Thực trạng M&A trong những năm gần đây diễn ra sôi nổi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, sản xuất, tiêu dùng… và liên tục gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị của thương vụ. Do đó tìm kiếm một mô hình định giá được giá trị cộng hưởng là cực kì quan trọng khi nhà quản trị quyết định M&A với mục đính là làm tăng giá trị của công ty hợp nhất chứ không phải hiếu thắng chạy theo xu hướng nhất thời. Có thể thấy kết quả chạy hồi quy là mô hình tại mục 4.2.4 có thể áp dụng tại Việt Nam vì:
Thứ nhất, các biến của đầu vào Xi để chạy mô hình không quá phức tạp. Chỉ cần thu thập báo cáo tài chính của từng công ty độc lập trước và sau khi M&A. Từ đó tính toán các chỉ số tài chính cơ bản, ước chừng công ty hợp nhất mới có thể đạt được lợi ích cộng hưởng nào để hiện giá giá trị công ty tính toán được giá trị cộng hưởng thành phần. Lắp số vào mô hình hồi quy được ta sẽ có được Y (giá trị cộng hưởng của thương vụ một cách tương đối chính xác). Tuy nhiên trong các biến Xi chỉ có thể tính toán được một số biến tương đối chính xác: giá trị cộng hưởng tăng trưởng (dựa trên các tỉ lệ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận…), giá trị cộng hưởng từ tiết kiệm chi phí (giảm chi phí nhờ tính kinh tế do quy mô đem lại), giá trị cộng hưởng do tăng cường nợ vay (dựa vào cấu trúc vốn của công ty để xác định công ty hợp nhất có tăng sử dụng nợ vay để tránh thuế hay không?)
Thứ hai, do các công ty bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán chưa bao lâu nên số lượng báo cáo tài chính, thông tin của các công ty còn hạn chế. Rất khó khăn để tìm số liệu để định giá được giá trị cộng hưởng: phải quen biết với lãnh đạo của công ty để xin số liệu hay phải bỏ ra thời gian 5-7 năm để theo dõi công ty hợp nhất để tìm được giá trị cộng hưởng cả thương vụ M&A năm nào. Như thế thì quá trễ, sự việc đã quá nguội để đưa ra quyết định. Nên nếu dùng mô hình này thì chỉ cần quan sát công ty trong thời gian ngắn hơn, chỉ 1-2 năm sau
khi M&A là có thể xác định được giá trị cộng hưởng của thương vụ. bởi vì dùng mô hình này có thể gián tiếp tìm ra Y thông qua xác định các Xi. Sử dụng mô hình này có thể tiết kiệm được thời gian và phù hợp với điều kiên số liệu hạn chế của Việt Nam.