3.2.1. Kiểm tra và tháo lắp ECM.
3.2.1.1. Tháo lắp ECM.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối của ECM (A)
3. Ta loại bỏ các bộ phận không liên quan để có thể tháo được ECM. 4. Tháo bỏ bu lông nắp (A)/đai ốc (B), khi đó ta tháo được ECM (C).
Lực xiết bulông khi lắp ECM: 9.8 ~ 11.8 N.m (1.0 ~ 1.2 kgf.m, 7.2 ~ 8.7 lb-ft). Lực xiết trên khung giá đỡ ECM bulông/đai ốc:
9.8 ~ 11.8 N.m (1.0 ~ 1.2 kgf.m, 7.2 ~ 8.7 lb-ft).
3.2.1.2. Kiểm tra ECM.
1. Kiểm tra mạch ECM: Đo điện trở giữa ECM và khung gầm xe bằng cách sử dụng dây kết nối ở mặt sau của ECM là điểm kiểm tra. Nếu đo điện trở mà không đảm bảo thì ta sửa chữa ECM. Điện trở đảm bảo phải dưới 1Ω.
2. Kiểm tra chân kết nối của ECM: Ngắt kết nối ECM và bằng trực quan kiểm tra các chân tiếp xúc, quan sát xem chân kết nối có chân bị uốn cong hoặc tiếp xúc kém. Nếu vấn đề được tìm thấy, ta thực hiện sửa chữa ECM.
3. Nếu sau khi kiểm tra bước 1 và bước 2 mà ta vẫn không tìm thấy thì có thể ECM bị lỗi. Nếu vậy, hãy chắc chắn rằng ECM không bị lỗi trong các mã chuẩn đoán, ta có thể thay thế một ECM mới và sau đó kiểm tra chiếc xe một lần nữa. Nếu mã lỗi chuẩn đoán được tìm thấy, ta kiểm tra lỗi này trước khi thay thế ECM.
4. Kiểm tra lại ECM một lần nữa: Ta cài đặt ECM ban đầu vào một chiếc xe còn tốt và kiểm tra xe. Nếu vấn đề vẫn xảy ra ta thay thế ECM bị lỗi bằng một cái mới.
3.2.2. Kiểm tra và tháo lắp hệ thống bướm ga điều khiển điện tử (ETC).
• Cảm biến vị trí bướm ga (TPS).
1. Kết nối GDS bằng cách kết nối liên kết dữ liệu (DLC).
2. Khởi động động cơ và đo điện áp đầu ra củaTPS 1 và 2 tại C.T và W.O.T.
Độ mở bướm ga Điện áp đầu ra (V)
TPS 1 TPS 2
C.T 0.3 ~ 0.9 4.2 ~ 5.0
W.O.T 1.5 ~ 3.0 3.3 ~ 3.8
3. Bật khóa khởi động về nấc OFF và ngắt kết nối trên DLC.
4. Ngắt kết nối ETC module và đo điện trở giữa đầu cực 1 và 2 của ETC module. • ETC Motor.
1. Chuyển công tắc khởi động về nấc OFF. 2. Ngắt kết nối ETC.
3. Đo điện trở đầu cực 3 và 6 của ETC module.
4. Kiểm tra giá trị điện trở trong bảng đặc tính kỹ thuật.
3.2.2.2. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Loại bỏ các dây nối và đường ống dẫn khí.
3. Ngắt kết nối kết nối module ETC ( A ). 4. Ngắt kết nối các ống nước làm mát (B ).
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta chú ý lắp các đai ốc với lực xiết quy định 7.8 ~ 11.8 N.m (0.8 ~ 1.2 kgf.m, 5.8 ~ 8.7 lb-ft).
3.2.3. Kiểm tra và tháo lắp cảm biến áp suất khí nạp (MAPS).
3.2.3.1. Kiểm tra.
1. Kết nối GDS bằng cách kết nối liên kết dữ liệu (DLC).
2. Đo và kiểm tra điện áp đầu ra của MAPS khi tắt máy và khi bật khóa điện.
Điều kiện thử nghiệm Điện áp đầu ra (V)
Khi bật khóa điện 3.9 ~ 4.1
Khi tắt máy 0.8 ~ 1.6
3.2.3.2. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối cảm biến áp suất khí nạp (A).
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta chú ý lắp các đai ốc với lực xiết quy định 9.8 ~ 11.8 N.m (1.0 ~ 1.2 kgf.m, 7.2 ~ 8.7 lb-ft).
Chú ý lắp cảm biến vào đúng vị trí, cẩn thận tránh làm hư hỏng cảm biến trong quá trình tháo lắp.
3.2.4. Kiểm tra và tháo lắp cảm biến nhiệt độ khí nạp (IATS).
3.2.4.1. Kiểm tra.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF. 2. Ngắt kết nối cảm biến nhiệt độ khí nạp.
3. Đo và kiểm tra điện áp đầu ra của IATS tại chân 3 và chân 4. 4. So sánh giá trị điện trở đo được với bảng tra đặc tính kỹ thuật.
3.2.5. Kiểm tra và tháo lắp cảm biến nhiệt độ nước làm mát (ECTS).
3.2.5.1. Kiểm tra.
4. Sau đó ta cho đầu cảm biến nhiệt độ nước làm mát ngâm trong nước làm mát động cơ. Ta đo giá trị điện trở tại chân 3 và chân 4 của cảm biến.
5. So sánh giá trị điện trở đo được với bảng tra đặc tính kỹ thuật.
3.2.5.2. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối cảm biến nhiệt độ nước làm mát với động cơ (A).
3. Tháo cảm biến nhiệt độ nước làm mát ra.
Chú ý: Khi tháo cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ ra khỏi thân xe có thể nước làm mát bị rò rỉ.
4. Ta bổ sung nước làm mát động cơ.
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta có những chú ý sau:
- Thêm nước làm mát động cơ.
- Sau khi lắp cảm biến vào vị trí, cẩn thận tránh làm hư hỏng trong quá trình lắp.
3.2.6. Kiểm tra và tháo lắp cảm biến vị trí trục khuỷu (CKPS).
3.2.6.1. Kiểm tra.
1. Kiểm tra sóng tín hiệu của cảm biến vị trí trục khuỷu bằng thiết bị GDS. Rồi so sánh với sóng tín hiệu ở phần đặc tính kỹ thuật.
3.2.6.2. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối cảm biến nhiệt độ nước làm mát với động cơ (A).
4. Tháo bỏ bulông (A) để lấy cảm biến vị trí trục khuỷu.
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta có những chú ý sau:
- Lắp các thành phần với lực xiết quy định.
- Thêm dầu động cơ.
- Sau khi lắp cảm biến vào vị trí, cẩn thận tránh làm hư hỏng trong quá trình lắp.
- Lắp các đai ốc với lực xiết quy định:
Bulông của cảm biến: 9.8 ~ 11.8 N.m (1.0 ~ 1.2 kgf.m, 7.2 ~ 8.7 lb-ft). Bulông của tấm bảo vệ cảm biến:
3.2.7. Kiểm tra và tháo lắp cảm biến vị trí trục cam (CMPS).
3.2.7.1. Kiểm tra.
1. Kiểm tra sóng tín hiệu của cảm biến vị trí trục khuỷu bằng thiết bị GDS. Rồi so sánh với sóng tín hiệu ở phần đặc tính kỹ thuật.
Chú ý: Không được tháo cảm biến vị trí trục cam khi động cơ còn hoạt động khi đó
dầu động cơ có thể gây bỏng cho người thợ.
3.2.7.2. Tháo lắp.
Hàng 1/Trục cam nạp:
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối cảm biến vị trí trục cam (A).
3. Loại bỏ các bulông (B), và sau đó ta lấy được cảm biến vị trí trục cam.
Hàng 2/Trục cam thải:
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối vị trí trục cam (A).
3. Loại bỏ các móc gắn bảo vệ.
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta có những chú ý sau: 1. Lắp các thành phần với lực xiết quy định.
2. Thêm dầu động cơ.
3. Sau khi lắp cảm biến vào vị trí, cẩn thận tránh làm hư hỏng trong quá trình lắp. 4. Cẩn thận tránh làm hư hỏng cảm biến và chân kết nối.
5. Cẩn thận tránh làm hư hỏng vòng đệm. 6. Lắp các đai ốc với lực xiết quy định:
Bulông của cảm biến: 9.8 ~ 11.8 N.m (1.0 ~ 1.2 kgf.m, 7.2 ~ 8.7 lb-ft)
3.2.8. Kiểm tra và tháo lắp cảm biến kích nổ (KS).
3.2.8.1. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Xả nước làm mát động cơ.
3. Tháo các ống tản nhiệt phía trên. 4. Ngắt kết nối cảm biến kích nổ (A).
5. Tháo bỏ ống nạp.
6. Loại bỏ các bulông (A), và sau đó ta lấy được cảm biến kích nổ.
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta có những chú ý sau: 1. Lắp các thành phần với lực xiết quy định.
2. Lắp các đai ốc với lực xiết quy định:
3.2.9. Kiểm tra và tháo lắp cảm biến Oxy (HO2S).
3.2.9.1. Kiểm tra.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF. 2. Ngắt kết nối cảm biến nhiệt độ khí nạp.
3. Đo và kiểm tra điện áp đầu ra của HO2S tại chân 3 và chân 4 [Hàng 1/Cảm biến 1].
4. Đo và kiểm tra điện áp đầu ra của HO2S tại chân 3 và chân 4 [Hàng 1/Cảm biến 2].
5. So sánh giá trị điện trở đo được với bảng tra đặc tính kỹ thuật.
3.2.9.2. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối cảm biến Ôxy (A), ta tháo được cảm biến Ôxy (B).
Hàng 1/Cảm biến Ôxy 2:
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta có những chú ý sau: 1. Lắp các thành phần với lực xiết quy định.
2. Sau khi tháo cảm biến ra khỏi thân xe ta không được dùng làm sạch hoặc bôi dầu mỡ lên thân cảm biến.
3. Sau khi lắp tránh để cảm biến và hệ thống dây điện gần bộ phận xả của xe. 4. Lắp các đai ốc với lực xiết quy định:
3.2.10. Kiểm tra và tháo lắp cảm biến vị trí bàn đạp ga (APS).
3.2.10.1. Kiểm tra.
1. Kết nối GDS bằng cách kết nối liên kết dữ liệu (DLC). 2. Bật khóa điện sang nấc ON.
3. Đo điện áp đầu ra của APS 1 và 2 CT và WOT.
4. So sánh giá trị điện trở đo được với bảng tra đặc tính kỹ thuật.
3.2.11. Kiểm tra và tháo lắp vòi phun.
3.2.11.1. Kiểm tra.
1. Chuyển khóa điện sang nấc OFF. 2. Ngắt kết nối vòi phun.
3. Đo điện áp đầu ra của vòi phun 1 và 2.
4. So sánh giá trị điện trở đo được với bảng tra đặc tính kỹ thuật.
3.2.11.2. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Loại bỏ áp suất dư trong ống nhiên liệu.
Chú ý: Khi loại bỏ Rơle bơm nhiên liệu, một mã chuẩn đoán có thể xảy ra. Xóa
mã này với GDS sau khi hoàn thành “loại bỏ áp suất dư trong ống nhiên liệu”. 3. Ngắt kết nối vòi phun (A).
4. Tháo bỏ giá đỡ dây điện (B).
5. Tháo đai ốc và ngắt kết nối ống dẫn nhiên liệu (C).
7. Tháo kẹp định vị (A), và sau đó ta tách được vòi phun từ đường ống phân phối.
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta có những chú ý sau:
- Lắp các thành phần với lực xiết quy định.
- Thêm dầu động cơ sau khi nắp vòng đệm vòi phun.
- Kiểm tra các vòng đệm sau khi lắp vòi phun.
- Lắp các đai ốc với lực xiết quy định: Bulông của ống phân phối:
18.6 ~ 23.5 N.m (1.9 ~ 2.4 kgf.m, 13.7 ~ 17.4 lb-ft). Đai ốc của ống phân phối:
7.8 ~ 9.8 N.m (0.8 ~ 1.0 kgf.m, 5.8 ~ 7.2 lb-ft).
3.2.12. Kiểm tra và tháo lắp hệ thống đánh lửa trực tiếp.
3.2.12.1. Kiểm tra.
Kiểm tra tia lửa điện:
2. Tháo rời các Bôbin đánh lửa.
3. Tháo Bugi bằng thiết bị chuyên dụng. 4. Lắp Bugi vảo Bôbin đánh lửa.
5. Để Bugi nối mass.
6. Quan sát tia lửa điện bằng phương pháp trực quan. 7. Kiểm tra lần lượt từng Bugi.
8. Để ngăn chặn nhiên liệu được bơm từ vòi phun trong khi động cơ đang chạy ta ngắt kết nối vòi phun và cho động cơ hoạt động từ 5s – 10s.
9. Lắp các Bugi bằng thiết bị chuyên dụng. 10. Lắp lần lượt các cuộn dây đánh lửa. 11. Kết nối lại các cuộn dây đánh lửa.
§å ¸n tèt nghiÖp 101
Kiểm tra tia lửa điện.
Kiểm tra kết nối Bôbin.
Kiểm tra Bôbin.
Kiểm tra tín hiệu đánh lửa từ ECM. Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu. Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam. Kiểm tra nguồn điện tới Bôbin: Bật công tắc khởi động sang nấc ON. Kiểm tra xem có điện áp đánh lửa ở
đầu cực (+) Bôbin
Đảm bảo kết nối.
Sửa chữa Bôbin.
Kiểm tra dây điện nối với Bôbin.
Sửa chữa cảm biến vị trí trục cam.
Sửa chữa cảm biến vị trí trục khuỷu.
Kiểm tra dây nối giữa ECM và Bôbin,
BAD OK BAD OK BAD OK BAD OK BAD OK BAD OK
1. Ngắt kết nối Bôbin (A).
2. Loại bỏ Bôbin (A).
3. Dùng dụng cụ chuyên dùng để tháo bugi ra khỏi động cơ.
Chú ý: Cẩn thận tránh làm rơi bụi bẩn vào trong động cơ thông qua lỗ cắm bugi.
Kiểm tra điện cực bugi:
Điều kiện Điện cực muội đen. Điện cực muội trắng.
Mô tả.
• Hỗn hợp nhiên liệu quá giàu.
• Lượng khí nạp thấp.
• Hỗn hợp nhiên liệu nghèo
• Đánh lửa quá muộn. • Bugi lắp không chặt.
5. Kiểm tra khoảng cách điện cực.
Xăng không pha chì: 1.0 ~ 1.1 mm (0.0394 ~ 0.0433 in.) Xăng có chì: 0.8 ~ 0.9 mm (0.0315 ~ 0.0354 in.)
Kiểm tra Bôbin:
1. Đo điện áp đầu ra 2 đầu cực (+) và (-) của Bôbin với giá trị điện trở tiêu chuẩn là 0.62Ω ± 10%
3.2.13. Kiểm tra và tháo lắp valve kiểm soát hơi nhiên liệu (PCSV).
3.2.13.1. Kiểm tra.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF. 2. Ngắt kết nối PCSV.
3. Đo điện áp đầu ra của PCSV ở 2 đầu cực 1 và 2.
4. So sánh giá trị điện trở đo được với bảng tra đặc tính kỹ thuật.
3.2.13.2. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối valve kiểm soát hơi nhiên liệu (A).
3. Loại bỏ ống hơi nhiên liệu (B) từ Valve kiểm soát hơi nhiên liệu.
4. Tháo bulông cố định valve, sau đó ta tháo rời được valve kiểm soát hơi nhiên liệu
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta có những chú ý sau: 1. Lắp các thành phần với lực xiết quy định.
2. Lưu ý cẩn thận tránh để các môi chất chảy vào bên trong thân valve. 3. Lắp các đai ốc với lực xiết quy định:
3.2.14. Kiểm tra và tháo lắp valve điều khiển dầu CVVT (OCV).
3.2.14.1. Kiểm tra.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF. 2. Ngắt kết nối valve OCV.
3. Đo điện áp đầu ra của valve OCV ở đầu cực 1 và 2.
4. So sánh giá trị điện trở đo được với bảng tra đặc tính kỹ thuật.
3.2.14.2. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối valve điều khiển dầu CVVT (A).
3. Loại bỏ đai ốc (B), sau đó ta tháo rời được valve OCV từ động cơ.
Hàng 1/Đường ống nạp:
Quá trình lắp ngược lại với chu trình tháo. Ta có những chú ý sau: 1. Lắp các thành phần với lực xiết quy định.
2. Thêm dầu động cơ sau khi nắp vòng đệm. 3. Lắp các đai ốc với lực xiết quy định:
Bulông của cảm biến: 9.8 ~ 11.8 N.m (1.0 ~ 1.2 kgf.m, 7.2 ~ 8.7 lb-ft)
3.2.15. Kiểm tra và tháo lắp valve điều khiển chiều dài đường ống nạp (VIS).
3.2.15.1. Kiểm tra.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF. 2. Ngắt kết nối valve VIS.
3. Đo điện áp đầu ra của valve VIS ở đầu cực 1 và 2.
4. So sánh giá trị điện trở đo được với bảng tra đặc tính kỹ thuật.
3.2.15.2. Tháo lắp.
1. Bật khóa khởi động sang nấc OFF và ngắt kết nối cực (-) của ắc quy. 2. Ngắt kết nối valve điều khiển chiều dài đường ống nạp (A).
3. Tháo các ống chân không (B) từ thân valve.
4. Loại bỏ đai ốc (C), sau đó ta tháo rời được valve VIS.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Hệ thống Cơ điện tử trên xe ô tô, một hệ thống không còn mới mẻ trong lĩnh vực cơ