Các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 25)

a ) Các chỉ số sinh lợi:

- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho biết khả năng của Ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng tốt. Công thức tính:

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản = * 100(%) Tổng tài sản

- Lợi nhuận ròng trên thu nhập: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nghĩa là cứ một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Công thức tính:

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng / Doanh thu (%) = *100(%)

Doanh thu

- Chi phí trên doanh thu: Chỉ tiêu này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập và đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Công thức tính:

Tổng chi phí

Tổng chi phí /Tổng thu nhập (%) = *100(%) Tổng thu nhập

- Thu nhập trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng, chỉ tiêu này cao chứng tỏ Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý. Công thức tính:

Thu nhập

Thu nhập / Tổng tài sản = * 100(%) Tổng tài sản

- Mức lãi biên tế: Mức lãi biên tế của Ngân hàng cũng tương tự như mức lợi nhuận, nó là tỷ số của phần trên lệch thu lãi và chi lãi trên tổng tài sản có sinh lời của Ngân hàng. Các nhà quản lý của Ngân hàng theo dõi sự tăng giảm của mức lãi biên tế vì nó còn cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bởi vì mức lãi biên tế thể hiện khả năng sinh lãi của Ngân hàng.

Thu nhập lãi suất – Chi phí lãi suất Lãi suất biên tế =

Tài sản sinh lợi

b) Chỉ số rủi ro:

-Rủi ro lãi suất: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng bị suy giảm lợi nhuận của Ngân hàng khi có sự thay đổi lãi suất trên thị trường. Chỉ tiêu này đạt mức an toàn ở 1 đơn vị. Tuy nhiên, đối với một nhà quản trị giỏi, nếu có thể dự đoán được sự tăng giảm của lãi suất trên thị trường sẽ điều chỉnh cơ cấu tài sản, nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất để kiếm thêm lợi nhuận.

Tài sản nhạy cảm với lãi suất Rủi ro lãi suất =

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng phản ánh rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc cả lãi và

gốc trên chứng khoán hoặc các khoản cho vay sẽ không nhận được như đã hứa. Nợ xấu

Rủi ro tín dụng =

Dư nợ bình quân

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người rút tiền ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Tỷ số này càng cao cho thấy Ngân hàng có rủi ro thấp và lợi nhuận thấp.

Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn Rủi ro thanh khoản =

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG 2.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang. Chi nhánh đặt tại khu phố Minh An-thị trấn Minh Lương huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, được xây dựng và trưởng thành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang. Trong quá trình phát triển từ năm 1988 đến nay chia làm 3 giai đoạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giai đoạn 1: Từ trước năm 1988 trở về NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành mang tên là Ngân hàng Nhà nước huyện Châu Thành.

+ Giai đoạn 2: Từ năm 1988 đến 1990 thực hiện Chỉ thị 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính phủ ban hành đã tách hệ thống Ngân hàng nhà nước thành NHNo&PTNT Kiên Giang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nên Ngân hàng Nông Thôn huyện Châu Thành được đổi tên “NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành”.

+ Giai đoạn 3: Từ năm 1990 đến nay cùng với việc ban hành Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính (24/5/1990) và hàng loạt Nghị định của Chính phủ được ban hành trong đó: có Quyết định công nhận Ngân hàng huyện Châu Thành là doanh nghiệp Nhà nước, cùng với sự chuyển đổi trên theo quyết định của chính phủ 1990. NHNo&PTNT Chi Nhánh Huyện Châu Thành chính thức được NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang thành lập vào ngày 15/10/1996 Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam được sự ủy quyền của Thủ Tướng Chính Phủ theo văn bản số 3329/ĐMĐN ngày 11/7/1996 đã quyết định 280/QĐ- NH5 đổi tên NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành cho đến nay.

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả ngày một tốt hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập như ngày hôm nay thì Ngân

hàng càng phải phấn đấu hơn nữa để có thể tồn tại trong sân chơi bình đẳng đó. Đến nay, Ngân hàng có thể tự hào rằng vì đã thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và chất lượng phục vụ ngày một hoàn thiện hơn.

NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã có những sản phẩm đa dạng như sau:

- Sản phẩm tiền gửi:

+ Nhận tiền gửi bằng VND và ngoại tệ. + Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

- Sản phẩm tín dụng:

+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn (USD, VND) + Cầm cố kỳ phiếu, trái phiếu và sổ tiết kiệm. + Chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá. - Dịch vụ Ngân hàng:

+ Mở tài khoản.

+ Chuyển tiền điện tử. + Chi trả kiều hối. + Bảo lãnh Ngân hàng.

+ Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. - Sản phẩm khác: Mua bán ngoại tệ.

Ngoài những sản phẩm dịch vụ ngày càng hiện đại thì Ngân hàng lại càng tự hào hơn nữa vì mạng lưới hoạt động của mình đã có mặt ở khắp xã trên cả huyện.

2.1.2. Cơ cấu mạng lƣới hoạt động và bộ máy quản lý tại ngân hàng

Cơ cấu tổ chức:

NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành gồm 28 cán bộ công nhân viên biên chế trong đó bao gồm:

+ Ban giám đốc: 2 người

+ Phòng kế toán ngân quỹ tại trụ sở chính: 8 người + Phòng kế hoạch kinh doanh:12 người

+ 2 Phòng giao dịch: 4 người

NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành thành lập 22 năm nhưng số vốn huy động hiện nay tương đối cao, cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiệp vụ Ngân hàng được nâng cao, kỷ cương kỷ luật nghiêm khắc, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Hiệu quả kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành có lãi và nguồn vốn đạt được năm sau cao hơn năm trước.

Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản lý

Mô hình tổ chức:

+ Ban giám đốc gồm 2 người:

 Giám đốc: Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị cấp trên phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong Ngân Hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình, đề ra những biện pháp, giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả.

 Phó giám đốc: Là người được giám đốc ủy quyền một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc với quyết định của mình.

+ Phòng Kế hoạch kinh doanh: Làm tham mưu cho Ban gám đốc, phân tích hoạt động kinh doanh đề xuất chiến lược huy động vốn, chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, hoạch định phương án đầu tư có hiệu quả, chấp hành chế độ báo

Ban Giám Đốc Tổ Kiểm Soát Tổ Hành Chính Kiêm Bảo Vệ Phòng KH-KD 02 Phòng Giao Dịch Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ

cáo thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết, tháng. Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định cho vay các dự án thuộc các thành phần kinh tế.

+ Phòng Kế toán ngân quỹ: Kế toán trực tiếp hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Phân tích chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu - chi tài chính, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin tại Chi nhánh, chấp hành tốt chế độ báo cáo và giải trình thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm với Ngân hàng cấp trên cập nhật và xử lý thông tin dữ liệu kịp thời chính xác nhằm phục vụ cho yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của Ban Giám đốc và chuyển tiếp thông tin lên Ngân hàng cấp trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân quỹ : Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng quy định về nghiệp vụ thu và chi tiền mặt.

+ Kiểm tra nhân viên: Kiểm tra lại toàn bộ việc cho vay và thu nợ, thu chi tài chính của Ngân hàng, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, kiểm tra theo định kỳ để chấn chỉnh những sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh và báo cáo đề xuất cho giám đốc, báo cáo thống kê kịp thời về Ngân hàng cấp trên.

2.1.3.Đối thủ cạnh tranh

NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành tỉnh kiên Giang là Ngân Hàng được hình thành đầu tiên tại huyện Châu Thành, với tình hình phát triển kinh tế trong huyện như hiện nay đã thu hút nhiều Ngân Hàng hình thành, sau đây là một số đối thủ cạnh tranh của Ngân Hàng trên địa bàn huyện Châu thành:

Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK)

Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (VIETCOMBANK)

Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV)

Ngân Hàng Đông Á (DONGA BANK)

2.1.4. Phƣớng hƣớng hoạt động kinh doanh 2010

Trên cơ sở hoạt động kinh doanh năm 2009 định hướng hoạt động năm 2010, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, khả năng thực hiện năm 2010, chiến lược kinh doanh năm 2001-2010.

- Về dư nợ: kế hoạch 110 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 20% trong đó: * Dư nợ trung hạn : 34 tỷ đồng, tỷ lệ chiếm 29%/tổng dư nợ. * Nợ quá hạn kế hoạch < 0,5% phấn đấu hạn chế ở mức thấp nhất. * Kết quả tài chính tăng 10% so với năm 2009.

+ Giải pháp:

Trong chỉ đạo điều hành bảo đảm cho hoạt động Ngân hàng đúng theo pháp luật, quy chế, đúng chức năng nhiệm vụ, phân công trách nhiệm rõ ràng, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng lấy mục tiêu lợi nhuận làm hàng đầu, thực hiện chi tiêu tiết kiệm hợp lý, các khoản chi phải có hiệu quả có ý nghĩa tương xứng.

Tăng cường công tác huy động vốn, tăng thu dịch vụ các tiện ích phục vụ khách hàng để thu hút tiền gởi, tập trung vào những khách hàng có tiềm năng nhưng phải quan tâm khai thác nguồn tiền gởi của dân cư.

Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, tìm dự án khả thi để có hiệu quả, loại dần những khách hàng không có hiệu quả, khách hàng có nợ quá hạn trên 12 tháng, tập trung chỉ đạo xử lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan tâm chỉ đạo và thực hiện xuyên suốt, phân loại khách hàng trên 50 triệu đồng để áp dụng các chính sách biện pháp tín dụng phù hợp, kiên quyết loại ngay từ đầu những trường hợp không đủ điều kiện vay vốn.

Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện chấn, chỉnh sai sót xử lý nghiêm mọi vi phạm, kiểm tra sử dụng vay vốn, đối chiếu nợ, kiểm tra đảm bảo nợ, theo dõi chặt chẽ kỳ hạn trả nợ, không để nợ xấu phát sinh.

Tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng, cán bộ tín dụng đạt tỷ lệ 50% tổng số cán bộ công nhân viên, thường xuyên phải giáo dục phong cách giao dịch, phẩm chất đạo đức cho cán bộ công nhân viên.

Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong cán bộ nhân viên trong tháng, năm.

Giữ vững các danh hiệu cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh các đoàn thể vững mạnh.

2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của NHN0&PTNT

Thuận lợi: Mặc dù vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Kiên Giang

nói riêng là những vùng mà huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua Ngân hàng cũng có thuận lợi như: ( nguồn: Phòng thống

kê huyện Châu Thành)

+ Tình hình kinh tế trong huyện tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, tổng sản phẩm trong huyện (GDP) tăng 17,5% so với năm 2008. GDP bình quân đầu người đạt 25.700 triệu đồng, tương đương với 1.400 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng như sau:

- Nông- lâm- ngư nghiệp tăng 8,36%. - Công nghiệp xây dựng tăng 36%. - Dịch vụ tăng 17,5%.

+ Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ngành có liên quan nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh mở rộng mạng lưới,đối tượng đầu tư, xử lý và thu hồi nợ vay. Cảng cá Tắc Cậu đang phát triển,các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân Hàng thu hút tiền mặt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh.

+ Ngân hàng cấp trên đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng có cơ sở căn cứ vào tình hình thưc tế tại địa phương để khai triển một cách có hiệu quả

+ Cán bộ nhân viên Ngân hàng đoàn kết, có chí hướng phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì Ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn, thói quen tiêu dùng của người dân Kiên Giang là chi tiêu lớn, không chú trọng nhiều đến gửi tiền tiết kiệm. Nếu có tiền thì họ thường dùng cho các mục đích như cho vay nặng lãi, chơi hụi, mua sắm vàng cất trữ. Các NHTM và hợp tác xã tín dụng khác trên địa bàn vẫn luôn tăng lãi suất huy động vốn cao hơn NHNo&PTNT.

+ NHNo&PTNT Việt Nam mở rộng việc huy động vốn thông qua máy ATM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gửi tiền qua thẻ mà vẫn tốn tiền thì khách hàng sẽ lựa chọn các hình thức gửi khác để thuận tiện hơn và chi phí lại thấp hơn. Bên cạnh đó, gửi tiền thông qua máy ATM cũng có những yếu kém như khách hàng muốn gửi tiền phải thông qua phòng kế toán-ngân quỹ.

+ Ngày 1/10/2010 - thời điểm Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN về các tỷ

lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD đang đến gần. Điểm đáng chú ý trong Thông tư 13 là nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các TCTD từ 8% lên 9% và tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động chỉ được ở mức 80%. Với tỷ lệ cấp tín dụng này sẽ làm chi phí vốn của ngân hàng tăng, giảm tăng trưởng tín dụng, dẫn đến giảm doanh thu của ngân hàng. Trong bối cảnh nguồn vốn huy động khó khăn như hiện nay thì việc cắt đến 20% nguồn đầu vào sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng năm nay.

2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì phải có nguồn vốn vững mạnh và phải biết cách sử dụng nguồn vốn để đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Do đó, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 25)