- Chính phủ: đây là thách thức khó khăn nhất không chỉ của riêng doanh nghiệp
và của tất cả các công ty hoạt động trong ngành internet. Do những quy tắc khắt khe và sự kiểm soát quá chặt chẽ của chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực này mà hạn chế sự phát triển của ngành này. Việc tiếp cận với tất các đối tượng khách sạn mục tiêu chỉ bằng công cụ trực tuyến thì cần phải có rất nhiều yếu tố và thông tin và các kênh mở bị hạn chế cũng sẽ dẫn đến hạn chế và khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu. Đặc biệt là những mạng xã hội ở Việt Nam hiện đang bị quản lý rất chặt chẽ, và gần như bị kiểm soát gắt gao, như Facebook cũng đã bị chặn trong một thời gian dài, làm cho các doanh nghiệp sử dụng việc kinh doanh của mình qua kênh này gặp khó khăn trong việc liên lạc với khách hàng. - Văn hóa: đây cũng là một thách thức không kém phần quan trọng, với thói
quen, hành vi tiêu dùng và văn hóa của người Việt Nam. Cách tiếp cận thông tin và cách tìm thông tin cũng khác, một số đã được tiếp cận với internet khá sớm, nên nhóm đối tượng này hiểu và khá tin tưởng vào tiện ích và giá trị mà internet mang lại. Nhưng bên cạnh đó số người chưa được tiếp cận với internet còn khá đông, hay số người tiếp cận với internet nhưng chưa thật sự quan tâm và nhận thấy tầm quan trọng của nó. Vì vậy, để cân bằng và tiếp cận được với tất cả những nhóm đối tượng khách hàng này là một hành trình khá dài về quá trình tiếp cận mục tiêu. Bên cạnh việc tiếp cận internet chưa được phổ biến, thói quen tiêu dùng của Việt Nam rất dễ thay đổi nhưng họ lại thích khi mua bất cứ sản phẩm nào, họ muốn thấy được sản phẩm thật rồi mới trả tiền, họ muốn tự tay đến nơi mua sản phẩm. Việc mua sản phẩm qua mạng trực tuyến vẫn chưa được chấp nhận. Thêm vào đó, các hoạt động kinh doanh trực tuyến ra trước đã không gây được cảm tình tốt với người sử dụng internet, vì có những trường hợp lừa đảo, sản phẩm kém chất lượng, dịch vụ không tốt,.. gây mất lòng tin cho người tiêu
dùng trực tuyến, làm cho không còn tin tưởng vào bất kỳ những hình thức kinh doanh trực tuyến. Việc này vô cùng khó khăn cho doanh nghiệp để cố gắng lấy lại lòng tin của người sử dụng internet trước khi cung cấp bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào đó đến họ. Hoạt động sẽ phải mất một khoản thời gian dài và đầu tư nhiều vào các chương trình tiếp cận với các thành viên một cách cẩn thận.
- Những doanh nghiệp lớn ở Việt Nam cũng có những tầm nhìn và chiến lược
vào thị trường này, do đó họ sử dụng tên tuổi của mình và nguồn tài chính dồi dào của mình để đánh bại những doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động trong cùng ngành. Với tiềm lực tài chính và nhân lực dồi dào, họ dễ dàng cho ra những sản phẩm mới một cách nhanh chóng, cộng với thương hiệu mạnh của mình. Họ đem đến cho khách hàng niềm tin mà họ đã xây dựng trên chính thương hiệu của mình. Họ có nguồn lực, có tài chính, có uy tín nên việc chỉ cần thời gian họ sẽ đè bẹp những doanh nghiệp nhỏ muốn cạnh tranh hoặc những doanh nghiệp đang cạnh tranh phải tìm những hướng di khác cho mình. Nhất là những doanh nghiệp còn non trẻ về tài chính.
CHƢƠNG 4:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ ĐỊNH HƢỚNG LÂU DÀI CHO CÔNG TÁC