Một số mơ hình nghiên cứu lạm phát trong thời gian vừa qua và ý nghĩa của

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam bằng mô hình vecto tự hồi quy(VAR) (Trang 34 - 40)

của nĩ:

Các nghiên cứu ở nước ngồi

Mohammad (1999) nghiên cứu lạm phát Trung Quốc trong ngắn hạn và

dài hạn bằng mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM. Nghiên cứu này dựa trên mơ hình tiền tệ truyền thống nhưng thêm một số biến khác để phù hợp với đặc trưng nền kinh tế.

Trong đĩ: P: chỉ số giá chung, M: Cung tiền, g: khoảng chênh lệch sản lượng so với sản lượng tiềm năng, đại diện dư cầu, W: lương cơ bản, AP: là chỉ số sản

lượng nơng nghiệp, IP:là chỉ số sản xuất nơng nghiệp, δ(L):là tốn tử trễ, ε: biến ngẫu nhiên.

Nghiên cứu của Mohammad sử dụng phương pháp Johansen –Juselius phân tích quan hệ dài hạn của các biến trong mơ hình(4.10) và mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM để xác định sự phụ thuộc giữa ngắn hạn và dài hạn và quan hệ nhân quả giữa giá và tiền.

Ý nghĩa của mơ hình: Mohammad đã sử dụng cơng cụ nghiên cứu hiện đại là kiểm

định đồng liên kết Johansen – Juselius và kiểm định sai số ECM để nghiên cứu biến động của giữa tiền tệ và giá cả, ngồi ra cịn kèm thêm các yếu tố cơ cấu: năng suất cơng nghiệp và năng suất nơng nghiệp để xét lạm phát.

Ramakrishnan và Vamvakidis (2002):

Đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm của các yếu tố trong nước và nước ngồi lên lạm phát Indonesia. Mơ hình đề cập lạm phát giá tiêu dùng cĩ thể do lạm phát tiền tệ, lạm phát lương, lạm phát nhập khẩu. Lạm phát tiền tệ xuất hiện khi tỷ lệ trăng trưởng tiền vượt quá khả năng của nền kinh tế nên kiểm sốt tăng trưởng tiền tệ cĩ thể kiểm sốt được lạm phát. Lạm phát trong nước được giải thích bởi các biến như: lương trung bình, tỷ lệ thất nghiệp hay khoảng sản lượng năng suất lao động. Giá hàng hĩa nhập khẩu tác động lên lạm phát trong nước hoặc trực tiếp bởi mặt hàng nhập khẩu trong giỏ hàng hĩa hoặc gián tiếp bằng ảnh hưởng của chi phí sản xuất do nguyên liệu thơ nhập khẩu. Giá nhập khẩu cĩ thể tăng do 2 lý do: lạm phát nước ngồi tăng nên giá nhập khẩu tăng hoặc sự sụt giá của đồng tiền trong nước dẫn đến nhập khẩu gia tăng. Vì vậy, tác giả cho rằng trong ngắn hạn các yếu tố chính xác định lạm phát là cung tiền, lương tối thiểu, năng suất lao động, khoảng chênh lệch sản lượng so với sản lượng tiềm năng, lãi suất, tỷ giá, lạm phát nước ngồi. Để biết vị trí nền kinh tế hiện tại cĩ quan hệ với cấu trúc cân bằng trong dài hạn như thế nào, các tác giả đã ước lượng độ lệch cung tiền, lao động, và các biến ngoại sinh so với cân bằng dài hạn đem các biến đĩ vào mơ hình như là yếu tố xác định lạm phát. Do đĩ, tác giả đã ước lượng mơ hình như sau:

(4.11) Trong đĩ :

DCPI: Lạm phát giá tiêu dùng(%), DCPI*: Lạm phát giá tiêu dùng của nước ngồi.

DEXC:Tỷ lệ tăng tỷ giá hối đối, DM: tỷ lệ tăng trưởng tiền danh nghĩa.

LWAG: Tỷ lệ tăng trưởng tiền lương tối thiểu, LPRO:sự thay đổi năng suất lao động(GDP/người).

OG: Khoảng chênh lệch sản lượng so với sản lượng tiềm năng, DR: phần chênh lệch lãi suất.

ecmM: Độ dao động của cung tiền so với trạng thái ổn định dài hạn. ecmL: Độ dao động của lao động so với trạng thái ổn định dài hạn. ecmE: Độ lệch của các cú sốc ngoại sinh so với mức ổn định dài hạn. CRISIS: Biến giả định nhận giá trị 1 trong giai đoạn 1997Q3-1998Q4. SEAS: Các biến giả để kiểm tra mức ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ.

Nhĩm tác giả đã kết luận rằng tỷ giá hối đối và lạm phát nước ngồi là yếu tố then chốt ảnh hưởng lạm phát trong nước, cung tiền chỉ cĩ ý nghĩa thống kê cịn mức tác động thì ít.

Ý nghĩa của mơ hình: Nhĩm tác giả đã đưa phần chênh lệch của các biến cung tiền,

lao động so với mức cân bằng dài hạn vào mơ hình lạm phát để xem xét chính xác hơn mức lạm phát của Indonesia.

Gerlach và Peng (2006) đã dùng mơ hình đường Phillips để phân tích lạm phát ở Trung Quốc.

(4.12)

Trong đĩ: πt :tỷ lệ lạm phát, gt là phần thiếu hụt sản lượng và các cú sốc từ phía cung được biểu diễn bởi phần dư εt.

Sau khi ước lượng và kiểm định nhĩm nghiên cứu đã đưa ra mơ hình cuối cùng như sau:

(4.13)

Trong đĩ biến Z được giả thiết là biến tự hồi quy. Biến Z đại diện cho các biến khơng giải thích được như: sự thay đổi giá cả, mở rộng thương mại,…

Ý nghĩa của mơ hình: Gerlach và Peng đã đưa ra cách hiệu chỉnh nhằm khắc phục các

khuyết tật của mơ hình bằng biến cơng cụ mới Z với giả định biến này là biến tự hồi qui theo luật tự hồi qui bậc hai. Từ đĩ cĩ cách đánh giá xác đáng cho lạm phát Trung Quốc.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Võ Trí Thành (1997) đã dùng mơ hình trễ đa thức nghiên cứu các yếu tố xác định lạm phát Việt Nam nữa đầu thập kỷ năm 1990 với mơ hình như sau:

(4.14) Trong đĩ:π: tỷ lệ lạm phát, gM: tỷ lệ tăng trưởng cung tiền danh nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gY: tỷ lệ tăng trưởng sản lượng.

ω : đo lường độ lệch giữa tỷ lệ mất giá tiền nội địa và lãi suất. πe

Kết luận của mơ hình: với chuỗi số liệu 1990:12-1994:12, tác giả kết luận ω, gM cĩ ý nghĩa cao nên đây là yếu tố dùng để dự báo lạm phát, gY chỉ tác động trong ngắn hạn.

Dương Thị Thanh Mai (2002) đánh giá lạm phát của các nước đang phát triển,

phụ thuộc vào ba yếu tố: tăng lượng cung tiền, tăng thu nhập, tỷ giá. Mơ hình hồi qui như sau:

(4.15) Trong đĩ: lnMt: logarit cơ số tự nhiên của cung tiền danh nghĩa.

lnYt: logarit cơ số tự nhiên của sản lượng trong nước. lnNERt: logarit cơ số tự nhiên của tỷ giá hối đối. γt: sai số.

Với chuỗi dự liệu từ năm 1997-2000, tác giả đi đến các kết luận là tỷ giá khơng cĩ tính hiệu báo trước cho lạm phát. Khi kiểm định mơ hình trong ba giai đoạn từ năm 1989-1992, 1993-1996, 1997-2000, tác giả cũng cho kết luận là tỷ giá khơng cĩ tín hiệu báo trước cho lạm phát. Với các kết quả như trên tác giả khuyên các nhà làm chính sách cĩ thể điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt mà khơng phải quan tâm đến lạm phát.

 Nguyen Thi Thuy Vinh và Seiichi Fujita(2007):

Đưa ra một mơ hình VAR để kiểm tra mối tương quan giữa tỷ giá hối đối thực và sản lượng, giữa tỷ giá hối đối thực và mức giá trong nền kinh tế của Việt Nam. Nhĩm tác giả căn cứ vào những phát trong khuơn khổ lý thuyết của mơ hình cốt lõi được đề xuất bởi Kamin và Rogers(2000). Mơ hình chính được thể hiện như sau :

(4.16)

Trong đĩ: xt là một vector của 3 biến nội sinh: Lio (log của sản lượng cơng nghiệp thực sự), LCPI (log của chỉ số giá tiêu dùng ), và LRER(log của tỷ giá hối đối thực tế), zt là một vector của các biến ngoại sinh, USINT(danh nghĩa United Nĩi lãi suất );

Dt là một vector của các thành phần xác định; Ai và Bi là ma trận các hệ số; εt là sai số ngẫu nhiên.

Kết quả của mơ hình cho thấy: tỷ giá hối đối thực cĩ ảnh hưởng đến sự thay đổi của

sản lượng cơng nghiệp thực. Tuy nhiên, ảnh hưởng này khơng quá lớn. Tỷ giá khơng cĩ ý nghĩa thống kê trong việc giải thích lạm phát. Thay vào đĩ, các cú sốc từ bên ngồi, biến động trong tỷ lệ lãi suất của Mỹ lại ảnh hưởng đến lạm phát.

Camen(2006):

Sử dụng mơ hình VAR với số liệu tháng trong giai đoạn từ tháng 2 năm 1996 đến tháng tư năm 2005 và phát hiện rằng: Tín dụng trong kinh tế chiếm 25% nguyên nhân gây nên biến động lạm phát và là nhân tố chính gây ảnh hưởng đến lạm phát sau 24 tháng; tổng phương tiện thanh tốn và lãi suất chỉ giải thích một phần rất nhỏ trong biến động của CPI(chưa tới 5%); giá dầu thơ và giá gạo quốc tế đĩng vai trị quan trọng cùng với tỷ giá giải thích biến động của lạm phát(19%); cung tiền Mỹ cũng đĩng vai trị quan trọng trong hầu hết các giai đoạn nghiên cứu.

Viện nghiên cứu VEPR(2011) :

Đã xây dựng mơ hình VECM dựa trên cơ sở lạm phát được diễn đạt là sự thay đổi trong mức giá logP, phụ thuộc vào sự thay đổi của giá hàng hĩa thương mại logPT, giá hàng hĩa phi thương mại logPN và giá được kiểm sốt logPC. Mối quan hệ này cĩ thể được diễn đạt trong phương trình sau:

logP = α1logPT + α2logPN + (1 – α1 + α2)logPC (4.17) trong đĩ α1+ α2<1.

Kết luận của mơ hình: trái ngược với những nghiên cứu đã cĩ, kết quả của mơ hình

VECM cho thấy tỷ giá, cụ thể là việc phá giá, cĩ tác động đáng kể làm tăng áp lực lạm phát. Sự khác biệt trong kết quả này cĩ thể được giải thích một phần là do các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu trong các giai đoạn tỷ giá được giữ tương đối cứng nhắc.

Như vậy, thơng qua tổng hợp các mơ hình nghiên cứu lạm phát, chúng ta cĩ thể nhận

thấy: Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng trong những năm đầu thập kỷ 1990, nhịp tăng cung tiền cĩ tác động nhiều đến lạm phát với độ trễ từ 1-2 tháng. Và ngồi cung

tiền thì các yếu tố như tỷ giá, lãi suất, GDP, lạm phát nước ngồi, nhu cầu xuất khẩu… cũng cĩ tác động khơng nhỏ đến lạm phát. Tuy nhiên vẫn chưa cĩ mơ hình nào tổng hợp tác động của tất cả yếu tố trên lên lạm phát Việt Nam. Nguyên nhân một phần là do các yếu tố tác động đến lạm phát cịn cĩ tác động lẫn nhau và lạm phát cịn tác động đến các yếu tố này nên rất khĩ để xem xét. Xuất phát từ thực trạng trên bài nghiên cứu sẽ sử dụng mơ hình Tự Hồi Quy Vecto VAR nhằm xác định tỷ lệ mà các nhân tố tác động lên lạm phát Việt Nam và dự báo lạm phát cho các kỳ kế tiếp.

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam bằng mô hình vecto tự hồi quy(VAR) (Trang 34 - 40)