Lựa chọn biến cho mơ hình:

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam bằng mô hình vecto tự hồi quy(VAR) (Trang 43 - 46)

Dựa trên cơ sở định tính những nguyên nhân làm lạm phát gia tăng đã phân tích và những nhân tố đã được kiểm định trong các mơ hình trước. 11 biến được lựa chọn để kiểm định tác động lên lạm phát lần lược là:

1. Chỉ số giá tiêu dùng: kiểm định lạm phát kỳ trước tác động đến lạm phát ở hiện tại. Được sử dụng trong mơ hình của BIS(2002) và Camen(2006).

2. Tốc độ tăng trưởng cung tiền: xem xét tốc độ gia tăng cung tiền nội tệ cĩ ảnh hưởng lớn đến lạm phát hay khơng? M2 là nhân tố được nhiều nhà nghiên cứu như Mohammad(1999), Goujon(2006), BIS(2002), Camen(2006) xem xét tác động đến lạm phát và cũng được chứng minh là cĩ tác động.

3. Tín dụng trong nước: gia tăng trong tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát, được xem xét trong BIS(2002), Camen(2006) và cho thấy là cĩ ảnh hưởng đến CPI.

4. Tổng sản phẩm trong nước: Chúng ta đều biết rằng, khi GDP thực tế đạt mức tiềm năng thì mức sản lượng khơng tạo ra sức ép theo hướng tăng lên hoặc đi xuống đối với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, trong trường hợp GDP thực tế cao hơn mức GDP tiềm năng sẽ gây sức ép lạm phát cao và ngược lại. Đặc biệt là những năm gần gây chính phủ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế và điều này cũng gĩp phần đẩy giá cả lên cao. Cĩ thể nhận thấy ảnh hưởng của tổng sản phẩm trong nước lên lạm phát là khơng nhỏ nên đề tài sẽ đưa biến GDP vào mơ hình kiểm định lạm phát tại Việt Nam.

5. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng: nghiên cứu của Ramakrishnan và Vamvakidis (2002) đã cho thấy tỷ giá cũng là một trong những biến số chính cĩ thể giải thích cho lạm phát ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá đến lạm phát. Camen(2006), Goujon(2006), BIS(2006) cũng sử dụng biến lạm phát cho nghiên cứu của mình. Vì thế, đề tài cũng sẽ xem xét tác động của tỷ giá đến lạm phát trong nước.

6. Dự trữ ngoại hối: Như phân tích ở phần một số nguyên nhân gây nên lạm phát tại Việt Nam. Chúng ta cĩ thể nhận thấy rằng nước ta đang trong quá trình hội nhập và đang là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngồi, lượng tiền USD chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều. Để giữ giá USD khơng làm ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu, Ngân Hàng Nhà Nước đã tung lượng tiền VND rất lớn để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá ổn định và khơng biến động nhiều. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều ngoại tệ sẽ làm cho hệ thống tài chính dễ bị tổn thương và gây nên hiểm họa tiềm tàng lạm phát. Và hiện câu hỏi: dự trữ ngoại hối cĩ tác động đến lạm phát Việt Nam hay khơng và ảnh hưởng ra sao cũng chưa cĩ nhiều bài nghiên cứu trả lời được. Chính vì thế đề tài sẽ xét đến tác động của yếu tố thâm hụt ngân sách đến lạm phát.

7. Giá dầu: Việt Nam là một nước nhập cảng xăng dầu nhiều hơn gấp bội lượng xăng dầu xuất khẩu. Hơn hết, xăng là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành kinh tế

nên giá xăng cũng sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến lạm phát. BIS(2002) và Camen(2006) cũng đã xem xét và đánh giá giá dầu trong nghiên cứu của mình. 8. Giá gạo: Việt Nam là nước nơng nghiệp, giá gạo là một nhân tố quan trọng trong

giỏ hàng hĩa của nước ta. Đồng thời, giá lương thực cũng là một nhân tố cĩ ảnh hưởng đến lạm phát. Giá gạo cũng được Camen(2006), BIS(2002) nhắc đến trong nghiên cứu.

9. Tốc độ gia tăng cung tiền M2 Mỹ: Ramakrishnan và Vamvakidis (2002), BIS(2002), Camen(2006) sử dụng để kiểm định lạm phát nước ngồi ảnh hưởng đến lạm phát trong nước.

10. Xuất nhập khẩu rịng: Thâm hụt thương mại kéo dài đã gây sức ép lên tỷ giá rất lớn tạo cho người dân trong đợi là đồng nội tệ sẽ giảm giá. Lúc này cơ chế tự điều chỉnh của tỷ giá thực tế sẽ tăng lên làm tăng chỉ số nhập khẩu từ đĩ gây sức ép làm tăng chỉ số giá cả trong nước và lạm phát xảy ra do Việt Nam là nước nhập khẩu với khối lượng lớn các mặt hàng tư liệu đầu vào dùng cho quá trình sản xuất. Vì thâm hụt thương mại cĩ ảnh hưởng đến lạm phát nên mơ hình VAR xây dựng cho Việt Nam sẽ cĩ biến xuất nhập khẩu rịng nhằm kiểm định tình hình thâm hụt thương mại nhiều năm gần đây cĩ ảnh hưởng nhiều đến lạm phát khơng. Mặc dù các nghiên cứu gần đây khơng hề nhắc đến.

11. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng: kiểm định chính sách của NHNN ảnh hưởng lên lạm phát, bài nghiên cứu Canova và Gambetti(2008) đã tìm ra bằng chứng cho thấy là lãi suất cĩ tác động lên lạm phát và ảnh hưởng lâu dài, BIS(2002), Camen(2006) cũng xem xét biến lãi suất trong nghiên cứu của mình.

Sau khi lựa chọn, tiến hành kiểm định tính dừng cho chuỗi dữ liệu 11 biến từ quý I năm 2000 đến quý IV năm 2010 thu được kết quả các biến trong mơ hình dừng ở bậc 2. Tiến hành lấy sai phân bật 2 của các biến.

Để đảm bảo các biến được chọn đều giải thích được biến động của lạm phát. Kiểm định Granger được thực hiện giữa từng biến với CPI. Kết quả kiểm định cho thấy 11

biến được lựa chọn đều cĩ tác động giải thích cho lạm phát Việt Nam.(kết quả kiểm định: Phụ lục 3)

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam bằng mô hình vecto tự hồi quy(VAR) (Trang 43 - 46)