Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lợi nhuận ròng/ tài sản 1,18 1,23 1,23
Lợi nhuận ròng/ doanh thu 9,27 9,47 10,12
Lãi suất biên tế 3,35 3,46 3,34
Tổng chi phí/ tổng tài sản 11,06 11,23 10,48 Tổng chi phí/ tổng doanh thu 87,12 86,84 85,94
(nguồn: phòng tín dụng)
Lợi nhuận ròng/ tài sản:
Nhìn chung tỉ số này tăng trưởng cao điều này chứng tỏ khả năng mang lại doanh thu từ một đồng tài sản của Ngân hàng cao. Cụ thể là năm 2007 là 1,18%, năm 2009 là 1,23% . ROA lớn cho ta thấy hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả. Vì vậy, trong tương lai Ngân hàng cần có nhiều chính sách để duy trì kết quả và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hơn nửa.
Lợi nhuận ròng/ doanh thu:
Chỉ số này cho biết lợi nhuận mà Ngân hàng nhận được có tương xứng với doanh thu mà Ngân hàng đạt được hay không. Tỉ số này càng lớn thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng có nhiều hiệu quả.
Nhìn chung, chỉ số này tăng đều qua 3 năm nhưng tốc độ chậm. Cụ thề năm 2007 là 9,27% đến năm 2009 chỉ số này tăng lên 10,12% điều này thể hiện Ngân hàng đã đầu tư vào một cách có hiệu quả vào công tác huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng. Ngân hàng ngày càng huy động được nhiều vốn nên chi phí sử dụng vốn ngày càng giảm. Bên cạnh đó, thì chất lượng tín dụng của ngân hàng luôn có những tiến triển tốt đẹp.
Lãi suất biên tế:
Qua bảng số liệu, ta thấy lãi suất biên tế có sự biến động qua các năm cụ thể là năm 2007 là 3,35%, năm 2008 là 3,46% và năm 2009 giảm 3,34%, nguyên nhân là do Ngân hàng tăng chi phí lãi suất tiền gửi lên nên lợi nhuận giảm, mức lãi suất năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể. Điều này chứng tỏ 100 đồng tài sản thì đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng trên 3,34 đồng tiền lãi. Qua đó, cho chúng ta thấy rằng việc đầu tư vào tài sản sinh lời của Ngân hàng đem lại
hiệu quả cao hơn. Vì thế, Ngân hàng càng phải phát huy hơn nữa việc đầu tư vào tài sản sinh lời trong tương lai.
Tổng chi phí/ tổng tài sản:
Chỉ số này có sự biến động qua các năm. Năm 2008 chỉ số đạt 11,23% tăng so với 2007 điều này cho thấy chi phí bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đem đầu tư ngày càng tăng. Nguyên nhân do Ngân hàng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trên địa bàn. Năm 2009, chỉ số này giảm điều đó thể hiện Ngân hàng có nhiều thuận lợi trong khâu quản lý chi phí của mình.
Tổng chi phí/ tổng doanh thu:
Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả chỉ số này giảm qua các năm chứng tỏ Ngân hàng đã quản lý tốt khâu “đi vay” cũng như “cho vay” của mình.
Tóm lại: Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt thành công nhất định trong việc tự đảm bảo nguồn vốn cũng như mở rộng thị phần. Vì thế, khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều nên mang lại lợi nhuận ngày càng cao. Tuy nhiên, các chỉ số sinh lợi của Ngân hàng còn ở mức thấp, do đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý đến chi phí và thu nhập trong hoạt động của mình để các chỉ số này được cải thiện trong thời gian sắp tới.