Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn có những rủi ro tiềm ẩn. Nếu rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó không nhỏ bởi vì hoạt động của Ngân hàng liên quan đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó, nếu một Ngân hàng nào đó phá sản thì nó sẽ xảy ra phản ứng dây chuyền giữa các Ngân hàng với nhau. Bên cạnh đó thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng yếu kém, trì trệ. Chính vì vậy, việc đánh giá các chỉ tiêu này là rất quan trọng.
Bảng 2.10: CÁC CHỈ SỐ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng vốn huy động Triệu đồng 78.654 91.214 103.759 Tài sản thanh khoản Triệu đồng 9.206 11.818 21.016
Nợ xấu Triệu đồng 1.376 1.297 1.113
Vay ngắn hạn Triệu đồng 0 0 0
Dư nợ bình quân Triệu đồng 335.426 369.336 399.729 Tài sản nhạy cảm lãi suất Triệu đồng 281.429 314.226 347.220 Nguồn vốn nhạy cảm với
lãi suất
Triệu đồng 69.324 80.146 89.143
Tài sản rủi ro Triệu đồng 483.621 514.973 540.837
- Rủi ro thanh khoản % 11,7 12,96 20,26
- Rủi ro lãi suất Lần 4,06 3,92 3,89
- Rủi ro tín dụng % 0,41 0,35 0,28
-Tài sản nhạy cảm lãi suất = Dư nợ ngắn hạn + đầu tư chứng khoán và gửi tiền ở tổ chức tín dụng.
-Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất = Tổng nguồn vốn huy động – giấy tờ có giá dài hạn.
Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân=
2
-Tài sản rủi ro = Dư nợ của Ngân hàng.
* Rủi ro thanh khoản: Là số tiền cần thiết để thanh toán cho khách hàng và
theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì chỉ số này không nhỏ hơn 20%. Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình thanh khoản của Ngân hàng có sự biến động mạnh và nhỏ hơn 20% ở năm 2007 và năm2008. Điều này cho thấy Ngân hàng đang gặp phải rủi ro thanh khoản rất cao. Cụ thể là năm 2007 chỉ số này 11,7% đây là năm Ngân hàng gặp nhiều rủi ro thanh khoản nhất. Nguyên nhân là
Ngân hàng đã rút bớt tiền gửi ở các tổ chức tín dụng để đem cho vay. Mặc dù, tiền mặt tại quỹ và đầu tư chứng khoán ngắn hạn tăng nhưng lượng tiền tăng không đáng kể so với nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được. Đến năm 2009 thì chỉ số này tăng lên 20,26% do Ngân hàng đã cơ cấu lại các khoản mục đầu tư như lượng tiền mặt tăng… Nhưng rủi ro thanh khoản vẫn còn rất cao. Do đó, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến chỉ tiêu này để hoạt động ngày càng bền vững.
*Rủi ro lãi suất: Đây là rủi ro gắn liền với sự biến động lãi suất trên thị trường, tỷ số này gần bằng 1 là tốt nhất. Qua bảng số liệu, chỉ tiêu này giảm liên tục qua các năm. Năm 2008 chỉ số này giảm còn 3,92 lần, điều này chứng tỏ Ngân hàng đang nằm trong tình trạng rủi ro rất cao, nguyên nhân là khoản đầu tư ngắn hạn thấp hơn khoản huy động ngắn hạn. Đến năm 2009, chỉ số này lại tiếp tục giảm còn 3,89 lần đặt Ngân hàng trong tình trạng đáng lo ngại. Nguyên nhân là Ngân hàng đẩy mạnh các khoản đầu tư dài hạn trong khi nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, nghĩa là tốc độ huy động ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ đầu tư ngắn hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng để cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay hợp lý, nhằm cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.
*Rủi ro tín dụng: tỷ số này giảm mạnh qua 3 năm, năm 2007 là 0,41 %,
năm 2008 giảm xuống 0,35% và năm 2009 tiếp tục giảm còn 0,28%. Đạt được kết quả như vậy do Ngân hàng đẩy mạnh biện pháp thu hồi nợ quá hạn và thẩm định dự án vay vốn kỹ hơn nên Ngân hàng đã thu hồi được cáckhoản nợ xấu. Điều quan trọng hơn là tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng ổn định nên Ngân hàng thu được nợ đúng hạn nhiều hơn.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của tất cả các tổ chức kinh tế. Do nền kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động của Ngân hàng ngày càng thịnh vượng. Trước tình hình đó, có rất nhiều đối thủ nhảy vào hòng chiếm lĩnh thị trường “béo bở” này. Muốn có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạng tranh ngày càng khốc liệt này thì các Ngân hàng không ngừng đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời cũng khẳng định vị trí của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Với thị trường bé nhỏ như Kiên Giang nhưng lại có rất nhiều NHTM tham gia hoạt động. Vì thế, việc đưa ra các giải pháp trong từng thời kỳ là một điều tất yếu đặc biệt là NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh và tình hình thực tế tại Ngân hàng, tôi xin đưa ra một số biện pháp và hy vọng sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của Ngân hàng.
3.1.GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
Mặc dù quá trình sản xuất có tự động hoá đến đâu chăng nữa thì cũng có yếu tố con người tác động. Con người là yếu tố hàng đầu quyết định nên sự thành công của một nền kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng. Do đó, Ngân hàng nên thực hiện các biện pháp để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giỏi về nghiệp vụ, giàu về kinh nghiêm. Hoạt động của Ngân hàng chưa thật sự thành công nếu các cán bộ có kiến thức vững vàng mà thiếu đi phẩm chất đạo đức. Vì thế, Ngân hàng muốn càng vững bước trên con đường hội nhập thì Ngân hàng càng chú trọng công tác đào tạo thông qua các biện pháp sau:
- Phong cách phục vụ là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng, họ là cầu nối giữa khách hàng và Ngân hàng. Do đó, những nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cần có một tác phong như: ân cần, niềm nở, lịch sự, nhã nhặn, cởi mở, tận tâm. Đặc biệt là phải hiểu biết sâu để giải thích cho khách hàng một cách tường tận, cặn kẽ những vấn đề mà khách hàng quan tâm. Ngoài ra, các cán bộ nhân viên cũng nên mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng
mặc dù không nằm trong trách nhiệm của mình như: đổi tiền lẻ cho khách hàng trong những dịp lễ tết, những lời cám ơn chân thành khi khách hàng đến giao dịch với chúng tôi… Chính những điều rất nhỏ này nhưng nó tạo ra một ấn tượng rất tốt trong tâm trí của khách hàng. Mặc dù trong hiện tại, chúng ta không có lợi khi thực hiện các nghiệp vụ này nhưng khi cần đến giao dịch với Ngân hàng thì khách hàng sẽ nhớ đến Agribank huyện Châu Thành Kiên Giang.
- Ngân hàng cũng từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ bảo vệ vì đây là một hình ảnh tốt đẹp ban đầu khi nhận các dịch vụ từ phía Ngân hàng. Khi thấy khách hàng bước vào Ngân hàng thì bảo vệ nên kéo cửa mời vào và hỏi khách hàng muốn giao dịch nghiệp vụ gì và sau đó hướng dẫn đến đúng quầy mà khách hàng cần giao dịch.
- Qua phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, ta thấy nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được còn rất khiêm tốn nên Ngân hàng cần có các cán bộ chuyên về nghiệp vụ huy động vốn. Một chiến lược huy động vốn có hoàn mỹ đến đâu đi chăng nữa nhưng có thể đi đến phá sản nếu không có sự hợp tác của những con người nhiệt huyết.
+ Đội ngũ chuyên nghiệp về huy động vốn phải là những người trẻ, năng động, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao và khả năng giao tiếp tốt đặc biệt là phải tinh thông về nghiệp vụ huy động vốn. Họ sẽ giải thích cho khách hàng biết về các lợi ích khi gửi tiền tại Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành mà các Ngân hàng khác không có được… Nhìn chung, đội ngũ này sẽ hướng dẫn khách hàng từ khi bước vào giao dịch đến khi nhận được sổ tiết kiệm như:
• Trao đổi với khách hàng xem khách hàng muốn gửi hình thức nào.
• Giải thích cho khách hàng về khung lãi suất, hình thức trả lãi, cũng như các hình thức khuyến mãi mà Ngân hàng đang áp dụng.
• Hướng dẫn cho khách hàng thực hiện các nghiệp vụ nhưng các cán bộ phải thay khách hàng điền vào bảng kê.
• Hướng dẫn cho khách hàng việc dùng sổ tiết kiệm.
• Cám ơn quý khách đã đến giao dịch với chúng tôi khi khách hàng rời khỏi Ngân hàng.
+ Ngân hàng cũng nên thành lập cán bộ kế toán ngân quỹ kiêm về huy động vốn khi có nghiệp vụ phát sinh. Để khi khách hàng vào giao dịch thì khách hàng không phải chờ lâu. Tùy theo quy mô của từng chi nhánh mà nên có một bộ máy phù hợp.
+ Ngoài ra, Ngân hàng nên đẩy mạnh nhanh các cán bộ huy động vốn tại nhà. Bộ máy gọn nhẹ nhưng hiệu quả phải cao. Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền mà không muốn đến Ngân hàng thì Ngân hàng cũng có sẵn một đội ngũ huy động tại nhà để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.