Giải pháp khắc phục một số điểm hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Mô hình định giá giá trị cộng hưởng trong m&a và áp dụng thực tế vào các trường hợp ở việt nam (Trang 49 - 55)

Vậy có thể nhận định rằng kết quả thu được từ mô hình là tương đối khả quan vì đã thể hiện được mối tương quan các biến trong mô hình. Nhưng vì giới hạn về nguồn số liệu cả về số lượng các công ty và thời gian quan sát nên điều có thể giá trị của mô hình là không được đánh giá cao. Đó cũng là một hạn chế cần giải quyết để mô hình có thể hoàn thiện hơn. Vì thế muốn tính toán để lập ra mô hình có ý nghĩa hơn thì cần dữ liệu của nhiều công ty hơn nữa để đánh giá, tính toán các giá trị hợp lí hơn, tránh gặp những trường hợp quá đặc biệt; cần dữ liệu qua

nhiều năm sau khi hợp nhất để kiểm tra giá trị cộng hưởng của công ty sau M&A hợp lí nhất.

PHỤ LỤC 1. Khái niệm M&A (Mergers and Acquisitions).

M&A (Mergers and Acquisitions) – là thuật ngữ chỉ sự mua bán hay sáp nhập hai hay nhiều công ty lại với nhau. Trong đó:

a. Sáp nhập: là việc kết hợp công hai hay nhiều công ty để cho ra đời một công ty mới. Hai công ty sáp nhập sẽ có giá trị lớn hơn công ty đang hoạt động riêng lẻ. Đặc biệt là khi các công ty rơi vào tình trạng khó khăn do cạnh tranh, thị trường xuống dốc thì sáp nhập là cực kì hữu ích.

b. Mua lại: là việc một công ty mua lại một công ty mới và không làm ra đời công ty mới. các công ty lớn sẽ mua lại các công ty nhỏ để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, giảm thiểu chi phí, đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Các công ty nhỏ thường sẵn sàng để công ty lớn hơn mua lại thay vì bị phá sản hoặc khó khăn tồn tại trên thị trường.

1.1. Sự khác nhau giữa mua bán và hợp nhất.

Một thương vụ được coi là sáp nhập hay mua lại hoàn toàn phụ thuộc vào thương vụ đó có được diễn ra thân thiện giữa hai viên hay bị ép buộc thâu tóm nhau.

Sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có quy mô ngang nhau, thay vì hoạt động đơn lẻ đồng thuận hợp nhất thành một công ty mới. Cổ phiếu của hai công ty sẽ ngừng giao dịch và tung ra cổ phiếu của công ty mới. Loại hình này gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Tuy nhiên, trên thực tế “Sáp nhập ngang bằng” không diễn ra thường xuyên.

Mua lại là một công ty mua lại sẽ thôn tính và trở thành chủ sở hữu của công ty cũ. Công ty cũ đã bị nuốt chửng và không còn tồn tại dưới khía cạnh pháp lý.

1.2. Phân loại hoạt động M&A

1.2.1. Hợp nhất theo chiều ngang (Horizontal Mergers)

Hợp nhất theo chiều ngang (hay còn gọi là sáp nhập cùng ngành) là sự hợp nhất giữa hai công ty sản xuất hàng hóa tương tự, hoặc cung cấp dịch vụ tương tự.

Hai công ty chi sẻ cùng dòng sản phẩm, cùng thị trường. Việc hợp nhất theo hình thức này sẽ tạo ra tính hiệu quả nhờ quy mô, sẽ mang lại cho bên hợp nhất cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối, ... Do đó, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau (dù hợp nhất hay thâu tóm) họ không những giảm bớt cho mình một “đối thủ” mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đối phó với các “đối thủ” còn lại.

1.2.2. Hợp nhất theo chiều dọc (Vertical Mergers)

Hợp nhất theo chiều dọc là sự hợp nhất giữa hai doanh nghiệp nằm trên cùng một chuỗi giá trị: trong đó một doanh nghiệp sẽ kết hợp với nhà cung cấp hay nhà phân phối, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của doanh nghiệp hợp nhất trên một chuỗi giá trị đó.

Hình thức hợp nhất này được chia thành hai loại nhỏ:

 Hợp nhất tiến (forward): trường hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp khách hàng của mình, ví dụ: doanh nghiệp may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo;

 Hợp nhất lùi (backward): trường hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại nhà cung cấp của mình, ví dụ như doanh nghiệp sản xuất sữa mua lại doanh nghiệp bao bì, đóng chai hoặc doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, … Hợp nhất theo chiều dọc đem lại cho doanh nghiệp tiến hành hợp nhất lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh

1.2.3. Hợp nhất tổ hợp (Conglomerate Mergers)

Hợp nhất tổ hợp bao gồm tất cả các loại hợp nhất khác (thường khó xác định hình thức hợp nhất). Mục đích của hợp nhất theo hình thức này nhằm giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, cắt giảm chi phí và cải tiến hiệu quả. Hợp nhất tổ hợp được phân thành 3 loại:

 Hợp nhất tổ hợp thuần túy: trường hợp này khi hai doanh nghiệp không có mối quan hệ nào với nhau, như một công ty thiết bị y tế mua một công ty thời trang.

 Hợp nhất bành trướng về địa lý: hai doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về địa lý, chẳng hạn một tiệm ăn Hồ Chí Minh ở mua một tiệm ăn ở Hà Nội.

 Hợp nhất đa dạng hóa sản phẩm: hai doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau, ví dụ một doanh nghiệp sản xuất bột giặt mua một doanh nghiệp sản xuất thuốc tẩy vệ sinh.

Trong đó, hình thức hợp nhất tổ hợp không phổ biến bằng hai hình thức trên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”,

NXB Thống kê.

2. Phạm Long (2011), “Định giá ngang hàng và hoạt động thôn tính sáp nhập” 3. Thuận Nguyễn (2011), “Triển vọng M&A 2012”, Tạp chí Doanh Nghiệp

Thương Mại, (Số 19).

4. Đặng Thế Đức (2008), Hội thảo M&A 2008: Nâng cao năng lực cho bên bán, góc nhìn pháp lý, cơ cấu một giao dịch M&A.

5. Avalue Vietnam (2010), Báo cáo M&A Việt Nam 2009 & triển vọng 2010. 6. Damodaran (2003), “Valuation-Security Analysis for Investment and

Corporate Finance”.

7. Damodaran (2005), “The value of Synergy”

8. Frank C.Evans và David M.Bishop (2001), “Valuation for M&A” 9. Jnghua Yan (2009), “Merger Waves: Theory and Evidence”

10. Robert G. Eccles, Kersten L. Lanes và Thomas C. Wilson (1999), “Are you paying too much for that acquisition?”

11. Michael Adams và Markus Rudolf (2006), “A new approach to the valuation of banks.”

12. Benton E. Gup và Rawley Thomas (2010), Valuation Techniques from Today’s

Top Practitioners, John Wiley & Sons, Inc., New Jersey.

13. Geogre M. Norton III (2003), Maximizing Corporate Value, John Wiley & Sons, Inc., New Jersey.

14. Frank J. Fabozzi (2003), Foundations of Economic: Value Added, John Wiley & Sons, Inc., New Jersey.

15. Yan Bao và Ran R. Barniv (2009), Where corporate Governance and

Financial Analysts Affect Valuation, NXB Blackwell, USA.

16. Edward Lawrence (2009), Biases in Mid-Year and End-of-Year Conventions in Discounted Cash Flow Models for Corporate Valuations, Journal of Legal

17. http://www.pwc.com/vn/en/releases2009/vietnam_ma_activity_2009_en.jhtml 18. http://www.sti.com.vn/chitiettv.php?id=2&tt=19 19. www.baodautu.vn 20. www.cafef.vn 21. www.caohockinhte.info 22. www.fpt.com.vn 23. www.sbv.gov.vn 24. www.Stockbiz.vn 25. www.stoxplus.com 26. www.tailieu.vn 27. www.thesaigontimes.vn 28. www.vietnamnet.vn 29. www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Mô hình định giá giá trị cộng hưởng trong m&a và áp dụng thực tế vào các trường hợp ở việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)