6. Kết cấu của Luận văn
3.3. Xác định giá trị vƣờn cây caosu loại trừ giá trị thanh lý vƣờn cây
Theo phƣơng pháp xác định giá trị vƣờn cây cao su khi cổ phần hóa của Tổng Công ty hiện nay, giá trị vƣờn cây đƣợc xác định bao gồm 2 yếu tố :
- Nguyên giá vƣờn cây đƣợc xác định lại theo suất đầu tƣ thời điểm xác định giá do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ban hành.
- Giá trị thanh lý vƣờn cây (hiện giá giá trị thanh lý) đƣợc ghi nhận nhƣ là tài sản cố định vô hình và đƣợc tính trích khấu hao một lần tại thời điểm thanh lý vƣờn cây cao su để đảm bảo doanh thu và chi phí đƣợc ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.
* Khi xác định giá trị vƣờn cây cao su, Tổng Công ty đang tính cả hiện giá giá trị vƣờn cây thanh lý vào giá trị doanh nghiệp và đƣợc ghi nhận nhƣ là một tài sản vô hình, đƣợc trích khấu hao một lần khi đến niên hạn thanh lý là chƣa thỏa đáng, bởi lẽ :
- Hiện giá giá trị thanh lý vƣờn cây cao su kinh doanh không thể ghi nhận là tài sản cố định vô hình do không thỏa mãn định nghĩa của tài sản cố định vô hình theo chuẩn mực số 04 tài sản cố định vô hình theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
- Việc khấu hao một lần khi thanh lý cũng không phù hợp với nguyên tắc trích khấu hao là việc phân bổ dần giá trị khấu hao của tài sản.
- Giá trị thanh lý ƣớc tính của vƣờn cây (hiện giá giá trị thanh lý) cũng không thể ghi nhận tài sản riêng tách khỏi vƣờn cây vì không phù hợp với nguyên tắc ghi nhận tài sản.
- Khi tính hiện giá giá trị thanh lý vƣờn cây vào giá trị vƣờn cây cao su để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa làm cho phần vốn Nhà nƣớc của doanh nghiệp tăng lên ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn, vì giá trị tài sản vô hình này chiếm gần 50% tổng vốn điều lệ của Công ty cổ phần. Đây chính là phần vốn “ảo”, nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần nhƣng lại đƣợc tham gia vào chia tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty.
Do đó, giá trị thanh lý vƣờn cây nên chỉ đƣợc xem là một khoản lợi ích thu đƣợc khi kết thúc chu kỳ kinh doanh của cây cao su và không tính giá trị thanh lý vƣờn cây vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
* Đề xuất ghi nhận giá trị vƣờn cây cao su khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa nhƣ sau:
- Giá trị thực tế của vƣờn cây tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cần phản ánh lợi ích kinh tế mang lại, trong tƣơng lai của vƣờn cây bao gồm : Lợi ích thu đƣợc trong quá trình khai thác vƣờn cây và lợi ích thu hồi ƣớc tính khi thanh lý vƣờn cây. Toàn bộ giá trị nói trên phải đƣợc phản ánh là nguyên giá vƣờn cây.
- Giá trị khấu hao của vƣờn cây không bao gồm giá trị thanh lý vƣờn cây ƣớc tính trong tƣơng lai (Hiện giá giá trị thanh lý vƣờn cây).
- Khi thanh lý vƣờn cây, toàn bộ giá trị còn lại của vƣờn cây (bao gồm giá trị thanh lý vƣờn cây) sẽ đƣợc ghi nhận vào chi phí.
Nhƣ vậy, giá trị thanh lý vƣờn cây đƣợc xem là một khoản lợi ích thu đƣợc khi kết thúc chu kỳ kinh doanh của cây cao su, do đó, giá trị thanh lý vƣờn cây không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, bởi vì nó chỉ là một trong những thứ sản phẩm của vƣờn cây cao su mà khi ngƣời mua vƣờn cây cao su hy vọng sẽ có lợi ích từ mủ và gỗ lớn hơn tiền mua vƣờn cây cao su. Mặt khác, trong hạch toán theo chế độ hiện hành tổng giá trị để tính khấu hao phân bổ vào giá thành sản phẩm trong suốt thời gian kinh doanh của cây cao su bằng nguyên giá trị vƣờn cây trừ đi giá trị thanh lý, chính vì vậy giá trị thanh lý vƣờn cây cao su không thể cấu thành giá trị doanh nghiệp. Giá trị thanh lý vƣờn cây chính là một khoản thu từ vƣờn cây cao su mang lại lợi ích cho nhà đầu tƣ. Việc đƣa giá trị thu hồi củi, gỗ cao su ƣớc tính khi thanh lý vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa sẽ làm cho giá trị vƣờn cây của công ty cổ phần cao hơn của doanh nghiệp Nhà nuớc trên cùng một địa bàn, dẫn đến tình trạng chi phí khấu hao vƣờn cây của công ty cổ phần cao hơn, giá thành sản xuất cao su của công ty cổ phần sẽ cao hơn sẽ không hấp dẫn ngƣời tham gia mua cổ phần.
Do đó cần xem xét lại việc tính cả hiện giá giá trị thanh lý vƣờn cây vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị để cổ phần hóa nhƣ phƣơng án hiện nay đang chuẩn bị áp dụng tại Tổng Công ty.
Kết luận chƣơng 3:
Chƣơng 3 đã nêu ra một số quan phƣơng pháp xác định giá trị vƣờn cây cao su trong việc định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Việc xác định giá trị vƣờn cây cao su là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Khi xác định giá trị vƣờn cây cao su phải tính đến cả giá trị quyền sử dụng đất trồng cây cao su. Định giá trị vƣờn cây phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cao su. Và xem xét lại việc tính hiện giá giá trị thanh lý vƣờn cây vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa nhƣ đã lập luận. Tất cả các phƣơng pháp mà tôi đề cập trong chƣơng 3 là một số các phƣơng pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc xác định một cách chính xác và khoa học giá trị vƣờn cây cao su khi chuẩn bị cổ phần hóa tại Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN :
1. Cổ phần hóa là xu thế tất yếu phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc là chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ trong đó Nhà nƣớc có thể là một trong những chủ sở hữu của công ty cổ phần. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở nƣớc ta là một chủ trƣơng lớn đƣợc tiến hành rộng khắp với các doanh nghiệp của các ngành các cấp và thật sự có tác dụng tích cực tới sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nƣớc đã cổ phần hóa. Tuy nhiên, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nƣớc theo đúng nghĩa của nó nói chung và doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh cao su thiên nhiên nói riêng trong suốt 16 năm qua đƣợc triển khai rất chậm và rất lúng túng trong việc định giá trị doanh nghiệp, mà cụ thể là việc định giá trị đất nông nghiệp, giá trị vƣờn cây.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh cao su thiên nhiên thực chất là quá trình định giá trị doanh nghiệp để bán một phần hoặc toàn bộ vốn của Nhà nƣớc trong doanh nghiệp cho công chúng. Định giá trị doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh cao su thiên nhiên ở khu vực công nghiệp dịch vụ là việc làm bình thƣờng nhƣ các lĩnh vực khác. Định giá trị doanh nghiệp ở khu vực nông nghiệp liên quan tới giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vƣờn cây. Đây là một công việc hết sức mới và phức tạp bởi những đặc điểm đặc biệt của loại tài sản quyền sử dụng đất và tài sản vƣờn cây cao su.
KIẾN NGHỊ:
Đối vớiTổng CTCS Đồng Nai :
(1) Hoàn thiện các tiêu chí hƣớng dẫn các đơn vị trong Tổng Công ty đánh giá chất lƣợng vƣờn cây phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng giống cây cao su và của từng vùng sinh thái khác nhau. Việc xác định chất lƣợng vƣờn cây không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định giá trị vƣờn cây mà quan trọng hơn trong việc quản lý vƣờn cây và tổ chức kinh doanh cao su thiên nhiên.
(2) Kiến nghị với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về phƣơng pháp xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với chính quyền cấp Tỉnh :
UBND các Tỉnh xác định khung giá về quyền sử dụng đất (phần địa tô của Nhà nƣớc) phù hợp với các loại cây trồng, từng vùng đất trên địa bàn Tỉnh vào những thời điểm cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị định số 109/2007/NĐ – CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ “Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần”.
- Nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ “Về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”.
- Thông tƣ số 126/2004/TT – BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”
- Thông tƣ số 95/2006/TT – BTC ngày 12/10/2006 của Bộ Tài chính “Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2004/TT – BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần”.
- Nghị định số 17/2006/NĐ – CP ngày 27/01/2006 “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ - CP về việc chuyển công ty nhà nƣớc thành công ty cổ phần”.
- Thƣ viện Tài liệu cao su Khu Trung tâm văn hóa Suối Tre - Tổng công ty cao su Đồng Nai.
- Website Tổng công ty cao su Đồng Nai : donaruco.vn
- Website Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam : vnrubbergroup.vn
- Website : thitruongcaosu.net