Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ngoài nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên, thì Ngân hàng cũng có thêm nguồn vốn do tự huy động từ các thành phần kinh tế khác nhau. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, thì nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập, các Ngân hàng muốn nâng cao tính cạnh tranh của mình ngay trên sân nhà thì các Ngân hàng phải chủ động được nguồn vốn. Do đó, Ngân hàng phải phát huy tốt công tác huy động vốn để góp phần ổn định nguồn vốn, giảm việc sử dụng vốn từ Ngân hàng cấp trên…và góp phần tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Đơn vị: Triệu đồng (nguồn: Phòng tín dụng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh năm 2008/2007 So sánh năm 2009/2008 Số tiền % Số tiền % I. phân loại theo thời gian 78.654 91.214 103.759 12.560 15,97 12.545 13,75 - không kỳ hạn 27.218 29.405 34.586 2.187 8,03 5.181 17,62 - có kỳ hạn 51.436 61.809 69.173 10.373 20,17 7.364 11,91 II.Phân loại theo TPKT 78.654 91.214 103.759 12.560 15,97 12.545 13,75 - TG các TCKT 33.596 37.991 43.319 4.395 13,08 5.328 14,02 - TG tiết kiệm 45.058 53.223 60.440 8.165 18,12 7.217 13,56
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các năm, đây là dấu hiệu hiệu đáng mừng, chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau và khách hàng đã có sự tín nhiệm đối với Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng đã đa dạng hoá các khoản mục tiền gửi nên đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…với lãi suất khá hấp dẫn. Bên cạnh đa dạng hoá các khoản mục tiền gửi thì Ngân hàng còn đẩy mạnh công tác phát hành các giấy tờ có giá để cạnh tranh lãi suất với các Ngân hàng hàng khác trong địa bàn.
Để có thể hiểu rõ hơn hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thì ta lần lượt đánh giá các chỉ tiêu sau:
Tiền gửi phân theo thời gian:
- Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi này chủ yếu là dùng để thanh toán cho khách hàng và các tổ chức kinh tế như các công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản như Cty Huy Nam, Kiên Cường… Do họ có nhu cầu vốn thường xuyên nên họ cũng rút tiền liên tục. Để thuận tiện trong việc thanh toán của mình, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh việc thuận lợi trong việc thanh toán thì khách hàng cũng được một khoản lãi. Đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi không cao nhưng lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền. Đồng thời đây cũng là khoản mang lại thu nhập cao cho Ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2007 chúng ta chỉ thu hút được 27.218 triệu đồng đến năm 2008 số tiền tăng lên 29.405 triệu đồng tương đương với tốc độ là 8,03%. Năm 2009 thì số tiền tiếp tục tăng mạnh hơn so với năm trước số tiền là 34.586 tương với tốc độ 17,62%. Đây là một dấu hiệu khả quan vì tiền gửi thanh toán của khách hàng ngày càng tăng. Không những Ngân hàng có thể huy động vốn với lãi suất thấp mà Ngân hàng còn thu được phí từ dịch vụ thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn tăng liên tục là do Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách để thu hút khách hàng về đơn vị mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Kiên Giang hoạt động kinh doanh ngày càng có nhiều hiệu quả.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, đây là nguồn vốn mà Ngân hàng có thể chủ động trong khi cho vay. Tiền gửi có kỳ hạn
của Ngân Hàng cũng tăng đều qua các năm 2007 là 51.436 triệu đồng năm 2008 tăng số tiền lên 61.809 tương đương với tốc độ 20,17%, năm 2009 số tiền cũng tăng lên nhưng tốc độ giảm hơn năm trước tốc độ đạt là 11,91%.
Tiền gửi phân theo thành phần kinh tế:
Trong một nền kinh tế thị trường thì có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi một người đóng góp một chút công lao của mình vào sự phát triển của đất nước. Khi các thành phần kinh tế ăn nên làm ra thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại càng sôi nổi và nhộn nhịp thể hiện rõ nhất là trong lĩnh vực huy động vốn:
- Tiền gửi dân cƣ: đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng. Có
thể nói đây là một thành công lớn của Ngân hàng do tiền gửi dân cư rất cao nên Ngân hàng rất chủ động trong việc sử dụng vốn của mình. Qua bảng số liệu, ta thấy tiền gửi này tăng lên liên tục qua các năm. Nguyên nhân là Ngân hàng dùng lợi ích kinh tế để tác động vào từng cán bộ công nhân viên, từ đó mà người thân và bạn bè đến Ngân hàng gửi tiền rất nhiều. Tiền gửi tăng cao chính vì Ngân hàng đã đúc kết ra được đề án huy động vốn hiệu quả là phải có tỷ lệ hoa hồng nhất định đối với mọi cán bộ mà huy động vốn được bất kể là cán bộ tín dụng hay là nhân viên kế toán…Ngoài ra, năm 2007 Ngân hàng đã đưa máy ATM vào hoạt động nên có rất nhiều nguồn vốn chạy vào Ngân hàng. Mặc dù, lĩnh vực ATM của Agribank ra đời sau so với các Ngân hàng khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã tận dụng những thuận lợi sẳn có của mình và đưa ra các chính sách kịp thời để thẻ ATM của Agribank ngày càng chiếm lĩnh thị trường.
Mặc khác, ta có thể nói rằng Ngân hàng rất thành công trong việc huy động vốn từ các khu dân cư được đền bù giải tõ. Do Kiên Giang là một thành phố trẻ nên việc mở rộng các công trình, xây dựng các khu đô thị là không thể thiếu được. Khi có thông tin huy hoạch ở đâu thì Ngân hàng đã tìm cách tiếp cận với dân cư ở vùng đó. Cùng với mạng lưới dày đặc và số lượng công nhân viên lớn nên mỗi năm Ngân hàng thu hút khoảng 85% số tiền đền bù giải tỏa.
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào
tế này cũng tăng đều qua các năm do ngân hàng đã có những chiến lược hợp lý để thu hút lượng tiền nhàn rỗi này.
Nguồn vốn huy động từ giấy tờ có giá: Trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì vốn huy động từ giấy tờ có giá chiếm một tỉ trọng rất ít nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong những lúc cần thiết. Năm 2007 vốn huy động phát hành giấy tờ có giá số tiền 9.330 triệu đồng; năm 2008 số tiền 11.068 triệu đồng; năm 2009 số tiền 14.616 triệu đồng. Giấy tờ có giá chính là công cụ hữu hiệu của Ngân hàng trong lĩnh vực huy động. Mỗi khi Ngân hàng xảy ra tình trạng thiếu vốn mà NHNo&PTNT Việt Nam không thể đáp ứng thì biện pháp chữa lửa tốt nhất chính là phát hành các giấy tờ có giá ra công chúng. Ngoài ra, giấy tờ có giá còn là một chiếc đũa thần kỳ khi lãi suất huy động của các đối thủ cạnh tranh quá cao mà NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang không được phép tăng lãi suất huy động.
2.3.3. Phân tích hoạt động tín dụng
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó cũng phải đầu tư để thiết kế một sản phẩm thật hoàn mỹ và sau đó đưa đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ không còn giá trị nếu đầu ra không thành công. Hoạt động của Ngân hàng cũng như vậy, nếu đẩy mạnh chiến lược huy động vốn nhưng không có cách hợp lý để sử dụng nguồn vốn thì hoạt động của Ngân hàng cũng đứng trước bờ vực thẳm. Vì thế, bên cạnh công tác huy động vốn có hiệu quả thì Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn.
Trong những năm qua, NHNo&PTNT tỉnh KIên Giang luôn tự đổi mới mình, luôn mở rộng mạng lưới phục vụ. Không những thị phần đã rộng khắp tất cả các huyện thị mà Ngân hàng còn không ngừng tăng trưởng tín dụng trong mọi lĩnh vực và các thành phần kinh tế. Đặc biệt là trong năm 2006 khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới thì Ngân hàng phải đưa ra nhiều chính sách hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng và giữ vững thị phần của mình.
Để xem những năm qua hoạt động của Ngân hàng có thật sự hiệu quả hay chưa thì ta lần lượt phân tích các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu, dư nợ.
Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn càng mạnh thì doanh số cho vay càng lớn. Do bản chất tín dụng của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vì thế nguồn vốn huy động được trong mỗi năm thì Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực, doanh số cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng nhanh qua các năm. Đây là kết quả của sự nổ lực hết mình với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tác phong phục vụ của các cán bộ tín dụng.
HÌNH 02: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007- 2009 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng cộng Ngắn hạn
Trung hạn & dài hạn
Năm 2008, doanh số cho vay đạt 514.973 triệu đồng tăng 31.352 triệu đồng tương đương 6,48% so với năm 2007. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên rất nhanh còn doanh số cho vay dài hạn lại giảm xuống. Nguyên nhân là do Ngân hàng không ngừng đầu tư vào cho vay ngắn hạn, đây là loại hình đầu tư mang lại ít rủi ro cho Ngân hàng. Mặc khác, Ngân hàng cũng không ngừng đẩy mạnh vào công tác đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trương và
chính sách của Chính Phủ và Nhà nước giao cho. Nhằm định hướng cho tỉnh nhà phát triển theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Trong năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng lại tiếp tục tăng lên 540.837 triệu đồng nhưng tốc độ giảm so với năm 2008 5,02%. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng sớm nắm được nhu cầu vốn trên địa bàn. Do lượng tôm chết trên diện rộng trong năm 2008 nên các hộ nông dân cần nguồn vốn để đầu tư vào một vụ mới. Ngoài những điều kiện khách quan như vậy thì Ngân hàng còn có đội ngủ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành, Ngân hàng đã xác định được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Châu Thành và có kế hoạch cho vay phù hợp. Vì vậy, mà doanh số cho vay tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên. Đây là chính sách rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và nhu cầu sản xuất của người dân. Ngoài ra, đây cũng là một cách phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có biện pháp ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Ngoài ra, Ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho mọi khách hàng góp phần kích thích nền kinh tế phát triển.
Doanh số thu nợ: Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu
nợ của Ngân hàng cũng không ngừng tăng qua các năm. Nguyên nhân do khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi cao nên khả năng hoàn trả vốn là tốt. Mặc khác,cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Các cán bộ thường xuyên gửi giấy báo lãi đúng thời điểm thu hoạch nên việc thu hồi nợ cũng gặp nhiều thuận lợi.
HÌNH 03: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007- 2009 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng cộng Ngắn hạn
Trung hạn & dài hạn
Tình hình thu nợ trong 3 năm của Ngân hàng nhìn chung rất khả quan. Năm 2008 so với với năm 2007 tăng 47.699 triệu đồng tương đương 10,48% . Năm 2009 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 35.515 triệu đồng nhưng tốc độ giảm hơn năm trước 7,04 %. Kết quả đạt được như vậy là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng tốt và thường xuyên đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Doanh số thu nợ tăng trưởng liên tục qua các năm điều này cũng phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng có hiệu quả. Điều này sẽ góp phần phát triển kinh tế Kiên Giang ngày càng bền vững.
Dƣ nợ: Dư nợ là số chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó Ngân hàng
còn cho vay bao nhiêu? Đồng thời cũng chính là khoản tiền mà Ngân hàng phải thu về khi những món nợ đến hạn. Mặc khác, nó còn phản ánh qui mô hoạt động của tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua từng thời kỳ. Vì thế, dư nợ là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng.
Nhìn chung, dư nợ tăng qua các năm, cụ thể năm 2007 dư nợ 350.708 triệu đồng đến năm 2008 tổng dư nợ 387.964 triệu đồng tương đương 10,62%, năm 2009 tổng dư nợ 411.993 triệu đồng tương đương 6,19%.Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với dư nợ trung và dài hạn.
ủ gia tăng.
ệ
ể
Nợ xấu: Nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng và
khả năng trả nợ bị suy giảm. Đây là khoản mục quan trọng vì nó nói lên chất lượng tín dụng củ
ấ
tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2007 nợ xấu 1.376 triệu đồng năm 2008 nợ xấu giảm 1.297 triệu đồng tương đương 5,74%, năm 2009 nợ xấu tiếp tục giảm 1.113 triệu đồng tương đương 14,19%.
tă
ệc sản xuấ
tăng cao.
Để nợ xấu được quản lý tốt hơn, thì Ngân hàng nên tích cực tìm kiếm khách hàng làm ăn có hiệu quả để đảm bảo việc thu hồi, đồng thời Ngân hàng cũng nên mở rộng qui mô và đa dạng hoá các các hình thức hoạt động tín dụng của Ngân