Nhận định xu hƣớng M&A tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình định giá giá trị cộng hưởng trong m&a và áp dụng thực tế vào các trường hợp ở việt nam (Trang 29 - 32)

Năm 2011, kinh tế toàn cầu và trong nước một số vấn đề kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn, tuy nhiên các thương vụ M&A tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh. (Nguồn: Stoxplus 2003 – 2011) 0.118 0.34 0.61 0.299 1.719 1.12 1.14 1.75 2.67 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm

Giá trị các thƣơng vụ M&A (tỷ USD)

Số thương vụ M&A doanh nghiệp tại Việt Nam gia tăng mạnh từ 146 vụ năm 2008 lên tới con số 295 vào năm 2009 với tổng giá trị đạt trên 1,14 tỷ USD. Năm 2010, con số này là 345 và tổng giá trị giao dịch đạt 1,75 tỉ USD. Năm 2011, tuy không có sự tăng mạnh về số lượng các giao dịch M&A nhưng giá trị giao dịch thì ghi nhận sự tăng vọt so với năm 2011 đạt 2.67 tỷ USD. Xu hướng M&A tăng lên mạnh mẽ qua các năm.

Các yếu tố thuận lợi thúc đẩy M&A tại Việt Nam.

Trong năm 2011, với số lượng và giá trị giao dịch thì ngành dịch vụ tài chính dẫn đầu các ngành. Nếu đánh giá bản chất, số lượng của các ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua thì sẽ không quá ngạc nhiên với số liệu thống kê này. Sau khi bùng nổ việc thành lập các ngân hàng ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 42 ngân hàng thương mại cổ. Do đó bây giờ là thời gian để thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cơ cấu lại và có những điều chỉnh hợp lý để hoạt động ổn định, an toàn và phát triển hơn.

Ngành sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng đứng thứ hai. Năm 2011, giá trị các thương vụ M&A đạt 2.67 tỷ USD thì trong đó hơn 1 tỷ USD thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng, và dự kiến trong năm 2012, hoạt động M&A trong lĩnh vực này còn tăng mạnh. Có 3 lý do để thị trường M&A lĩnh vực tiêu dùng năm tới tiếp tục sôi động.

- Thứ nhất, nền tảng thị trường tiêu dùng Việt Nam rất tốt với dân số trẻ và thu nhập ngày càng tăng.

- Thứ hai, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước đang gặp khó khăn về vốn do lãi suất cao.

- Thứ ba, khi thị trường phát triển, theo quy luật đào thải, doanh nghiệp cần xây dựng giá trị cốt lõi và đầu tư con người. Thiếu cả vốn lẫn kinh nghiệm phát triển ngành buộc các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước phải tìm đến các nhà đầu tư. Đặc biệt, các nhà đầu tư Nhật Bản, Ấn Độ… Do những bất lợi về thiên tai, cũng như do nền kinh tế các nước này đã phát triển đến

độ chín, nên họ đang có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để giữ nguồn tiền và mở rộng thị trường.

Triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam và nhiều ngành chủ chốt vẫn được đánh giá là tăng trưởng cao và có nhiều lợi thế. Do đó, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện tại, là điều kiện để hai bên mua và bên bán có cơ hội đến gần với nhau hơn. Các rào cản về giá, văn hóa kinh doanh và đàm phán sẽ dễ dàng hơn.

Mặt khác, thị trường chứng khoán giảm 10% từ đầu năm 2011 và dự kiến sẽ còn khó khăn cộng với mức định giá cổ phiếu của 23% trên tổng số 680 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn đang thấp hơn giá trị sổ sách là điều kiện tiền đề cho việc thương thảo trong các thương vụ. Mức định giá thấp của thị trường cũng làm cho hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp đại chúng khó khăn hơn rất nhiều. trong bối cảnh vốn vay từ ngân hàng với chi phí vốn cao, việc tìm kiếm hoặc chấp nhận đề xuất hợp tác từ các đối tác trong và ngoài nước sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn từ trước đến nay. Mặc dù ngân hàng nhà nước đang có hoạt động cụ thể đưa lại suất cho vay về dưới 20% trong cuối năm 2011. Tuy nhiên, đây vẫn là mức chi phí vốn rất cao và theo đánh giá của các chuyên gia chi phí vốn này vẫn chủ yếu phù hợp với các dự án có rủi ro cao. Do vậy nguồn vốn thông qua các đối tác lớn trong các giao dịch M&A sẽ tiếp tục là kênh vốn quan trọng. các giao dịch này có xác suất thành công cao hơn khi cón hiều công ty trong nước công khai danh mục thoái vốn hoặc cần hợp tác với đối tác nước ngoài ngày càng lâu dài.

Các quỹ đầu tư thoái danh mục là cơ hội tuyệt với cho M&A. Số liệu của StoxPlus cho thấy các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng giá trị tài sản quản lý khoảng 63.000 tỷ đồng (3,1 tỷ USD) sẽ có thời hạn thah lý quỹ từ năm 2012 đến 2015. Thực tế này phát sinh do hầu hết các quỹ nước ngoài đều được thành lập vào nhưng năm 2006 và 2007 và thời hạn hoạt động thông thường là 5 năm. Một số quỹ đầu tư bị cổ đông ép chuyển sang hình thức quỹ mở nhằm tạo điều kiện thanh khoản cho cổ đông quỹ hoặc thoái vốn khỏi Việt

Nam như Vietnam Dragon Fund và Vietnam Enterprise Investments Limited của Dragon Capital, Indochina Capital Vietnam Holdings Limited. Một số quỹ đã buộc phải chuyển đổi cổ đông mới (thực chất là M&A trong ngành quản lý quỹ) hoặc chuyển đơn vị quản lý tài sản mới.

Các giao dịch M&A trong năm 2011 cũng cho thấy nhiều hoạt động thoái vốn của các quỹ như hai thương vụ liên quan đến công ty Hoàn Mỹ và Halico của VinaCapital và Sacombank của Dragon Capital. Xư hướng này sẽ tiếp tục sôi động trong năm và các năm tiếp theo khi mà các quỹ đầu tư tài chính đã cho thấy họ không có sự đóng góp đáng kể nào vào sự cải biến của doanh nghiệp trong khi điều đó là mong muốn và lợi ích của các tập đoàn nước ngoài sẵn sàng trả giá cao so với thị trường để các quỹ thoái vốn.

Một phần của tài liệu Mô hình định giá giá trị cộng hưởng trong m&a và áp dụng thực tế vào các trường hợp ở việt nam (Trang 29 - 32)