Dựa vào kết quả phân tích các thương vụ M&A từ năm 2011 trở về trước, chúng ta có thể nhận ra được xư hướng và đưa ra các dự đoán:
Các doanh nghiệp còn phải đối mặt với các khó khăn trong việc huy động vốn với chi phí sử dụng vốn cao. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm các đối tác chiến lược để nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt để phát triển kinh doanh. Điều quan trọng nhất là nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn được kỳ vọng tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao.
Một số xu hƣớng đƣợc dự đoán trong hoạt động M&A năm tới:
Các hoạt động M&A vẫn sẽ chi phối trong 2012 và các năm tiếp theo. Do đó những ngành mà được nhóm các nhà đầu tư và các tập đoàn nước ngoài quan tâm vào Việt Nam vẫn là: ngân hàng, thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng và bán lẻ, dược phẩm, logistics, xây dựng và vật liệu. Ngành dịch vụ tài chính và hàng tiêu dùng tiếp tục các thương vụ M&A với số lượng và giá trị giao dịch lớn, đặc biệt chính phủ đang có kế hoạch tái cấu trúc ngành ngân hàng và hợp nhất sáp nhập một số ngân hàng yếu kém. Bên cạnh đó, bất động sản cũng là một kênh M&A triển vọng, nhất là của các tổ chức trong nước với nhau. Theo số liệu của Savills,
đã có 22 thương vụ M&A trong ngành bất động sản chỉ tính riêng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Các tập đoàn nước ngoài tiếp tục nhắm đến các doanh nghiệp Việt Nam có đặc quyền tốt, thị phần cao hoặc thương hiệu mạnh (thường là năm trong Top 5 của ngành) hoặc có những lợi thế nhất định. Các công ty Nhật Bản và Singapore sẽ vẫn là những bên mua dẫn đầu trong các thương vụ M&A. Sự đầu tư từ các doanh nghiệp của Nhật Bản vào Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á đến từ triển vọng tăng trưởng bị giới hạn của nền kinh tế nước này và dòng tiền mạnh từ nhiều tập đoàn lớn của Nhật. Các công ty đầu tư vốn cổ phần trong nước vẫn đóng vai trò đương đối nhỏ với tư cách là những bên mua.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng các giao dịch mua bán sáp nhập trong năm 2012 sẽ tiếp tục tăng về số lượng và giá trị dù nền kinh tế sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy định giá các doanh nghiệp trước khi các doanh nghiệp quyết định thực hiện thương vụ M&A là việc rất quan trọng.
Công ty mua lại thực hiện chiến lƣợc mua lại và lựa chọn công ty mục tiêu:
Nếu động cơ mua lại là sự định giá quá thấp của thị trường thì công ty mục tiêu phải là công ty đang bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó. Trong phương pháp định giá dòng tiền chiết khấu, một cổ phiếu được xem là bị định giá quá thấp nếu nó giao dịch tại mức giá thấp hơn giá trị chiết khấu ước tính của dòng tiền.
Nếu động cơ mua lại là để đa dạng hóa đầu tư thì phần lớn các công ty mục tiêu sẽ thuộc các ngành khác và ko liên quan đến mảng hoạt động chính của công ty mua lại. Do đó, một công ty hoạt động có tính chu kỳ phải cố gắng mua các công ty ngược chu kỳ hoặc ít nhất là chu kỳ không trùng nhau để tối đa hóa lợi ích đạt được từ đa dạng hóa.
Nếu động cơ mua lại là tìm kiếm giá trị cộng hưởng thì dạng công ty mục tiêu sẽ phụ thuộc và nguồn tạo ra sự công hưởng. Đối với hiệu quả kinh tế theo quy mô, công ty mục tiêu nên hoạt động trong cùng ngành với công ty mua lại. Đối với sự công hưởng tăng trưởng, công ty mục tiêu nên có ưu thế vượt trội về tăng
trưởng mà công ty mua lại yếu thế. Đối với sự cộng hưởng tài chính, công ty mục tiêu sẽ phản ánh nguyên nhân tạo ra cộng hưởng. Cụ thể, nếu động cơ mua lại là tăng năng lực vay nợ thì công ty mục tiêu sẽ có rủi ro và hạn chế về nặng lực vay nợ trên tư cách độc lập. Nếu động cơ mua lại là để hưởng những lợi ích thuế thì công ty mục tiêu sẽ có thu lỗ hoạt động thuần đáng kể trong thời gian trước khi bị mua lại. Giá trị cộng hưởng không nổi trên bề mặt nên cần phải được định giá cẩn thận trước khi quyết định thực hiện.