Xác định giá trị doanh nghiệp theo phƣơng pháp so sánh

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần háo các nông trường cao su đồng nai (Trang 26)

6. Kết cấu của Luận văn

1.4.3.Xác định giá trị doanh nghiệp theo phƣơng pháp so sánh

Có hai phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp là so sánh trực tiếp và so sánh tƣơng quan. Trong phạm vi của luận văn này sẽ đề cập phƣơng pháp so sánh trực tiếp.

- Phƣơng pháp so sánh dựa trên cơ sở giá trị thị trƣờng của một tài sản có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản đã đƣợc mua bán trên thị trƣờng. Mục tiêu của phƣơng pháp này là tìm kiếm các tài sản đã đƣợc giao dịch trên thị trƣờng hiện hành giống hoặc tƣơng đƣơng với đối tƣợng tài sản xác định giá trị và tiến hành điều chỉnh những khác biệt giữa chúng một các thích hợp.

- Để so sánh phải dựa vào những đặc điểm tƣơng tự nhƣ : Đặc điểm của tài sản, địa điểm của tài sản, thời điểm bán tài sản, các điều kiện và điều khoản giao dịch……

- Phƣơng pháp so sánh trực tiếp đƣợc vận dụng đối với những tài sản có tính đồng nhất nhƣ : những căn hộ chung cƣ, đất trống, vƣờn cây, đàn gia súc, cửa hiệu, ……Đây là phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng trong việc xác định giá để mua, bán, thế chấp, đánh thuế, cho thuê đồng thời còn đƣợc sử dụng để kiểm tra các phƣơng pháp định giá khác.

Khi định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác định giá trị kiểm kê của một số yếu tố hữu hình của tài sản nhƣ : bất động sản, phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị…

Kết luận chƣơng 1:

Chƣơng 1 đã phân tích cơ sở lý thuyết của việc xác định giá trị vƣờn cây cao su để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp nhà nƣớc, từ sở hữu duy nhất là Nhà nƣớc sang sở hữu của nhiều cổ đông, trong đó Nhà nƣớc có thể là một cổ đông, đồng thời doanh nghiệp trở thành công ty cổ phần, tổ chức hoạt động theo quy định trong Luật doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh cao su thiên nhiên thực chất là quá trình định giá trị doanh nghiệp để bán một phần hoặc toàn bộ vốn của Nhà nƣớc trong doanh nghiệp cho công chúng. Định giá trị doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh cao su thiên nhiên ở khu vực công nghiệp dịch vụ là việc làm bình thƣờng nhƣ các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác. Định giá trị doanh nghiệp ở khu vực nông nghiệp nhƣ giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vƣờn cây của doanh nghiệp là một công việc hết sức mới và phức tạp bởi những đặc điểm đặc biệt của đất nông nghiệp và những đặc điểm kinh tế kỹ thuật mang tính sinh học của cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp.

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƢỜN CÂY CAO SU ĐỂ CHUẨN BỊ ĐI VÀO CỔ PHẦN HÓA

TẠI TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI 2.1. Tổng quan về Tổng Công ty cao su Đồng Nai :

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển :

Tổng Công ty cao su (CTCS) Đồng Nai nguyên trƣớc đây là Công ty cao su Đồng Nai, là Công ty TNHH Một thành viên đƣợc thành lập theo Quyết định số 1279/QĐ – BNN – ĐMDN ngày 04/05/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Tập đoàn công nghiệp cao su làm chủ sở hữu, hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con kế thừa các ngành nghề kinh doanh của Công ty cao su Đồng Nai trƣớc đây theo hƣớng kinh doanh tổng hợp đa ngành nghề trong đó sản xuất kinh doanh chính là trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su thiên nhiên. Diện tích cao su hiện đang quản lý hơn 37.000 ha, trong đó diện tích cao su đang khai thác 27.500 ha, sản lƣợng khai thác hàng năm luôn ổn định ở mức 50.000 tấn.

Tổng CTCS Đồng Nai đƣợc thành lập vào ngày 02/06/1975, trên cơ sở tiếp quản tài sản và lao động của 12 đồn điền cao su của Công ty tƣ bản Pháp bao gồm : Công ty cao su Đông Dương (SIPH) : gồm 6 đồn điền : An Lộc, Dầu Giây, Ông Quế, Bình Ba, Bình Lộc, Long Thành; Công ty cao su Đồng Nai (LCD) : gồm 3 đồn điền Trảng Bom, Túc Trƣng, Cây Gáo; Công ty cao su Xuân Lộc (SPHXL) : đồn điền Hàng Gòn; Công ty cao su Đất Đỏ (Terre Rouge) : gồm 2 đồn điền Cẩm Mỹ và Bình Sơn. Diện tích cao su 12 đồn điền là 21.054 ha cao su, có 4 nhà máy chế biến cao su với công suất 10.500 tấn/năm.

Khi mới thành lập, về tổ chức Tổng công ty trực thuộc Tổng cục cao su Việt Nam. Năm 1993 Tổng công ty đăng ký kinh doanh tại Trọng tài kinh tế Tỉnh Đồng Nai đƣợc cấp giấy phép số 101597 ngày 18/03/1993. Năm 1999 trở thành thành viên trực thộc Tổng công ty cao su Việt Nam theo Quyết định số 149/NN – TCCB/QĐ ngày 04/03/1999 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

Trong giai đoạn 1975 – 1985 Tổng công ty thực hiện công tác khai hoang trồng mới phát triển vùng chuyên canh cao su rộng lớn : thành lập thêm các Nông trƣờng gồm 6 Nông trƣờng mới, đƣa diện tích cao su đạt gần 55.000 ha. Đến tháng 06/1994,

theo chủ trƣơng của Tổng công ty cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam), Tổng công ty tách 13.559 ha để thành lập Công ty cao su Bà Rịa theo quy hoạch vùng lãnh thổ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .

Đến nay diện tích toàn Tổng công ty đạt 41.000,97 ha, trong đó có 36.247,51 ha cao su thuộc địa bàn 45 xã của 5 huyện : Long Khánh, Định Quán, Thống Nhất, Long Thành, và Cẩm Mỹ thuộc Tỉnh Đồng Nai. Tính đến thời điểm 2006, về quy mô, Tổng CTCS Đồng Nai là đơn vị có diện tích đất trồng lớn nhất Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Văn phòng Tổng CTCS Đồng Nai đặt tại xã Xuân Lập – Thị xã Long Khánh – Tỉnh Đồng Nai, nằm trên quốc lộ I cách Thị xã Long Khánh 7km về hƣớng Đông và cách TP. HCM 70km về hƣớng Tây.

Tổng CTCS Đồng Nai có tên giao dịch quốc tế là Dong Nai Rubber Corporation, với tên viết tắt là DONARUCO. Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại ấp Trung tâm, xã Xuân Lập, thị xã Long Khnh, tỉnh Đồng Nai. Tổng công ty có vốn điều lệ : 999.710.802.949 đồng.

Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng CTCS Đồng Nai đƣợc quy định tại Giấy phép đăng ký kinh doanh của Tổng công ty. Theo đó, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty là trồng, khai thác và chế biến cao su thiên nhiên; sản xuất hóa chất phân bón và cao su; thiết kế xây dựng; xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi và giao thông; chế biến các loại đá xây dựng; xây dựng và kinh doanh địa ốc; đầu tƣ xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng khu cơng nghiệp; sản xuất bao bì gỗ và các sản phẩm mộc tiêu dùng; sản xuất các sản phẩm bằng hạt PE; sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu cao su; vận tải hàng hóa và vận tải hành khách đƣờng bộ; chế tạo, gia công, sữa chữa thiết bị và sản phẩm cơ khí; kinh doanh khách sạn và du lịch; đầu tƣ các dự án trồng cao su và chăn nuôi gia súc.

Tổng CTCS Đồng Nai là một đơn vị sản xuất nông nghiệp, đa ngành nghề, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, do vậy hoạt động của Tổng công ty có những đặc điểm sau :

- Chịu ảnh hƣởng theo chu kỳ sinh lý của cy cao su : cây sao su có thời kỳ xây dựng cơ bản kéo dài từ 6 – 7 năm, tiếp đến chu kỳ khai thác của cây từ 20 – 25 năm…..Trong năm khai thác, hoạt động sản xuất cao su thiên nhiên mang tính thời vụ,

sản lƣợng mủ cao su không đều giữa các tháng trong năm : theo thống kê sản lƣợng bình quân quý 1 chiếm 8 – 12%, quý 2 chiếm 20%, quý 3 chiếm 30% v quý 4 chiếm 28 – 42% sản lƣợng/năm.

Trong suốt chu kỳ khai thác từ 20 – 25 năm, sản lƣợng mủ cao su hàng năm cũng không đều nhau, sản lƣợng tăng dần từ năm khai thác đầu tiên (300 – 500 kg/ha) sẽ đạt đỉnh sản lƣợng cao nhất vào năm khai thác thứ 10 – 11 (2 – 2,2 tấn/ha) và sau đó sẽ giảm dần đến khi thanh lý cây. Do vậy, cơ cấu tuổi cây trong toàn bộ vƣờn cây khai thác là yếu tố quan trọng quyết định năng suất bình quân của toàn Tổng công ty, tác động đến việc ổn định sản lƣợng giữa các năm.

- Tình hình sản lƣợng và các chỉ tiêu doanh thu, chi phí,…chịu ảnh hƣởng lớn của thời tiết tại miền Đông Nam Bộ trong các tháng khai thác cao điểm (từ tháng 6 – tháng 11 hàng năm). Những ngày mƣa, bão thƣờng gây tổn thất lớn do mất hoàn toàn sản lƣợng, không khai thác đƣợc.

- Chi phí tiền lƣơng chiếm tỷ trọng lớn, trên 50% cơ cấu giá thành sản phẩm. - Tổng CTCS Đồng Nai là một đơn vị đa ngành nghề, cần có mô hình tổ chức quản lý phù hợp để thực hiện tốt các chức năng của mình.

Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu doanh thu của Tổng CTCS Đồng Nai

- Khối khai thác : Quản lý diện tích vƣờn cây 36.247,51 ha (trong đó diện tích vƣờn cây cao su khai thác 31.252,28 ha, diện tích vƣờn cây KTCB 4.995,23 ha), đƣợc tổ chức thành 13 nông trƣờng trực thuộc : Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, Long Thành, Ông Quế, Bình Sơn, Cẩm Mỹ, Cẩm Đƣờng, Trảng Bom, Túc Trƣng, Hàng Gòn, An Viễng và Thái Hiệp Thành, thực hiện chức năng trồng và khai thác mủ cao su thiên nhiên.

- Khối chế biến : có tổng công suất chế biến theo thiết kế 46.000 tấn/năm (trong đó mủ Latex 12.000 tấn/năm, mủ khối 34.000 tấn/năm) đƣợc tổ chức thành 1 xí nghiệp chế biến quản lý 4 nhà máy : An Lộc, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, thực hiện chức năng chế biến cao su dạng nƣớc thành cao su khô nguyên liệu.

- Khối các đơn vị phụ trợ, dịch vụ : đƣợc tổ chức thành các đơn vị có tƣ cách pháp nhân không đầy đủ, tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, gồm : xí nghiệp xây dựng và giao thông, xí nghiệp cơ khí vận tải, khu văn hóa Suối Tre và khách sạn Đà Lạt.

- Khối đơn vị sự nghiệp có thu : Bệnh viện đa khoa Cao su Đồng Nai có quy mô 130 giƣờng bệnh.

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng CTCS Đồng Nai

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm soát viên Chủ tịch HĐTV

Thành viên

HĐTV Thành viên HĐTV Thành viên HĐTV Thành viên HĐTV Tổng Giám đốc

Các công ty

liên kết Các công ty con

Các phó Giám đốc Kế toán trƣởng CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ PHỤ THUỘC - NT cao su An Lộc - NT cao su Bình Lộc - NT cao su Dầu Giây - NT cao su Long Thành - NT cao su Bình Sơn - NT cao su Cẩm Mỹ - NT cao su Cẩm Đƣờng - NT cao su Trảng Bom - NT cao su Túc Trƣng - NT cao su An Viễng

- NT cao su Thái Hiệp Thành - NT cao su Hàng Gòn - NT cao su Ông Quế - Xí nghiệp chế biến cao su - Xí nghiệp cơ khí vận tải - Trung tâm văn hóa Suối Tre - Bệnh viện đa khoa cao su Đồng

Nai - Khch sạn Hồng Hạnh CÁC PHÕNG NGHIỆP VỤ - Văn phòng Tổng công ty - Phòng Tổ chức lao động - Phòng Kế hoạch đầu tƣ - Phòng Tài chính kế toán - Phòng Xuất nhập khẩu - Phòng Kỹ thuật cao su - Phòng Xây dựng cơ bản - Phòng Quản lý chất lƣợng - Phòng Thanh tra BVQS

Tổng CTCS Đồng Nai có cơ cấu tổ chức điều hành gồm :

- Hội đồng thành viên gồm 5 thành viên : Chủ tịch và các thành viên HĐTV. - Kiểm soát viên : gồm 3 thành viên.

- Ban Tổng Giám đốc gồm : Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. - Kế toán trƣởng.

- Các đơn vị phụ thuộc và sự nghiệp thuộc Tổng công ty.

2.2. Thí điểm cổ phần hóa Nhà máy chế biến Hàng Gòn :

Ngày 21/11/2001 Công ty cổ phần cao su Hàng Gòn đƣợc thành lập theo quyết định số 5792/QĐ/NN – TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 4/4/2002, là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc Tổng CTCS Đồng Nai.

Nhà máy chế biến cao su Hàng Gòn có công suất khoảng 8.000 tấn/năm, khi còn trực thuộc Tổng CTCS Đồng Nai, nguồn nguyện liệu mủ nƣớc bảo đảm cho nhà máy hoạt động ổn định đƣợc cung cấp từ 2 Nông trƣờng cao su : Hàng Gòn và Ông Quế.

Nhà máy chế biến Hàng Gòn đƣợc cổ phần hóa trở thành doanh nghiệp độc lập, Tổng CTCS Đồng Nai là một trong những cổ đông của công ty và nắm cổ phần chi phối. Sau khi cổ phần hóa, Công ty cổ phần Hàng Gòn vẫn hoạt động bình thƣờng do Tổng CTCS Đồng Nai cung cấp đủ mủ nƣớc nguyên liệu cho chế biến đồng thời hỗ trợ việc tiêu thụ mủ cao su, do đó có thể nói Công ty cổ phần Hàng Gòn hoạt động có hiệu quả. Tỷ suất cổ tức hàng năm từ 24% đến 30% trên vốn điều lệ. Xét về mặt pháp lý Công ty cổ phần Hàng Gòn là một doanh nghiệp độc lập không phụ thuộc vào Tổng CTCS Đồng Nai. Quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty là việc chủ động thu mua nguyên liệu mủ nƣớc bảo đảm cho sản xuất ổn định. Trên thực tế Công ty cổ phần Hàng Gòn luôn phụ thuộc vào nguồn nguyện liệu do Tổng CTCS Đồng Nai cung cấp, vì trên địa bàn thị trƣờng nguyên liệu cao su khu vực tƣ nhân rất ít nên không đủ cung cấp cho nhà máy sản xuất có hiệu quả. Đây chính là một trong những vấn đế đặt ra là khi cổ phần hóa nhà máy phải gắn liền với vƣờn cây cao su để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

Tóm lại : Việc cổ phần hóa Nhà máy chế biến cao su Hàng Gòn tạo ra một pháp nhân kinh doanh mới, đã tạo thế chủ động và có nhiều biện pháp cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành chế biến, nhƣng chủ yếu có sự hỗ trợ, ƣu đãi của Tổng CTCS Đồng Nai và sự biến động theo chiều hƣớng tăng của giá bán mủ cao su trên thị trƣờng. Nếu không có sự hổ trợ tích cực của Tổng CTCS Đồng Nai, Công ty cổ phần cao su Hàng Gòn phải thực sự cạnh tranh trên thƣơng trƣờng sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy không đƣợc đảm bảo do diện tích vƣờn cây cao su tiểu điền trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai không đáng kể do đó kết quả sản xuất kinh doanh sẽ đạt hiệu quả thấp. Xuất phát từ vấn đề nêu, để rút kinh nghiệm và tiến tới cổ phần hóa toàn bộ các đơn vị trong Tổng Công ty nói chung, mà trong đó tiến tới là chuẩn bị cho việc cổ phần hóa hai Nông trƣờng cao su Hàng Gòn và Nông trƣờng cao su Ông Quế nói riêng để sáp nhập, hợp nhất với Công ty cổ phần cao su Hàng Gòn trở thành một Công ty cổ phần chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu cho việc chế biến hoàn toàn độc lập.

2.3. Xác định giá trị vƣờn cây cao su khi chuẩn bị đi vào cổ phần hóa Nông trƣờng cao su Hàng Gòn và Nông trƣờng cao su Ông Quế : trƣờng cao su Hàng Gòn và Nông trƣờng cao su Ông Quế :

Để chuẩn bị cho việc đi vào cổ phần hóa các Nông trƣờng cao su trực thuộc, bƣớc đầu tiên Tổng CTCS Đồng Nai đã bắt tay đi vào thực hiện việc xác định giá trị vƣờn cây cao su.

Việc xác định giá trị vƣờn cây cao su kinh doanh tại Tổng CTCS Đồng Nai đƣợc tính toán theo từng lô cao su và theo từng độ tuổi, dựa trên các nguyên tắc sau

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần háo các nông trường cao su đồng nai (Trang 26)