày càng phát triển hơn, với giá trị và tỷ trọng tăng đều qua các năm dù mức tăng không lớn.

@ Trong thanh toán quốc tế:

Tổng giá trị giao dịch của chuyển tiền điện tử lần lượt là 12.979.270 USD (2007), 16.095.120 USD (2008) và 12.319.710 USD (2009) và chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn nhiều so với L/C và nhờ thu: 3,56% (2007), 5,89% (2008) và 4,38% năm 2009.

Điều này được lý giải là vì chuyển tiền điện tử là phương thức thích hợp để sử dụng trong trường hợp hai bên đã có sự tin tưởng lẫn nhau, và cần thời gian chu chuyển vốn nhanh, thủ tục đơn giản. Ở phương thức này, Ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian chuyển tiền, ngoài ra không có bất cứ một tác động nào khác. Trong khi đó, hoạt động thanh toán quốc tế lại thường diễn ra giữa các đối tác xa lạ về văn hoá, cần có sự bảo lãnh về uy tín của Ngân hàng để đảm bảo việc thanh toán được diễn ra thuận lợi.

Bảng 15. BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ NGOÀI NƯỚC CỦA BIDV CẦN THƠ (2007-2009)

(Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng BIDV Cần Thơ)

Qua bảng báo cáo, có thể nhận thấy năm 2009 đã có sự giảm sút rõ rệt về giá trị giao dịch của chuyển tiền, từ tăng 3.115.850 USD năm 2008 (tăng 24%) thành giảm 3.775.410 USD (giảm 23,46%) vào năm 2009 do đây là thời kỳ diễn ra khủng hoảng kinh tế, các khoản giao dịch quốc tế bị ngưng trệ nên doanh số của cả chuyển tiền đi và chuyển tiền đến đều bị ảnh hưởng mạnh.

Trong các khoản chuyển tiền, chủ yếu vẫn là chuyển tiền mậu dịch, chuyển tiền phi mậu dịch chỉ chiếm một lượng nhỏ, ít có ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch. Cụ thể là trong cơ cấu chuyển tiền thì tỷ trọng của chuyển tiền phi mậu dịch trên tổng số giao dịch chuyển tiền năm 2007 là 3,27%, năm 2008 là 1,84% và năm 2009 là 1,09% trong khi tỷ trọng của chuyển tiền mậu dịch ngày càng tăng, chiếm đến 96,73% (2007), 98,17% (2008) và 98,91% (2009).

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng BIDV TP cần thơ (Trang 58 - 61)